Bí quyết ủ thức ăn cho trùn quế – Vinong Sinh học Đức Bình

4.9/5 – (54 bình chọn)

Với người bình thường, “trùn quế” chắc chắn là một cái tên rất xa lạ. Thậm chí nhiều người sống cả nửa đời rồi có khi cũng không biết trùn quế là gì nữa. Nhưng với nhà nông, tên gọi này lại rất quen thuộc. Vậy thì, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về trùn quế – “thiên thần” của nhà nông, cũng như chia sẻ các cách ủ thức ăn cho trùn quế nhé các bạn.

Trùn quế là gì? Trùn quế có công dụng như thế nào đối với nhà nông?

Trùn quế đích thực là một cái tên rất đỗi xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, giun quế thì lại rất quen thuộc. Và sự thật là 2 cái tên này đều dùng để chỉ một loài giun thuộc nhóm giun ăn phân, cực kỳ có ích cho nhà nông. Trùn quế thường sinh sống và phát triển trong những môi trường có nhiều chất hữu cơ đang ở trong quá trình phân hủy.  Trong tự nhiên, loại trùn quế này ít tồn tại với kích thước lớn. Và điều đặc biệt là trùn này không giống với một số loại trùn khác sống trong đất. “Em” giun này không hề có khả năng cải tạo lại đất theo cách trực tiếp. Với nhà nông, trùn quế đem đến những công dụng tuyệt vời tới mức vượt bậc. Thậm chí, “đồng chí” này đã có một vai trò không thể thiếu đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Trùn quế có rất nhiều lợi ích trong nông nghiệp

Hãy cùng đi tiếp để hiểu thêm đôi chút về tác dụng “lợi hại” của “thiên thần” trùn quế này nhé các bạn.

Những lợi ích mà trùn quế đem lại

Như đã nói qua, trùn quế hay giun quế thực sự đem lại lợi ích rất tốt cho ngành nông nghiệp. Trước hết nhìn bao quát là hiệu quả về kinh tế. Chỉ riêng nuôi trùn quế để bán không thôi đã là một mối kinh doanh thông minh, đem lại lợi nhuận rồi. Chưa kể, nếu trùn quế được “chế biến” thành các “món ăn” của cây trồng hoặc vật nuôi nữa thì càng có ích hơn. Không chỉ giúp nhà nông có mùa màng tốt tươi mà còn giúp vật nuôi nhanh lớn, phát triển đầy đủ nữa.  Đó chính là lý do mà ngày nay, người ta thi nhau nuôi trùn quế. Thậm chí, có người còn đầu tư cả trang trại với cơ sở vật chất “xịn” để nuôi loài giun quế này nữa đó. Tuy nhiên, với những người nông dân muốn tự nuôi giun quế để giúp công việc nhà nông của mình thuận lợi hơn thì không hẳn là điều quá dễ dàng. Cùng khám phá xem có bí kíp nào nuôi giun quế “mau lớn” mà ít tốn kém nhất không nhé.

Xem ngay: Bật mí Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp hiệu quả

Nuôi trùn quế thế nào để ít tốn kém nhất mà vẫn đem lại hiệu quả tốt?

Với bất kỳ một loại động vật nào thì trong quá trình nuôi dưỡng, “cho ăn” chính là một trong những vấn đề quan trọng.

Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp

Con người muốn sống tiết kiệm thì sẽ chăm ăn cơm nhà nấu chứ không ăn ngoài nhiều. Và trùn quế cũng vậy. Nếu bạn muốn nuôi những “chú giun” này một cách tiết kiệm mà vẫn có hiệu quả nhất thì nên xem xét tới việc tự chuẩn bị “bữa ăn” cho trùn quế nhé.  Thực tế thì thức ăn cho trùn quế khá dễ tìm, hầu như nhà ai làm nông cũng sẽ có cả. Đó chính là những phân bò, phân gà,…. nhìn chung là phân chuồng hoặc những phế phẩm nông nghiệp có thể ủ thì đều làm thức ăn cho giun được. Dĩ nhiên là ngoài ra thì vẫn có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp khác luôn có sẵn để dành cho giun quế rồi. Nhưng như đã nói, “ăn nhà” vẫn tiết kiệm hơn nhiều chứ đúng không nào?

Thức ăn của trùn quế nên chế biến ra sao?

Các bạn lưu ý rằng trùn quế không thể ăn trực tiếp, ăn thô các loại phân bò, phân gà, phân lợn,… hay bã trầu, vỏ lạc,… đâu ạ. Tất cả đều phải thông qua một trình tự gọi là ủ thức ăn cho trùn quế thì loài giun này mới có khả năng ăn được. Cũng như hấp thu một cách tối đa các chất dinh dưỡng. Ủ thức ăn cho trùn quế không những tăng lượng chất dinh dưỡng lên càng nhiều mà chi phí cũng theo đó giảm đi không ít.

Ảnh minh họa quy mô lớn nơi ủ thức ăn cho trùn quế

Vì hầu như toàn tận dụng “đồ nhà” mà. Vừa tiết kiệm kinh tế mà vừa đem lại “sức khỏe” cho các “em” giun. Nói nôm na như các chị em là “ngon, bổ, rẻ” tội gì không xài? Và không để lãng phí bất kỳ một nguồn nguyên liệu tốt nào, chúng ta hãy đến ngay với hướng dẫn cách ủ thức ăn cho trùn quế ở phần tiếp theo nào.

Cách ủ thức ăn cho trùn quế tiết kiệm-an toàn-hiệu quả

Vốn dĩ thức ăn của trùn quế thì rất phong phú. Tuy nhiên, cách ủ thức ăn cho trùn quế thì lại không có bao nhiêu. Và một số đó chính là phương pháp ủ thức ăn cho trùn quế với chế phẩm sinh học EM – EMGRO, Emzeo. Phương pháp ủ này hiện nay cực kỳ phổ biến trong nhà nông, đem trên mình khá nhiều ưu điểm. Nào, giờ thì ta bắt tay vào ủ thức ăn cho trùn quế với  chế phẩm EM-EMGRO thôi.

Cách ủ thức ăn cho trùn quế tiết kiệm, an toàn, hiệu quả cao

Nguồn nguyên liệu sử dụng

Dù nguyên liệu thức ăn dành cho trùn quế nhiều vô cùng như trên kia, song loại thức ăn phổ biến cũng như dễ ủ và trùn cũng dễ hấp thu nhất là phân bò. Dĩ nhiên, không có phân bò thì thay thế bằng cái khác cũng không có vấn đề gì lắm. Dinh dưỡng cho trùn thấp hơn chút xíu thôi.

Giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử dụng của phân bò tươi trong nông nghiệp rất caoCác bạn lưu ý, phân bò ở đây là phân bò tươi nhé. Nhất là lúc chú bò vừa…”đi” xong thì càng tốt. Không nên sử dụng phân bò khô vì người thì khó ủ mà trùn thì cũng khó “ăn”.

Chuẩn bị nơi ủ

Nơi ủ thức ăn cũng chính là nơi nuôi giun luôn các bạn nhé. Nếu số lượng ít, có thể dùng chậu, thau,…. Còn nếu nuôi trùn với số lượng lớn thì lời khuyên tốt nhất là nên xây riêng hẳn một bể hoặc hồ cho rộng rãi. Lưu ý là nuôi giun thì cũng nên chọn nơi có ánh nắng và độ ẩm vừa đủ. Đừng nóng quá, trùn không chịu được đâu ạ. Mà cũng đừng quá ẩm, trùn quế lớn chậm chậm đó bạn.

Công thức ủ thức ăn cho trùn quế tốt nhất

– Phân bò: 1 tấn ( có thể dùng phân lợn, phân gà, phân trâu, phân ngựa … thay thế) chiếm khoảng 50%

– Rơm rạ, bã mía, mùn cưa …: 300 – 400kg, khoảng 20 – 25%

– Rau xanh, lục bình, lá cây: 500 – 700kg, khoảng 25 – 30%

– Cám gạo, cám ngô: 30kg

– Chế phẩm EMGRO – men vi sinh EM gốc: 1 lít  —————-> MUA TẠI ĐÂY

– Chế phẩm sinh học EMZEO: 3 gói 200gr   ———————–> MUA Ở ĐÂY

– Mật rỉ đường: 5 lít

Sử dụng chế phẩm EM cho chăn nuôi là biện pháp nâng cao nắng suất, chất lượng thực phẩm và tiết kiệm chi phí

Cách tiến hành ủ thức ăn cho trùn quế

Bước 1: Sinh khối EM gốc ( EMGRO) ra chế phẩm EM thứ cấp

Cách làm: 1 lít EMGRO + 5 lít mật rỉ + 95 lít nước sạch + 2kg cám gạo cho vào thùng khuấy đều vặn chặt, đậy kín để 5 – 7 ngày lấy ra sử dụng

Bước 2: Thực hiện ủ

– Trộn đều cám gạo, cám ngô với 3 gói chế phẩm EM (EMZEO) 200gr

– Rải một lớp rơm rạ, rau xanh, lục bình, lá cây … với chiều dày 7 – 10 cm

– Tưới men vi sinh đã sinh khối ở bước 1, rắc bột cám gạo đã trộn men lên trên bề mặt

– Rắc phân bò lên trên bề mặt với chiều dày 5 – 7cm. Tưới nước men vi sinh và bột cám gạo trộn chế phẩm EMZEO

– Cứ tiếp tục làm tuần tự khi hết nguyên liệu

– Đảo đều đống ủ và bổ sung thêm nước sạch cho đạt độ ẩm ủ 50% ( nắm nhẹ khi có nước rỉ qua kẽ ngón tay)

– Đánh đống ủ và dùng bạt để che đậy đống ủ

– Định kỳ 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần ( nếu không có thời gian thì để ủ lâu hơn)

Bước 3: Thời gian ủ

– Đối với phân bò 3 – 4 tuần là sử dụng được

– Phân lợn, phân dê thời gian ủ 4 – 5 tuần

– Phân gà, vịt … thời gian ủ lâu hơn: từ 5 – 6 tuần

Cách cho trùn ăn khi nuôi để lấy phân trùn quế

Nếu nuôi trùn để lấy phân và không quan tâm đến sinh khối trùn, chỉ cần giữ ẩm luống nuôi tốt, 1 tháng cho  ăn 1 lần. Tưới thức ăn lên trên bề mặt, trùn ăn hết lại tưới thêm. Sau 6 tháng tới 1 năm là thu hoạch phân trùn quế.

Cũng tại bước này, bạn có thể bỏ thêm một số bã nông sản hoặc rác thải nông nghiệp vào để tăng độ dinh dưỡng của thức ăn cho trùn quế. Cuối cùng, chỉ sau 3-5 ngày ủ, thức ăn có thể đem ra cho trùn quế “thưởng thức” rồi. Nhưng bạn nhớ là đừng cho giun quế ăn quá nhiều một lúc nhé. Chúng sẽ “bội thực” đấy ạ.

Và với cách ủ thức ăn cho trùn quế như vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra thức ăn nuôi giun tới khi chúng trưởng thành rồi.  Như vậy, sự thật đúng là ủ thức ăn cho trùn quế không hề khó chút nào, đúng không các bạn? Vậy nên, nếu nhà bạn đang dùng thức ăn công nghiệp cho trùn quế thì có thể thử thêm cách ủ thức ăn này nhé. Biết đâu trùn lại “nghiện” luôn thì sao? Ngoài ra, nếu cần tham khảo về chế phẩm EM-EMGRO, chế phẩm Emzeo, bạn có thể tìm tới https://vinong.net/ nha!

Xem thêm: Cách làm dịch trùn quế sử dụng bón cây