Bí quyết “tạo sóng” với mô hình launching sản phẩm mới
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những thương hiệu lớn như Vinfast ,Bitis, Shopee, v.v khi tung ra sản phẩm, sự kiện, chương trình khuyến mãi lại tạo được những “cơn sóng” truyền thông lớn đến như vậy?
Có phải do thương hiệu lớn? – Chỉ 1 phần.
Hay do ngân sách khổng lồ? – Đúng, nhưng chưa đủ.
Bí mật ở đây hoàn toàn nằm ở phương pháp thực hiện và “nhịp điệu” của chiến dịch – còn gọi là mô hình.
Ở SEONGON, chúng tôi sử dụng một mô hình tạo sóng truyền thông cho nhiều chiến dịch lớn cho các doanh nghiệp như Vinhomes, Owen, Elines, KTO… – có tên là mô hình launching, 1 mô hình được chia sẻ lại cho SEONGON từ chính Google
Sử dụng mô hình này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả truyền thông tối đa trong phạm vi ngân sách giới hạn.
Hãy cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết về mô hình launching sản phẩm mới – bí mật tạo sóng truyền thông – trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Hiểu về mô hình launching
Mô hình launching được sử dụng khi doanh nghiệp cần tăng mạnh sự “chú ý” một cách dồn dập tới công chúng mục tiêu, từ đó giúp tăng nhận diện thương hiệu trên diện rộng trong 1 thời gian ngắn, phù hợp với các chiến dịch có thời gian thực hiện từ 1 – 2 tháng.
Mô hình này đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho các hoạt động sau của doanh nghiệp:
- Ra mắt thương hiệu, sản phẩm mới
VD: Vinfast ra mắt mẫu xe mới President
- Truyền thông sự kiện, lễ mở bán, ra mắt, hội thảo
VD: Sự kiện Marketing on Air 2020
- Truyền thông kỷ niệm, sinh nhật
VD: Sinh nhật SEONGON tròn 8 tuổi
- Tung ra các gói khuyến mãi, sale, combo
VD: chiến dịch khuyến mãi ngày 8/8 của Shopee
Mô hình này được thực hiện bằng cách tính toán chi tiết size thị trường quan tâm, phân bổ ngân sách, đặt lịch chạy, phối hợp các kênh có chủ đích với nhau để tạo lên một đỉnh truyền thông.
Hay nói một cách tóm gọn, mô hình launching dựa trên 1 nguyên lý đơn giản sau:
“Nếu 1 sự kiện nào đó xuất hiện với một TẦN SUẤT đủ nhiều thì người ta sẽ tò mò và tìm kiếm đến”
Đây cũng chính là “bí mật” để giúp mô hình này thành công.
Lấy ví dụ từ sự kiện ra mắt BPhone 3 vào tháng 5.2020.
Khi rất nhiều báo đài đưa tin, khắp các trang mạng forum đều bàn tán về vấn đề này khiến rất nhiều người tò mò và tìm kiếm thông tin về sự kiện này.
Các số liệu trên Google Trend phần nào chứng minh được điều này, khi sự kiện ra mắt về BPhone 3 đã tạo ra một đỉnh truyền thông khi chiếc điện thoại này ra mắt.
Ngoài ra, nếu bạn search trên Google trend các chiến dịch truyền thông của Bitis, Landmark 81, Time city sẽ ra một mô hình tương tự.
Ưu, nhược điểm của mô hình launching
Ưu điểm
Ưu điểm của mô hình launching là sẽ giúp doanh nghiệp tạo được 1 lượng lớn sự quan tâm của tập khách hàng tiềm năng trong 1 thời gian ngắn, điều mà nhiều doanh nghiệp khác sẽ phải mất 1 thời gian dài hơn rất nhiều để có thể đạt được.
Bạn có thể so sánh xu hướng tìm kiếm trong giai đoạn 5 năm sau đây giữa Oppo và Iphone:
Chỉ trong thời gian khoảng 1 tuần, lượng người quan tâm về Bphone trong ngày ra mắt đã vượt gấp 2, 3 lần những người cần quan tâm về Oppo. Tuy sự quan tâm này sụt giảm ngay sau đó, nhưng nếu BPhone tận dụng được sự bùng nổ truyền thông này bằng việc tiếp tục có các hoạt động marketing bển bỉ, họ sẽ sớm thu hút được sự quan tâm của khách hàng ngang bằng với Oppo nhưng tốn ít công sức hơn
Điều này cũng là một lợi thế của mô hình launching so với các mô hình marketing phân bổ ngân sách dàn trải
Nhược điểm
Một nhược điểm khá lớn của mô hình launching là nếu chất liệu truyền thông không đủ tốt (Sản phẩm, chương trình khuyến mãi không đủ hấp dẫn, câu chuyện truyền thông không đủ hay…) thì rất khó tạo đỉnh được.
Tệ hơn nữa, nếu sản phẩm thật sự kém chất lượng thì mô hình launching sẽ là “án tử” của nó.
“Cách nhanh nhất để giết 1 sản phẩm là quảng cáo thật nhiều về nó”
Cũng vấn lấy ví dụ về sự kiện ra mắt Bphone. Khi doanh nghiệp này đã làm rất tốt ở giai đoạn pre-launch, giúp họ thu hút được lượng lớn người quan tâm, tò mò đến chiếc điện thoại này.
Nhưng khi khách hàng thật sự trải nghiệm và thấy sản phẩm không đúng như kỳ vọng, thì hậu quả là sản phẩm đã bị “dìm” tơi tả rồi cuối cùng biến mất trong mắt người tiêu dùng.
Thế nên, dù có ra mắt tới 3 thế hệ trong 5 năm qua nhưng sự quan tâm về BPhone không hề tăng lên so với thời điểm trước khi ra mắt .
Ngoài ra, còn 1 nhược điểm nữa của mô hình này là để áp dụng nó hiệu quả bạn cần một đội ngũ marketing dày dặn kinh nghiệm,
Do mỗi ngành nghề lại có hành vi tiêu dùng khác nhau, khiến việc áp dụng mô hình launching cũng cần có sự khác biệt, nên việc am hiểu và có kinh nghiệm trong ngành là cực kỳ quan trọng.
Chưa kể bạn cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức về quảng cáo từ nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng nội dung, tối ưu tài khoản để có thể phân bổ ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn của chiến dịch, tạo được đỉnh đúng ngày, tạo được đủ tần suất tiếp cận, hay target đúng tập khách hàng, v.v
Các giai đoạn trong mô hình launching
Mô hình launching có 3 giai đoạn
- 1.Pre-Launch
- 2.Launch
- 3.Post-Launch
Giai đoạn 1: Pre-launch – Tạo sự tò mò, tăng nhận diện thương hiệu
Ở giai đoạn này doanh nghiệp cần truyền thông mạnh mẽ, gây được sự chú ý, tò mò cho toàn bộ cộng đồng, điều này sẽ tạo sự cộng hưởng lan truyền về thương hiệu và tạo đà để tăng tối đa nhận biết về thương hiệu cho đến ngày launch.
Giai đoạn 2: Launch – Tăng tối đa sự tương tác với khách hàng và gia tăng chuyển đổi.
Giai đoạn này bắt đầu bằng sự kiện ra mắt, tạo đỉnh truyền thông của doanh nghiệp.
Tận dụng sự bùng nổ về truyền thông để tiếp cận khách hàng 1 cách tối đa khi họ đang tập trung sự chú ý về doanh nghiệp, từ đó xây dựng được những trải nghiệm đáng nhớ với khách hàng khi họ tương tác với sản phẩm, thương hiệu.
Đối với nhiều ngành, đây có thể là cơ hội để đẩy mạnh doanh số ngay trong giai đoạn này
Thường giai đoạn này sẽ chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần.
Giai đoạn 3. Post-launch – Duy trì đà tăng trưởng
Tuy “nhiệt” đã hạ xuống nhiều ở thời điểm này, nhưng nhờ sự bùng nổ ở giai đoạn trước, doanh nghiệp đã tác động và tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng mà trước đây chưa hề biết đến mình.
Điều doanh nghiệp cần làm trong lúc này là tiếp tục duy trì các kênh truyền thông phù hợp để đảm bảo thương hiệu luôn nằm ở vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng (Top of mind), cùng với đó, kết hợp với các chương trình gắn kết và xây dựng lòng trung thành với khách hàng để gia tăng chuyển đổi.
Lưu ý: đối với các chương trình khuyến mãi, khi hết thời gian sự kiện, doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục các triển khai các chương trình marketing cảm ơn khách hàng để duy trì sự quan tâm của họ.
Thực chất, mô hình launching lấy mô hình marketing cơ bản AIDA làm tiền đề:
- Pre-launch: Tăng nhận diện thương hiệu (A) – gây ra sự tò mò thích thú (I)
- Launch: Giúp khách hàng chuyển từ thích thú đến thật sự quan tâm đến sản phẩm (I) – (D)
- Post-launch: Duy trì sự quan tâm của khách hàng, đưa họ đến hành vi mua hàng.(D) – (A)
Kế hoạch Digital Marketing cho từng giai đoạn
Từ những nguyên lý trên, doanh nghiệp sẽ áp dụng vào thực tế như thế nào?
Phần tiếp theo sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về việc áp dụng mô hình launching cho doanh nghiệp của mình.
Các công việc cần chuẩn bị trước
Để các hoạt động launching thật sự hiệu quả, không chỉ cần lên kế hoạch chi tiết, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng 1 số vấn đề trước giai đoạn Pre-launch để toàn bộ chiến dịch được diễn ra trơn tru và đạt kết quả cao nhất.
Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định đúng tập khách hàng mục tiêu không chỉ giúp việc target trên các công cụ quảng cáo Digital trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu những lãng phí vô ích.
Ví dụ như việc bạn có ngân sách 10 tỷ nhưng phải tiếp cận đến 100 triệu khách hàng tiềm năng, có nghĩa là bạn chỉ có trung bình hơn 100 đồng để truyền thông cho mỗi khách hàng. Một con số vô cùng khiêm tốn và nếu đưa vào thực tế thì mỗi khách hàng may ra chỉ có thể tiếp nhận thông điệp quảng cáo 1 lần.
Việc này cũng giống như việc ném 1 hòn đá xuống biển, chỉ tạo 1 gợn sóng không ai chú ý tới. Nhưng nếu thay mục tiêu “biển” bằng “ao”, “hồ thậm chí là “chậu nước”, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được sự tác động của hòn đá.
Vậy nên hãy xác định tập khách hàng chính xác cùng mục tiêu phù hợp với ngân sách để quảng cáo tạo được sự hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị các tư liệu truyền thông
Clip viral, clip chạy quảng cáo, banner chạy quảng cáo, content facebook post,.. Tất cả những nội dung, hình ảnh, video quảng cáo cần thiết để thực hiện 1 chiến dịch Digital Marketing.
Ổn định nhân sự, hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng
Đảm bảo khi chiến dịch launching ra mắt, đội ngũ nhân sự sẽ có thể tiếp đón và chăm sóc tốt cho 1 số lượng khách hàng tăng đột biến khi sự quan tâm đến thương hiệu đạt đỉnh trong ngay launch và trải dài trong suốt hơn 1, 2 tuần sau đó.
Áp dụng digital marketing cho mô hình launching
1. Giai đoạn Pre-launch
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách
Mục tiêu trong giai đoạn này: Tạo sự tò mò, tăng nhận diện thương hiệu về doanh nghiệp, sản phẩm, sự kiện,.. cho cộng đồng khách hàng tiềm năng.
Kênh truyền thông:
Tập trung vào các kênh đặc biệt hiệu quả trong việc nhận tăng nhận diện thương hiệu:
- Facebook Ads
- GDN
- Remarketing
- Youtube Ads
- Video viral
- KOLs
- TVC
Đây là giai đoạn tạo đà trước ngày launching chính thức. Doanh nghiệp cần lưu ý là càng gần ngày launching thì chi tiêu cho quảng cáo cần phải tăng dần, điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện với tần suất đủ lớn trước ngày ra mắt, khiến cộng đồng có đủ sự tò mò về doanh nghiệp, sản phẩm.
Trên thế giới, Apple là một trọng những doanh nghiệp điển hình về sự hiệu quả trong cách truyền thông ở giai đoạn này.
Trước ngày ra mắt sản phẩm mới, họ có đủ các loại truyền thông quảng cáo khác nhau từ sự kiện giới thiệu, quảng cáo TVC, báo chí, khiên cộng động quan tâm liên tục bàn tán về mẫu điện thoại mới ngày ra mắt.
Và kết quả của những hoạt động này sẽ là những hàng dài chờ đợi để được mua hàng trước ngày ra mắt như hình ảnh dưới đây:
Tuy chúng ta chưa ở tầm như Apple nhưng nếu làm tốt ở giai đoạn pre-launch này thì vẫn tạo được hiệu ứng tò mò/mong chờ từ khách hàng mục tiêu.
2. Giai đoạn Launching
Ngân sách phân bổ: 40% tổng ngân sách
Mục tiêu trong giai đoạn này: Tăng tối đa sự tương tác của thương hiệu với khách hàng, và gia tăng chuyển đổi.
Kênh truyền thông:
Khi sự quan tâm của khách hàng đạt đỉnh, sẽ có rất nhiều người quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, điều này khiến nhu cầu search (tìm kiếm thông tin) về doanh nghiệp sẽ tăng lên đột biến.
Khách hàng sẽ có hành vi search trên Google, Facebook và cả Youtube, thậm chí là còn tìm đến cửa hàng để tìm hiểu thêm. Vậy nên nhiệm vụ của doanh nghiệp ở giai đoạn này là cần đáp ứng được tất cả nhu cầu tìm kiếm đó, khách hàng ở đâu chúng ta phải có mặt ở đó:
- Cửa hàng phải được chuẩn bị sẵn sàng.
- Search Google tên chiến dịch cần ra được đúng landingpage.
- Bộ phận trực hotline, chat cần được chuẩn bị thông tin kỹ lưỡng để trả lời khách hàng.
- V.v
Tuy nhiên sự thiếu chuẩn bị đồng bộ lại là một sai lầm mà SEONGON thấy có nhiều doanh nghiệp đang mắc phải.
Dù họ làm video viral, đạt được nhiều triệu view, nhưng đến giai đoạn search thì lại không có đủ thông tin hoặc các nội dung không nhất quán trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. (thông điệp cũ).
Lấy ví dụ cụ thể: khi Bitis ra mắt dòng sản phẩm mới: Bitis Hunter Street với 1 video quảng cáo viral trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Nếu xem xong mà khách hàng quan tâm đến sản phẩm, họ có thể search trên Google, vào trang chủ, hay xem trên mạng xã hội, v.v. Nhưng dù là trên điểm chạm nào, thông điệp của Bitis vẫn nhất quán.
Vậy nên quảng cáo tìm kiếm Google Search Ad là 1 kênh cần tập trung trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, để thật sự hiệu quả, bạn cũng cần phải đẩy mạnh các hình thức Remarketing (trên FB, trên website), tận dụng những data (traffic) đã thu được từ giai đoạn này để thuyết phục những khách hàng hiện chỉ quan tâm theo “trend” trở thành những khách hàng thật sự của doanh nghiệp.
Ngoài ra bạn vẫn cần duy trì các hình thức quảng cáo khác để tiếp tục tiếp cận khách hàng trong giai đoạn này như Facebook Ads – Click to web, Post, GDN.
3. Giai đoạn Post launch
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách
Mục tiêu trong giai đoạn này: Duy trì sự quan tâm cùng đà tăng trưởng của doanh nghiệp.
Kênh truyền thông:
Sau giai đoạn bùng nổ, lượng người quan tâm đã giảm xuống đáng kể trong 1 thời gian ngắn, thì doanh nghiệp cần phải tận dụng chăm sóc và tương tác với những người dùng đã quan tâm, thu hút được ở giai đoạn trước đó để thuyết phục họ mua hàng.
Vậy nên, ngân sách phân bổ cho Remarketing ở giai đoạn này là nhiều nhất. Tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục duy trì các quảng cáo Search để tiếp cận các khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin. Các hình thức GDN nên chỉ giữ ở mức thấp (tầm 10%) cho việc tiếp cận khách hàng mới.
Thông thường, trong mô hình launching, tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng ở giai đoạn này là nhiều nhất.
*Tìm hiểu chi tiết về Case Study áp dụng mô hình launching giúp tạo ra hơn 30.000 lượt chuyển đổi của SEONGON
Demo bản kế hoạch Digital Marketing cho mô hình launching
Dưới đây là một bản demo kế hoạch áp dụng mô hình launching mà SEONGON thường thực hiện cho các khách hàng của mình. (các con số trong hình chỉ mang tính chất tham khảo)
Video chi tiết về mô hình launching do ông Mai Xuân Đạt trình bày
Một số câu hỏi thường gặp cho mô hình launching
1. Tạo được sự quan tâm nhiều như vậy sau đó sụt giảm thế có phải lãng phí hay không?
Dù lượng quan tâm sẽ tụt xuống khá nhanh chỉ trong 1, 2 ngày sau khi launching nhưng về lâu dài sự quan tâm dành cho doanh nghiệp sẽ nhiều hơn trước khi doanh nghiệp triển khai chiến dịch. Hãy lấy ví dụ từ biểu đồ Google Trend từ nhãn hàng Bitis năm 2016 khi họ tung ra các chiến dịch truyền thông cho mẫu giày mới.
Bạn có thể nhận thấy sự quan tâm đến Bitis trong giai đoạn sau đã nhiều hơn gấp đôi so với trước đó vì họ đã biến 1 lượng người chưa quan tâm đến sản phẩm của mình thành khách hàng tiềm năng.
Để thật sự tận dụng được, thì ngày sau khi launching, bạn cần tiếp tục có các hoạt động marketing khác để tiếp tục nuôi dưỡng và thuyết phục những khách hàng đã quan tâm.
2. Sản phẩm mùa vụ có sử dụng mô hình launching được không?
Có thể sử dụng được nhưng thay vì quảng cáo về tên sản phẩm (VD: bánh trung thu), bạn cần tập trung làm quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp (Bánh trung thu Bảo Sơn)
Để đến khi vào mùa thì khách hàng đã biết rõ và quan tâm đến thương hiệu của bạn. Nên thay vì search tên sản phẩm, họ sẽ search tên thương hiệu doanh nghiệp.
Lời kết
Mô hình launching trên Digital Marketing là một mô hình đã chứng minh được sự hiệu quả không chỉ với khách hàng của SEONGON mà trên toàn thế giới.
Với những doanh nghiệp đang và chuẩn bị có những hoạt động ra mắt thương hiệu, sản phẩm, sự kiện mới, v.v thì đây là phương pháp không nên bỏ qua.
Nếu bạn vẫn cần tư vấn chi tiết hơn về mô hình launching, hãy để lại liên hệ với SEONGON để được tư vấn nhiệt tình nhé.