Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Toán đạt điểm cao của thầy Trần Mạnh Tùng

kinh nghiệm, bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Toán để đạt điểm cao nhất.

Thứ tự làm bài thi trắc nghiệm Toán

– Thưa thầy, thí sinh nên làm đề trắc nghiệm môn Toán theo thứ tự nào?

Đề thi môn Toán gồm 50 câu, làm trong thời gian 90 phút. Mỗi thí sinh một mã đề thi khác nhau. Các câu hỏi trong đề thi đã được chuẩn hóa và xếp theo thứ tự từ dễ đến khó (một cách tương đối).

Vì thế, học sinh nên làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50. Tất nhiên, vì chỉ xếp được một cách tương đối nên rất có thể học sinh không làm được câu 28 nhưng lại làm được câu 30.

Câu hỏi có thể kiếm điểm nhưng học sinh hay bỏ qua

– Những loại câu hỏi nào thí sinh hay bỏ qua nhất?

Tôi thấy có một số loại câu hỏi mà học sinh thường ngại và bỏ qua một cách đáng tiếc: Thứ nhất là câu hình học không gian, do phải vẽ hình nên nhiều bạn nản sớm. Có một mẹo là, khi giám thị phát nháp (đã có chữ kí giám thị) thì thí sinh nên vẽ sẵn những hình hay gặp: Tứ diện, chóp tam giác, chóp tứ giác, lăng trụ, nón, trụ,…Khi làm bài tập sẽ rất thuận tiện.

Thứ hai là các bài toán chứa tham số. Nhiều học sinh luôn cho rằng đây là các câu khó và sợ sai. Thực tế thì có nhiều cách để tiếp cận đáp án như làm thuận, làm xuôi, thay số, đặc biệt hóa,…

Thứ ba là các bài “nhiều chữ”: Thường là các bài toán có yếu tố thực tế. Học sinh hay bị choáng ngợp bởi các giả thiết. Thực ra, chỉ cần nắm được các giả thiết cốt lõi, đọc và trả lời câu hỏi: Đề cho cái gì, cần tìm cái gì, dùng phương pháp nào?

– Thí sinh có nên đầu tư quá nhiều cho những câu hỏi khó không ?

Bí quyết lớn nhất để được điểm cao là làm đúng các câu làm được. Học sinh nên dành thời gian và quyết tâm cao nhất cho các câu nằm trong khả năng của mình, tránh chủ quan, làm vội dẫn đến những lỗi sai đáng tiếc.

Với các câu khó, vượt quá sức, các em vẫn nên dành một khoảng thời gian thích hợp để suy nghĩ, tìm tòi, phán đoán, để nháp, để loại trừ,… nhằm mục đích chọn đáp án hợp lý nhất thay vì điền bừa với xác suất đúng rất thấp.

Ba lượt làm bài thi môn Toán

– Với 90 phút cho bài thi môn Toán, thí sinh nên chia thời gian như thế nào để đảm bảo làm được trọn vẹn các câu hỏi?

Các em nên làm theo 3 lượt. Lượt 1: Làm các câu không cần nháp. Đa số là những câu đầu tiên (khoảng 10 – 15 câu, làm trong 10 – 15 phút).

Lượt 2: Làm những câu cần phải nháp, phải biến đổi. Đây là lượt làm quan trọng nhất (khoảng 20 – 25 câu, làm trong 40 – 50 phút).

Lượt 3: Làm những câu phân hóa mà lượt 2 vẫn chưa có cách làm (khoảng 10 – 15 câu, làm nốt trong thời gian còn lại).

– Có điều gì về mặt kỹ thuật thầy cần nhắn nhủ thí sinh?

Thứ nhất, thí sinh phải đeo đồng hồ để kiểm soát và phân bố thời gian làm bài cho chủ động. Không có đồng hồ, thí sinh rất dễ bị cuống, mất bình tĩnh.

Thứ hai, thí sinh cần chuẩn bị máy tính tốt nhất có thể được. Rèn luyện để sử dụng thành thạo các tính năng hay dùng. Sử dụng máy tính một cách khôn ngoan: Đúng bài, đúng chức năng.

Thứ ba, thí sinh sử dụng nháp hợp lí. Tờ nháp nên chia 2 cột và ghi rõ những câu chưa chắc, câu chưa làm. Luôn có thói quen khoanh đáp án vào đề rồi mới tô vào phiếu (để về nhà có thể tự kiểm tra đáp án).

Cuối cùng, thí sinh cần nghỉ ngơi hợp lí. Sau khoảng 30 phút có thể dừng lại để hít thở sâu, vươn vai nhẹ nhàng, thư giãn trước khi làm tiếp. Luôn biết điều tiết tâm lí để tránh căng thẳng.

Chỉ còn mấy ngày nữa là học sinh lớp 12 bước vào thi môn Toán trong kì thi thpt quốc gia năm 2019. Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán trường Lương Thế Vinh Hà Nội, chia sẻ nhữngnhất.- Thưa thầy, thí sinh nên làm đề trắc nghiệm môn Toán theo thứ tự nào?Đề thi môn Toán gồm 50 câu, làm trong thời gian 90 phút. Mỗi thí sinh một mã đề thi khác nhau. Các câu hỏi trong đề thi đã được chuẩn hóa và xếp theo thứ tự từ dễ đến khó (một cách tương đối).Vì thế, học sinh nên làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50. Tất nhiên, vì chỉ xếp được một cách tương đối nên rất có thể học sinh không làm được câu 28 nhưng lại làm được câu 30.- Những loại câu hỏi nào thí sinh hay bỏ qua nhất?Tôi thấy có một số loại câu hỏi mà học sinh thường ngại và bỏ qua một cách đáng tiếc: Thứ nhất là câu hình học không gian, do phải vẽ hình nên nhiều bạn nản sớm. Có một mẹo là, khi giám thị phát nháp (đã có chữ kí giám thị) thì thí sinh nên vẽ sẵn những hình hay gặp: Tứ diện, chóp tam giác, chóp tứ giác, lăng trụ, nón, trụ,…Khi làm bài tập sẽ rất thuận tiện.Thứ hai là các bài toán chứa tham số. Nhiều học sinh luôn cho rằng đây là các câu khó và sợ sai. Thực tế thì có nhiều cách để tiếp cận đáp án như làm thuận, làm xuôi, thay số, đặc biệt hóa,…Thứ ba là các bài “nhiều chữ”: Thường là các bài toán có yếu tố thực tế. Học sinh hay bị choáng ngợp bởi các giả thiết. Thực ra, chỉ cần nắm được các giả thiết cốt lõi, đọc và trả lời câu hỏi: Đề cho cái gì, cần tìm cái gì, dùng phương pháp nào?- Thí sinh có nên đầu tư quá nhiều cho những câu hỏi khó không ?Bí quyết lớn nhất để được điểm cao là làm đúng các câu làm được. Học sinh nên dành thời gian và quyết tâm cao nhất cho các câu nằm trong khả năng của mình, tránh chủ quan, làm vội dẫn đến những lỗi sai đáng tiếc.Với các câu khó, vượt quá sức, các em vẫn nên dành một khoảng thời gian thích hợp để suy nghĩ, tìm tòi, phán đoán, để nháp, để loại trừ,… nhằm mục đích chọn đáp án hợp lý nhất thay vì điền bừa với xác suất đúng rất thấp.- Với 90 phút cho bài thi môn Toán, thí sinh nên chia thời gian như thế nào để đảm bảo làm được trọn vẹn các câu hỏi?Các em nên làm theo 3 lượt. Lượt 1: Làm các câu không cần nháp. Đa số là những câu đầu tiên (khoảng 10 – 15 câu, làm trong 10 – 15 phút).Lượt 2: Làm những câu cần phải nháp, phải biến đổi. Đây là lượt làm quan trọng nhất (khoảng 20 – 25 câu, làm trong 40 – 50 phút).Lượt 3: Làm những câu phân hóa mà lượt 2 vẫn chưa có cách làm (khoảng 10 – 15 câu, làm nốt trong thời gian còn lại).- Có điều gì về mặt kỹ thuật thầy cần nhắn nhủ thí sinh?Thứ nhất, thí sinh phải đeo đồng hồ để kiểm soát và phân bố thời gian làm bài cho chủ động. Không có đồng hồ, thí sinh rất dễ bị cuống, mất bình tĩnh.Thứ hai, thí sinh cần chuẩn bị máy tính tốt nhất có thể được. Rèn luyện để sử dụng thành thạo các tính năng hay dùng. Sử dụng máy tính một cách khôn ngoan: Đúng bài, đúng chức năng.Thứ ba, thí sinh sử dụng nháp hợp lí. Tờ nháp nên chia 2 cột và ghi rõ những câu chưa chắc, câu chưa làm. Luôn có thói quen khoanh đáp án vào đề rồi mới tô vào phiếu (để về nhà có thể tự kiểm tra đáp án).Cuối cùng, thí sinh cần nghỉ ngơi hợp lí. Sau khoảng 30 phút có thể dừng lại để hít thở sâu, vươn vai nhẹ nhàng, thư giãn trước khi làm tiếp. Luôn biết điều tiết tâm lí để tránh căng thẳng.