Bí quyết giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát
Với một xã hội năng động như hiện nay thì những đứa trẻ nhút nhát sẽ gặp nhiều bất lợi hơn. Sự nhút nhát sẽ cản trở khả năng tiếp thu, khiến bé không cảm thấy thoải mái trong việc giao lưu, tiếp xúc với mọi người, khó hòa nhập với bạn bè. Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn có thể học cách kiểm soát được sự nhút nhát của mình bằng sự trợ giúp của cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Và sau đây là một vài biện pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể khuyến khích trẻ!
1. Sai lầm của cha mẹ khiến con nhút nhát
-
Tin rằng trẻ nhút nhát do bẩm sinh
-
Tin rằng trẻ sẽ tự hết nhút nhát khi lớn
-
Không dành thời gian củng cố sự tự tin cho con
-
Thường xuyên nổi giận, chỉ trích con trước nhiều người
-
Gây ám ảnh lên con về những nguy hiểm xung quanh
2. Cách giúp con tự tin hơn
-
Mở rộng môi trường sống của trẻ
Không có đứa trẻ nào bẩm sinh là nhút nhát cả, phải chăng là do chúng chưa được luyện tập tính tự tin sẵn có? Việc bảo vệ con trên mức cần thiết, lúc nào cũng bắt con ở những nơi an toàn, trong tầm kiếm soát của cha mẹ làm con thụ động hơn và kém tự tin hơn đấy cha mẹ à. Hãy thay đổi quan niệm “bảo vệ” con này bằng cách cho con trải nghiệm những điều mới, giúp trẻ hiểu biết rộng hơn về thế giới xung quanh, gặp gỡ nhiều người hơn và dần trở nên tự tin hơn nhé. Chẳng hạn, cho con đi đến những nơi đông người hơn như nhà họ hàng, hàng xóm, đi công viên, nhà sách, siêu thị,… tạo cơ hội để trẻ quan sát mọi thứ, giao tiếp với mọi người.
Dạy trẻ cách bảo vệ chính mình, tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn
-
Cung cấp thông tin cho con nhiều hơn
Trò chuyện gia đình thường xuyên là một ý tưởng khá hay cho những trẻ nhút nhát, hãy kể lại những câu chuyện hàng ngày cha mẹ gặp cho con nghe. Buổi tối là lúc gia đình đoàn tụ, cũng là lúc mọi người có thể chia sẻ về mọi chuyện xảy ra trong ngày. Kể lại những ai mình đã gặp, tường thuật lại các cuộc hội thoại thú vị cũng kích thích bé có thêm mạnh dạn khi gặp tình huống tương tự.
Trước các sự kiện, hãy mô tả trước để trẻ chuẩn bị tinh thần. Chẳng hạn khi đưa trẻ đến gặp gia đình một người bạn thân. Hãy kể trước với trẻ về gia đình người bạn đó, nơi sẽ gặp mặt, các món ăn, các câu chuyện, điều mà trẻ có thể thích hoặc không thích, gợi ý cách cư xử…vv tạo thích thú cho trẻ trong việc tiếp xúc và dễ dàng đón nhận các trải nghiệm mới mẻ.
Ví dụ: Mẹ: Sáng, chủ nhật này gia đình mình sẽ qua chơi nhà chú David nhé! Chú là bạn thân của ba con từ hồi học cấp 3 đó. Gia đình chú có 4 người, chú ấy, vợ chú – cô Jen, chị Rose hơn con 3 tuổi và bạn Tom – bằng tuổi con. Con có thể kết bạn với Tom và con sẽ thích gia đình chú ấy cho mà xem. Nhà chú David có một con mèo rất dễ thương …vv.
-
Chơi các trò chơi đóng vai
Cách này không chỉ giúp con bạn tự tin mà còn có thể áp dụng để dạy con trong giao tiếp hàng ngày nữa. Cha mẹ hãy đóng vai là một người nào đó, bắt chuyện hoặc hỏi thăm bé, khuyến khích bé trả lời và hướng dẫn bé cách cư xử lễ phép. Thậm chí bạn có thể đổi vai cho con để con hiểu rõ hơn nội dung cuộc giao tiếp.
Ví dụ:
Cha: Giờ cha sẽ đóng vai chú David nha. Chú David chào con, con sẽ làm gì nào? – “Chào cậu bé! Con mấy tuổi rồi?”
Con: 4
Cha: Ồ, chú ấy chào con kìa, con nên chào lại chú ấy mới ngoan chứ. Giờ con đóng vai là chú David đi, cha sẽ làm mẫu cho con nhé!
Con: “Chào con, con mấy tuổi?”
Cha: “ Con chào chú, con 4 tuổi ạ!”. Được không con? Mình sẽ làm thế nhé!
-
Đồng cảm với con, lắng nghe con
Tuỳ theo khả năng thích ứng mà trẻ sẽ có cảm nhận khác nhau về từng sự kiện. Trẻ có thể sẽ thích hoặc không thích buổi đi chơi, hoặc có thể tỏ thái độ bất hợp tác. Cha mẹ nên hỏi cảm nhận của trẻ, vấn đề mà trẻ gặp phải để có phương án giúp đỡ trẻ trở nên tự tin hơn.
Trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn để giúp trẻ cởi mở hơn
Ví dụ:
Cha: Ngày đầu đi học có vui không con? Kể ba nghe với?!
Con: Không. Con không thích đi học.
Cha: Sao thế con?
Con: Mấy bạn không nói chuyện với con!
Cha: Vậy hả? Chắc không phải vậy đâu, các bạn cũng mới đến trường lần đầu mà?! Sao con không thử nói chuyện với bạn trước? Cha sẽ chỉ con nhé! Con sẽ nhanh có thật nhiều bạn bè thôi.
Đừng bao giờ vội vàng phán xét, trách mắng trẻ nhút nhát cha mẹ nhé! Trẻ cần được cảm thông và hướng dẫn từng bước, hãy kiên nhẫn, đừng làm trẻ tổn thương.
-
Củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ
Trẻ có thể trở thành đứa bé tự tin, dạn dĩ khi trẻ biết tin tưởng vào chính bản thân mình. Cha mẹ có thể giúp trẻ củng cố niềm tin này bằng cách khen thưởng con khi con làm gì đó thật tốt. Ngay cả khi con thất bại về điều gì, hãy tiếp tục động viên trẻ vượt qua, lạc quan. Hãy luôn thể hiện niềm tin của mình vào trẻ.
Ngoài ra, có thể cho trẻ tham gia các câu lạc bộ, các lớp học ngoại khoá để trẻ vừa giải lao vui chơi vừa được củng cố sự tự tin, kể cho trẻ nghe các câu chuyện về sự dũng cảm, tự tin,…vv
Chúc quý cha mẹ thành công!
———————————————————————————————————————
Hệ thống trường mầm non quốc tế & song ngữ Wonderkids Montessori School
CAMPUS TONG HUU DINH (MONTESSORI PROGRAM):
3A Tong Huu Dinh, Thao Dien Ward, District 2, HCM
Phone: (028) 2253 4999
Email:[email protected]
CAMPUS PHU MY HUNG (MONTESSORI PROGRAM):
4-6 Street 20, My Gia 1, Tan Phu Ward, District 7, HCM
Phone: (028) 5414 1416
Email: [email protected]
CAMPUS XUAN THUY (BILINGUAL PROGRAM):
38 Xuan Thuy, Thao Dien Ward, District 2, HCMC
Phone: (028) 2253 8512
Email: [email protected]
CAMPUS TRUNG SON (BILINGUAL PROGRAM):
74 Lô K33 – Đường 11 KDC Him Lam – Bình Chánh – TP.HCM
Phone: (028) 5431 7092
Email: [email protected]