Bị phạt hành chính có phải là tiền án tiền sự?
Tiền án, tiền sự được ví như một vết đen trên hồ sơ lí lịch cá nhân; có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín, gia đình và các mối quan hệ xã hội; hoặc một số công việc đòi hỏi phải có phẩm chất cá nhân trong sạch. Vậy nếu từng bị phạt hành chính do vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, gây gổ, đánh bạc,… thì có phải là tiền án, tiền sự hay không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Mục Lục
Tiền án, tiền sự là gì?
Phải nói rằng; hiện nay pháp luật không có định nghĩa chính thức về hai thuật ngữ này.
Chúng ta có thể hiểu có “tiền án” là do phát sinh trách nhiệm hình sự, việc một người trước đây đã bị tòa án ra quyết định kết án, thi hành hình phạt và chưa được xóa án tích.
Có “tiền sự” là do phát sinh trách nhiệm hành chính; việc một người trước đây đã bị kỷ luật, xử phạt hành chính do bị vi phạm pháp luật; có dấu hiệu tội phạm; nhưng chưa đến mức xử lí hình sự; chưa được xóa kỷ luật; chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Bị phạt hành chính có phải là tiền án tiền sự
Từ những định nghĩa phía trên thì có thể thấy rằng:
Thứ nhất, việc bạn bị xử phạt hành chính sẽ không được xem là có tiền án; vì không bị chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, việc xử phạt hành chính được coi là có tiền sự; khi mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; nhưng phải có dấu hiệu tội phạm. Như vậy vi phạm giao thông thông thường; thì không thể coi là “có dấu hiệu tội phạm” được nên bạn hãy yên tâm nhé.
Để biết bạn có tiền sự hay không; nếu bạn chấp hành xong quyết định hình phạt cảnh cáo hoặc hành chính; và không tái phạm trong vòng 1 năm; thì bạn chắc chắn không có tiền sự. Cụ thể nếu thỏa mãn các yếu tố theo Điều 7 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính và cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ví dụ: Khá BảnH tổ chức đánh nhau và bị công an phát hiện. Tuy nhiên mức độ thiệt hại cũng như tỉ lệ thương tật; chưa đủ yếu tố cấu thành “tội cố ý gây thương tích“. Như vậy, Khá BảnH có dấu hiệu của tội phạm; nhưng chỉ bị xử phạt hành chính và coi đó là tiền sự của BảnH.
Để chắc chắn hơn; bạn có thể xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự. Việc xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự, bạn nộp đơn tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Bạn có thể nhờ người thân của mình làm hộ thủ tục cho mình.
Câu hỏi thường gặp về vấn đề bị phạt hành chính
Có tiền sự khi nào?
Có “tiền sự” là do phát sinh trách nhiệm hành chính; việc một người trước đây đã bị kỷ luật, xử phạt hành chính do bị vi phạm pháp luật; có dấu hiệu tội phạm; nhưng chưa đến mức xử lí hình sự; chưa được xóa kỷ luật; chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Bị phạt vi phạm hành chính có phải là tiền án tiền sự?
Thứ nhất, việc bạn bị xử phạt hành chính sẽ không được xem là có tiền án; vì không bị chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, việc xử phạt hành chính được coi là có tiền sự; khi mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; nhưng phải có dấu hiệu tội phạm. Như vậy vi phạm giao thông thông thường; thì không thể coi là “có dấu hiệu tội phạm” được nên bạn hãy yên tâm nhé.
Thế nào là có tiền án?
Chúng ta có thể hiểu có “tiền án” là do phát sinh trách nhiệm hình sự, việc một người trước đây đã bị tòa án ra quyết định kết án, thi hành hình phạt và chưa được xóa án tích.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X!
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư X. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
5/5 – (1 bình chọn)