Bị mụn có nên chơi thể thao không? – Medici
Không thể phủ nhận những lợi ích mà thể thao mang lại cho làn da và sức khỏe. Nhưng “bị mụn có nên chơi thể thao không?” mới chính là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn nhất. Vì thực chất, siêng năng chơi thể thao nhưng không quan tâm đến làn da sẽ khiến da ngày càng xuống cấp. Nghiêm trọng hơn là tình trạng mụn sản sinh ngày càng nhiều rất khó kiểm soát. Chính vì thế, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây từ Medici để nắm rõ thông tin tổng quan về tình trạng mụn khi chơi thể thao. Từ đó biết được câu trả lời cho thắc mắc “bị mụn có nên chơi thể thao không?” và các lưu ý để ngăn chặn tình trạng mụn nhé!
Mục Lục
1. Tình trạng mụn sản sinh khi chơi thể thao
Tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, vì chúng tác động trực tiếp đến thể trạng và vóc dáng của chúng ta. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên còn mang đến hiệu quả cải thiện một số vấn đề về da. Cụ thể là làn da được giải độc tố và tăng cường lưu thông máu huyết khi chơi thể thao. Từ đó giúp da sáng mịn đều màu hơn nhờ được cải thiện sức đề kháng và hàng rào bảo vệ da.
Thế nhưng, đôi khi chính việc luyện tập thể thao và chăm sóc da sai cách khiến làn da ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Điển hình là tình trạng mụn sản sinh khó kiểm soát, thường gặp ở da mặt hoặc thậm chí là da cơ thể.
Tình trạng mụn sản sinh khi chơi thể thao là rất phổ biến
2. Nguyên nhân chính khiến da bị mụn khi chơi thể thao
Như Medici đã chia sẻ ở trên, tập thể thao sẽ không trực tiếp khiến mụn bùng phát. Nhưng sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn nếu bạn không biết cách chăm sóc da hợp lý. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến da bị mụn khi chơi thể thao mà bạn đọc không nên bỏ qua:
- Sự tăng tiết dầu thừa và bã nhờn: Vi khuẩn từ dầu thừa và bã nhờn xuất hiện trong lúc chơi thể thao là nguyên nhân chính gây ra mụn. Vì thời gian vi khuẩn tích tụ lâu trên da nên chúng có điều kiện thuận lợi để gây bít tắc lỗ chân lông. Làn da lâu ngày không được làm sạch hiệu quả sẽ xuất hiện tình trạng mụn.
- Vi khuẩn trong phòng tập: Phòng tập là môi trường có nhiều vi khuẩn phát triển mạnh mẽ nhất. Chúng bám lâu trên các thiết bị trong phòng tập thông qua việc tập thể thao của rất nhiều người. Nếu bạn xem nhẹ việc vệ sinh thiết bị tập trước khi tập thì rất có thể đây sẽ là nguyên nhân khiến mụn bùng phát trong tương lai.
- Sự cọ sát với trang phục: Sự cọ sát liên tục với vải từ trang phục tập là điều không thể tránh khỏi. Chúng vô tình khiến làn da của bạn nóng lên trong lúc tập. Từ đó dễ dẫn đến các phản ứng gây kích ứng da, xuất hiện nhiều nốt mụn mới và đặc biệt là tình trạng mụn trứng cá.
Cọ sát liên tục với vải từ trang phục tập khiến da nổi mụn
3. Góc giải đáp: Bị mụn có nên chơi thể thao không?
Với những thông tin như trên, chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu rõ về tình trạng mụn khi chơi thể thao và những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Do đó, về thắc mắc “bị mụn có nên chơi thể thao không?” thì câu trả lời từ Medici là NÊN. Việc tập thể thao điều độ giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của hàng rào bảo vệ da. Đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình phục hồi tổn thương trên da. Nhưng bạn cần chăm sóc da đúng cách từ trước – trong – sau khi chơi thể thao.
Điều này nhằm đảm bảo quá trình tập sẽ thật sự mang đến lợi ích tốt cho làn da của bạn. Đồng thời ngăn chặn được tình trạng mụn sản sinh khi chơi thể thao.
>>> Xem thêm: Top 5 serum trị nám, tàn nhang tốt nhất hiện nay
4. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mụn sản sinh khi chơi thể thao?
Tập thể thao tuy mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và làn da. Nhưng bạn đọc cần lưu ý các vấn đề dưới đây về quá trình tập để không gây ảnh hưởng xấu đến làn da nhé!
4.1. Trước khi chơi thể thao
4.1.1. Chú trọng tẩy trang và làm sạch da
Trong lúc vận động, lỗ chân lông sẽ giãn nở để bài tiết mồ hôi. Nếu chúng ta để nguyên lớp trang điểm hoặc lớp dầu thừa, bụi bẩn từ các hoạt động trước ở trên mặt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng xâm nhập sâu trong lỗ chân lông.
Từ đó khiến da bị bít tắc lỗ chân lông và không thể “thở” được theo quy trình tự nhiên. Mụn sẽ ngày càng bùng phát và khó có thể kiểm soát được nữa.
Chú trọng tẩy trang và làm sạch da trước khi chơi thể thao
Do đó, đảm bảo làn da sạch thông thoáng trước khi tập luyện là điều vô cùng cần thiết. Bạn đọc nên sử dụng sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp để làm sạch sâu làn da với nguyên tắc 2 bước. Khi này, làn da sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong lúc luyện tập và cũng ngăn chặn được nguy cơ mụn bùng phát do chơi thể thao.
4.1.2. Tuyệt đối không thoa kem dưỡng ẩm
Tương tự như lưu ý trên, lý do bạn không nên dưỡng da hoặc thoa kem dưỡng ẩm trước khi tập luyện là vì thành phần dưỡng ẩm có chứa dầu gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó hình thành mụn trên da. Bên cạnh đó, làn da sẽ tự tiết dầu nhờn theo cơ chế hoạt động của tuyến thượng thận khi tiết ra hormon cortisol. Làn da được hỗ trợ dưỡng ẩm trong lúc tập luyện nên bạn đọc không cần quá lo lắng về vấn đề da khô trong môi trường máy lạnh của phòng tập nhé.
4.1.3. Thoa kem chống nắng khi chơi thể thao ngoài trời
Tâm lý muốn đổi mới khi tập thể thao bằng cách thay đổi môi trường tập từ phòng tập ra ngoài trời sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tập luyện ngoài trời đồng nghĩa với việc làn da bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là tác nhân chính gây ra hiện tượng lão hóa sớm và hình thành mụn do đề kháng da suy yếu.
Vậy nên bạn đọc cần thoa kem chống nắng khi tập thể thao ngoài trời và đảm bảo thoa lại sau mỗi 2-3 tiếng để bảo vệ da tối ưu nhé.
Thoa kem chống nắng khi chơi thể thao ngoài trời
4.1.4. Buộc tóc đúng cách
Buộc tóc cao kết hợp băng đô cotton giữ phần tóc mai luôn gọn gàng sẽ là mẹo hữu ích khi tập luyện dành cho bạn. Việc hạn chế tóc xõa, bù xù có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn từ dầu trên tóc chạm vào làn da mặt. Bên cạnh đó, bạn đọc nên cột gọn tóc chứ không nên buộc tóc quá chặt nhé, kẻo gây ảnh hưởng xấu đến mái tóc.
4.1.5. Lựa chọn trang phục phù hợp
Trang phục khi tập thể thao nên có chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi và đặc biệt là co giãn tốt. Bạn đọc có thể lựa chọn chất liệu vải từ sợi thiên nhiên để hỗ trợ thấm hút mồ hôi. Điều này hạn chế được tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Hơn nữa, vải co giãn nhưng cần vừa với cơ thể, hạn chế mặc đồ quá bó sát khiến làn da dễ bị trầy xước hoặc khó đào thải mồ hôi khi luyện tập.
Lựa chọn trang phục phù hợp khi chơi thể thao
4.1.6. Hạn chế sự cọ xát với thiết bị tập
Bạn đọc có thể chuẩn bị cho riêng mình một miếng đệm khi tập. Bằng cách đặt miếng đệm mềm giữa thiết bị và vùng da tiếp xúc, bạn đọc có thể loại bỏ được nguy cơ khiến da bị kích ứng do vi khuẩn. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng mụn khi chơi thể thao một cách hiệu quả hơn.
4.2. Trong khi chơi thể thao
4.2.1. Lau mồ hôi thường xuyên
Bạn đọc nên chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm dùng để lau mồ hôi khi chơi thể thao. Và chuẩn bị riêng một khăn để lau sạch các thiết bị khác trước khi tập nhằm đảm bảo vệ sinh. Thực chất mồ hôi sẽ không khiến da nổi mụn. Nhưng để làn da luôn sạch thông thoáng trong lúc tập thì dùng khăn lau sẽ là mẹo hữu ích dành cho bạn.
4.2.2. Luôn bổ sung đủ nước
Tập luyện đào thải mồ hôi nhưng bạn vẫn nên đảm bảo rằng cơ thể luôn đủ nước. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình luyện tập. Chúng giúp cân bằng độ ẩm và thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh hơn. Trung bình 2,5 lít là lượng nước bạn cần bổ sung cho cơ thể trong một ngày. Do đó, nếu chơi thể thao từ 1,5–2 tiếng thì lượng nước cần bổ sung trong lúc tập là khoảng 3–3,5 lít nước. Sở dĩ lượng nước nhiều hơn là để bù đắp lượng thất thoát và hỗ trợ bù nước, giải nhiệt nhanh cho cơ thể.
Luôn bổ sung đủ nước khi chơi thể thao
4.2.3. Không dùng tay sờ lên mặt
Như đã chia sẻ ở trên, bạn đọc nên dùng khăn bông mềm để lau làn da trong lúc tập luyện. Hạn chế dùng tay sờ lên mặt vì sẽ gây kích ứng và hình thành mụn trên da.
4.3. Sau khi chơi thể thao
4.3.1. Làm sạch da kỹ lưỡng
Sau khi tập thể thao, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là thả lỏng cơ thể trong khoảng 30-40 phút. Chờ cơ thể khô thoáng mồ hôi, xác định nhịp tim bình thường trở lại thì mới được tắm rửa. Bạn có thể làm sạch da thật chậm rãi với nước ấm và thay quần áo sạch ngay sau khi tắm. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa da với mồ hôi và vi khuẩn trong quần áo tập.
4.3.2. Dưỡng da sau khi chơi thể thao
Làn da sau khi chơi thể thao cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Bằng cách tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần kết hợp đắp mặt nạ hút dầu thừa, làn da sẽ trở nên mềm mại và dễ dàng thẩm thấu các dưỡng chất khác hơn. Đặc biệt là nếu làn da bạn đang bị mụn, bạn nên chú trọng bước làm sạch và dưỡng da sau khi chơi thể thao. Hãy lựa chọn sản phẩm có thành phần trị mụn (Salicylic Acid, Glycolic Acid, Tea Tree Oil,…) để lau lên vùng da mụn, kết hợp thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho da mụn.
Dưỡng da sau khi chơi thể thao
Medici hy vọng rằng bạn đọc đã nắm rõ tình trạng mụn khi chơi thể thao và biết được câu trả lời cho thắc mắc “bị mụn có nên chơi thể thao không?”. Từ đó áp dụng theo các lưu ý trước – trong – sau khi tập như Medici đã chia sẻ ở bài viết trên để ngăn chặn tình trạng mụn bùng phát khi chơi thể thao. Bên cạnh đó, tình trạng mụn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố di truyền, thay đổi hormone, stress và do thuốc,… Sau khi làm theo những lời khuyên này nhưng tình trạng mụn vẫn chưa được cải thiện, Medici khuyên bạn đọc hãy đến gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu nguyên nhân khác có thể gây ra mụn nhé!
Thảo My
Bác sĩ Trang - chuyên khoa Da liễu Hotline: 1900-3434Medici cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý da liễu 1. Tư vấn da trực tiếp. 2. Lên phác đồ điều trị chuyên sâu. 3. Cung cấp mỹ phẩm uy tín. 4. Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Link tham khảo:- chuyên khoa Da liễu Hotline: 1900-3434