Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?
Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không? Đây thật sự là một câu hỏi vô cùng quen thuộc thường gặp ở những gia đình có nuôi mèo làm thú cưng. Bạn hãy tham khảo các thông tin trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Bệnh dại hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế những gia đình có nuôi thú cưng cần cẩn thận. Nhiều người vẫn còn quan ngại không biết rằng khi bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không và nên xử lý như thế nào để bảo vệ tính mạng. Các thông tin được tổng hợp và chia sẻ nhằm giúp bạn có kiến thức xử lý khi rơi vào tình huống này.
Mục Lục
1. Bệnh dại là gì?
Bệnh dại do một loại virus gây ra
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh dại là căn bệnh do virus gây ra và hầu như luôn dẫn đến tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Có khoảng 99% trường hợp mắc bệnh dại được gây ra do chó nhà lây truyền sang người. Cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh dại hiệu quả sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh dại trước hoặc ngay sau khi phơi nhiễm.
Bệnh dại chính là nguyên nhân gây ra hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Đa phần các trường hợp mắc bệnh dại tại Việt Nam đều do chó dại cắn.
2. Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?
Nên đi tiêm phòng nếu bị mèo cắn chảy máu
Virus gây bệnh dại có ở chó mèo khi chúng không được tiêm phòng dại. Trong trường hợp bị mèo cắn hoặc cào gây ra vết xước rách trên da thì bạn có nguy cơ mắc bệnh dại. Nguyên nhân vì trong nước bọt của súc vật có virus và có thể lây truyền sang người. Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không? Bạn phải đi tiêm phòng bệnh dại ngay khi phát hiện những trường hợp sau:
-
Mèo lên cơn dại hoặc nghi bị dại như mắt đỏ, hung dữ hoặc bị liệt, trốn vào góc tối, mèo chảy nước dãi, bỏ ăn, thường chết trong vòng 7 đến 10 ngày.
-
Vết mèo cắn ở khu vực gần thần kinh trung ương như vùng mặt, cổ, đầu, nửa thân trên, đầu ngón chân ngón tay, bộ phận sinh dục.
-
Bạn bị cắn nhiều vết, các vết cắn sâu.
-
Không thể theo dõi hành động của con vật, như chó chạy rông, mèo hoang hoặc bị giết thịt.
Nếu nghi con vật mắc bệnh, bạn cần phải tiêm đồng thời cả vacxin lẫn huyết thanh phòng bệnh dại. Việc tiêm phòng vacxin cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị cắn. Nếu càng để lâu, hiệu quả của nó càng giảm và sẽ gần như vô tác dụng nếu như bạn tiêm sau 7 ngày bị cắn.
Vậy trong trường hợp bị mèo cào không chảy máu có sao không? Bị mèo cào nhẹ thì có cần chích ngừa hay không? Nếu da bạn không bị trầy xước hoặc vết cắn xuyên qua quần áo làm da bị trầy xước nhẹ, xa khu thần kinh trung ương, con vật cắn vẫn sống bình thường không có biểu hiện nghi ngờ bị dại thì bạn có thể không cần tiêm phòng.
Mặc dù vậy, bạn vẫn nên theo dõi con vật trong khoảng 5 đến 7 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu như thấy vật nuôi bị ốm, chết, bỏ ăn, mất tích thì cần phải đi tiêm phòng dại ngay. Tóm lại, đáp án của câu hỏi bị mèo cào có cần chích ngừa không chính là bạn cần theo dõi tình trạng vết thương và con vật để đưa ra quyết định chính xác.
3. Cách xử lý vết thương sau khi bị chó mèo cắn
Biết cách xử lý vết thương sau khi bị cắn sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả
Biện pháp tốt nhất để giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại khi bị mèo cắn chính là xử lý vết thương và thực hiện tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Sau khi bị động vật cắn, bạn cần nhanh chóng thực hiện những bước sau:
-
Dùng xà phòng rửa ngay vết thương mới bị cắt dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Nếu như không có sẵn xà phòng, bạn có thể tạm rửa vết thương bằng nước sạch, đặt dưới vòi nước chảy liên tục trong 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu chống lại bệnh dại hiệu quả nhất.
-
Tiếp theo, bạn cần dùng cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự để rửa sạch vết thương.
-
Kế tiếp, đưa bệnh nhân bị mèo cắn đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng và điều trị càng sớm càng tốt.
Đối với vết cắn của động vật nói chung và mèo cắn nói riêng, bệnh nhân cần tuyệt đối tránh:
-
Để cho các chất kích thích như nước ép, ớt bột, nhựa cây, axit hay chất kiềm dây vào vết thương bị cắn.
-
Tránh băng bó hay đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vá vết thương vì điều này có khả năng khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.
-
Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viên, cơ sở y tế hoặc bác sĩ gần nhất ngay sau khi bị động vật cắn, kể cả vật nuôi. Căn cứ vào điều kiện và tình trạng của vết cắn mà bác sĩ sẽ quyết định xem có nên cho bệnh nhân thực hiện tiêm ngừa vacxin phòng bệnh dại hay không.
Bạn cần đến bác sĩ khám để được đưa ra chẩn đoán phù hợp
Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm vacxin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các trường hợp sau đây:
-
Nếu bị động vật cắn gây xước da và chảy máu.
-
Nếu phần màng nhầy ở vùng da bị cắn đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi là mắc bệnh dại.
-
Nếu động vật đó đã chết hoặc biến mất trong quá trình theo dõi hoặc động vật có biểu hiện hành vi không bình thường.
Nếu như bạn không chắc chắn liệu mình có bị động vật cắn hay có bị lây nhiễm không thì bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn chọn phương hướng xử lý tốt nhất.
Biện pháp ngăn ngừa mắc bệnh dại chủ động và toàn diện nhất chính là tiêm vacxin. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn tìm được đáp án hài lòng nhất cho thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không. Bạn hãy lưu ý nên tiêm phòng cho thú cưng đầy đủ để tránh gặp phải những tình huống đáng tiếc xảy ra và tiêm phòng cho chính bản thân nhằm ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Bệnh dại là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh dại là căn bệnh do virus gây ra và hầu như luôn dẫn đến tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Có khoảng 99% trường hợp mắc bệnh dại được gây ra do chó nhà lây truyền sang người.
Bệnh dại có thuốc điều trị hiệu quả hay không?
Cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh dại hiệu quả sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh dại trước hoặc ngay sau khi phơi nhiễm. Bệnh dại chính là nguyên nhân gây ra hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Đa phần các trường hợp mắc bệnh dại tại Việt Nam đều do chó dại cắn.
Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?
Cần. Trong trường hợp bị mèo cắn hoặc cào gây ra vết xước rách trên da thì bạn có nguy cơ mắc bệnh dại. Nguyên nhân vì trong nước bọt của súc vật có virus và có thể lây truyền sang người.
Cần tiêm vacxin ngừa bệnh dại trong thời gian bao lâu?
Nếu nghi con vật mắc bệnh, bạn cần phải tiêm đồng thời cả vacxin lẫn huyết thanh phòng bệnh dại. Việc tiêm phòng vacxin cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị cắn. Nếu càng để lâu, hiệu quả của nó càng giảm và sẽ gần như vô tác dụng nếu như bạn tiêm sau 7 ngày bị cắn.
Bị mèo cào không chảy máu có sao không?
Nếu da bạn không bị trầy xước hoặc vết cắn xuyên qua quần áo làm da bị trầy xước nhẹ, xa khu thần kinh trung ương, con vật cắn vẫn sống bình thường không có biểu hiện nghi ngờ bị dại thì bạn có thể không cần tiêm phòng.