Bí kíp để con đi tiêm phòng không đau, không khóc nhè
Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết, giúp trẻ tăng cường miễn dịch và luôn khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Mặc dù lợi ích vô cùng thiết thực nhưng mỗi lần đến lịch tiêm chủng cho trẻ là bất cứ bậc phụ huynh nào cũng tỏ ra lo lắng, sợ trẻ bị đau, không hợp tác và quấy khóc hay sốt sau tiêm.
So với trẻ nhỏ thì tiêm chủng cho trẻ sơ sinh có vẻ sẽ nhẹ nhàng hơn bởi trẻ chưa nhận thức được việc tiêm phòng như thế nào nên nỗi sợ chưa cao, việc thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ cũng nhẹ nhàng hơn. Để giúp trẻ không bị đau và ít khóc nhè khi tiêm, mẹ nên ôm bé rồi cho bé bú trước, trong và sau tiêm. Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ khi thực hiện bảng tiêm chủng cho bé thì cha mẹ nên tham khảo các bí kíp để con đi tiêm phòng không đau, không khóc nhè gồm:
- Lựa chọn nơi tiêm chủng uy tín: Nguồn vắc-xin đảm bảo, tuân thủ an toàn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, có trang bị các phương tiện cấp cứu trong trường hợp có tai biến tiêm chủng.
- Vinmec Sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, bảo quản bằng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP đảo bảo chất lượng vắc-xin phục vụ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khách hàng đến Trung tâm đều được hướng dẫn và phân luồng từ khâu cân đo, khám sàng lọc, thanh toán, chờ tiêm và thực hiện tiêm, cuối cùng là theo dõi 30 phút sau tiêm. Toàn bộ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đều là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo liên tục về cấp cứu sốc phản vệ, cấp cứu ngừng tuần hoàn…để xử trí an toàn trong mọi tình huống phản ứng xảy ra sau tiêm
- Nên thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ sáng thay vì tiêm chiều, không cho con ăn quá no hay bị đói. Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt. Bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải vất vả hơn nếu trẻ xảy ra các phản ứng như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Ban ngày việc giải quyết các rắc rối sau tiêm nếu có sẽ đơn giản hơn nhiều.
- Phụ huynh vẫn cho bé ăn bình thường nhưng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no hoặc cũng không được để trẻ đói bởi có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Về phần mình, mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ bú mẹ và có sức đề kháng tốt hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các thủ thuật tâm lý khi cho trẻ vào phòng tiêm: Đánh lạc hướng, động viên khen ngợi trẻ. Có thể mang theo đồ chơi, sách hoặc chăn mà trẻ yêu thích để an ủi bé trong quá trình tiêm. Nếu con lớn, bạn có thể chia sẻ với rằng vắc-xin tốt cho sức khỏe, không nên lo lắng. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên đánh lạc hướng và an ủi chúng bằng cách âu yếm, hát hoặc nói chuyện nhẹ nhàng. Hãy mỉm cười và giao tiếp bằng mắt để con bạn biết rằng mọi thứ đều ổn.
Sau khi đã thực hiện xong lịch tiêm chủng cho trẻ thì đừng quên ôm trẻ vào lòng, vồ về và khen ngợi để giúp trẻ quên đi cơn đau và không quấy khóc.