Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn
Mục Lục
Theo WHO, hầu hết tất cả những trường hợp mắc bệnh dại sau khi có biểu hiện lâm sàng đều tử vong. Trong đó 99% nguyên nhân truyền vi rút dại cho người là chó. Vậy nếu bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý vết thương ra sao? Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa? Hãy cùng nhà thuốc Nhà thuốc An Khang tìm hiểu nhé!
Các vết cắn do chó gây ra có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm Capnocytophaga spp., nhiễm trùng huyết, bệnh dại, uốn ván. Chúng thường nghiêm trọng và có biến chứng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
1Cách xử lý vết cắn chảy máu
Đầu tiên, bạn phải bình tĩnh và xử lý việc vết thương bằng cách rửa sạch và sát trùng vết thương. Nếu vết cắn tiếp tục chảy máu trong 10-15 phút, bạn có thể tham khảo thực hiện các bước sau để cầm máu vết thương:
- Tìm một miếng vải sạch (ví dụ: khăn tắm, khăn tay) và làm ẩm qua với nước, (có thể sử dụng băng gạc nếu vết cắn nhỏ).
- Áp trực tiếp miếng vải hoặc băng gạc lên lên vị trị chảy máu, dùng lòng bàn tay áp và giữ nguyên áp lực trong vòng 15 phút.
- Dùng băng dính cố định quấn để cố định miếng vải (tốt nhất nên sử dụng dạng băng vải trong y tế). Lưu ý: không quấn quá chặt tránh gây tắc mạch máu.
- Nếu vết thương quá sâu và máu tiếp tục thấm qua băng, nên dùng miếng vải hoặc băng gạc làm lớp phủ thứ 2. Nếu máu vẫn còn chảy, không nên quấn thêm lớp mới, có thể thay thế lớp thứ 2 bằng miếng vải hoặc băng gạc sách khác.
Lưu ý: không tháo mở lớp băng để quan sát vết thương do vết cắn có thể chảy máu trở lại.
2Cách xử lý vết cắn không chảy máu
- Rửa sạch dưới vòi nước trong 2 phút, lau khô bằng khăn sạch, sau đó sát trùng rồi băng vết thương bằng băng khô hoặc miếng dán vô trùng.
- Quan sát vị trí vết cắn hàng ngày để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng như cảm giác đau ngày càng tăng, tấy đỏ, sưng tấy hoặc tiết dịch vàng.
- Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván đầy đủ, hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng trùng trên, nên đi đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
3Khi nào cần tiêm phòng dại?
- Khi vết thương hở và chảy máu.
- Lớp niêm mạc tiếp xúc với nước bọt của chó nghi ngờ bị dại.
- Khi chó đã cắn bạn chết một cách đột ngột, bạn không thể theo dõi tình trạng của chó (chó hoang), hoặc nó có các biểu hiện bất thường nghi ngờ dại (mắt đỏ, sủi bọt mép,…).
Nếu chó cắn có dấu hiệu của bệnh dại như sủi bọt mép hay thay đổi thói quen thường ngày, bạn nên tiêm vaccine phòng dại
4Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Khi vết cắn gây ra bởi chó bị dại, chó có biểu hiện bất thường nghi ngờ bị dại hoặc có tiền sử tiêm vaccine phòng dại không rõ ràng.
- Vết cắn không ngừng chảy máu.
- Đau dữ dội.
- Vết thương hở, để lộ xương, gân hay cơ.
- Mất chức năng cơ thể, chẳng hạn như không còn khả năng gập ngón tay.
- Bị đỏ, sưng hoặc viêm nhiễm ở khu vực quanh vết cắn.
- Vết thương chảy mủ hoặc dịch lỏng.
Tham khảo bệnh viện điều trị uy tín
- Tại TP. HCM: Viện Pasteur, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhiệt Đới,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội,…
Bị chó cắn thực sự rất nguy hiểm và chúng ta không nên chủ quan. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách xử lý khi bị bị chó cắn. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để cùng biết cách làm gì khi bị chó cắn nhé!
Nguồn tham khảo: healthline, healthdriect, MedicalNewsToday, WorldHealthOrganization
Theo TTV
Xem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!
5 tháng trước
144