Bị cảm lạnh có nên bổ sung vitamin C và kẽm không?
-
Thông tin cơ bản về bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng tại đường hô hấp trên do virus gây ra. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện nhiều tại mũi và họng. Chủng virus phổ biến nhất gây ra bệnh cảm lạnh là Rhinovirus, chiếm từ 10 đến 40% các trường hợp cảm lạnh.
1.1. Triệu chứng bệnh cảm lạnh
Khác với bệnh cảm cúm, các triệu chứng của cảm lạnh thường không nghiêm trọng bằng, nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Chúng bao gồm:
-
Ngạt mũi và sổ mũi. Dịch chảy ra từ mũi ban đầu thường trong, lâu dần trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh.
-
Hắt xì nhiều lần
-
Đắng miệng
-
Ngứa rát tại cổ họng
-
Ho khan
-
Đau mỏi người, đau đầu, choáng váng
-
Đôi khi có các cơn sốt nhẹ về chiều.
Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh sẽ thuyên giảm trong vòng vài ngày đến vài tuần, cho dù người đó có dùng thuốc hay không. Tuy nhiên, virus cảm lạnh cũng có thể gây ra một số biến chứng như:
-
Sốt cao trên 39 độ C hoặc kéo dài hơn 3 ngày
-
Thở khò khè, hụt hơi, mất giọng
-
Viêm tai giữa: Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai hoặc sốt trở lại sau cảm lạnh thông thường.
-
Hen suyễn: Cảm lạnh có thể khiến người bệnh thấy khó thở, ngay cả khi không bị hen suyễn. Nếu người bệnh bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
-
Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không khỏi có thể dẫn đến sưng, đau (viêm) và nhiễm trùng xoang.
-
Bội nhiễm: Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi và viêm thanh khí phế quản hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Những nhiễm trùng này cần được điều trị bởi bác sĩ.
Đặc biệt là ở trẻ em, sự khó chịu có thể khiến chúng quấy khóc, bỏ ăn, ngủ li bì hoặc co giật. Khi đó, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
1.2. Diễn biến của bệnh cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh rất dễ lây lan vì virus truyền từ người này sang người khác qua đường giọt bắn. Hơn nữa, những triệu chứng ban đầu của bệnh cảm lạnh thường không rõ ràng, nên dễ bị bỏ qua.
-
Giai đoạn 1: Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3
Cảm giác hơi ngứa ở cổ, một vài cái hắt hơi hoặc cơn nhức đầu nhẹ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi nó thoáng qua đến mức bạn không nhận biết được.
Có thể là ngay sáng hôm sau khi thức dậy, cổ họng bạn bắt đầu ngứa ran và bạn bắt đầu cảm thấy uể oải.
Đây cũng là thời điểm mà bạn có thể phát tán và lây lan virus sang những người xung quanh. Vì thế, hãy đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người khác.
-
Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7
Đây là lúc số lượng và mức độ hoạt động của virus là cao nhất. Những ngày này có thể là thời gian tồi tệ nhất đối với bạn. Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và bạn thậm chí có thể bị sốt.
Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và có chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn phải cách ly với những người xung quanh, vì virus vẫn có khả năng lây lan.
Người bệnh thường cảm thấy tồi tệ hơn từ ngày thứ 4
-
Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10
Đây được gọi là giai đoạn phục hồi, vì cảm lạnh thông thường sẽ kết thúc sau 8-10 ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn và bắt đầu muốn ăn nhiều thứ hơn. Triệu chứng còn sót lại cuối cùng sau 10 ngày thường là ho khan.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ và các triệu chứng tiếp tục xấu đi. Khi đó, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
1.3. Điều trị cảm lạnh như thế nào?
Nếu bạn bị cảm lạnh và chưa có biến chứng, tốt nhất là nên nghỉ ngơi và cho cơ thể bạn cơ hội hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng. Bị cảm lạnh nên làm gì? Sau đây là những điều mà người bị cảm lạnh nên làm
-
Nghỉ ngơi nhiều
-
Uống nhiều chất lỏng, đảm bảo cân bằng nước điện giải
-
Tránh sử dụng rượu và thuốc lá
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
Vậy, người bị cảm lạnh uống thuốc gì? Nếu người bệnh có sốt, có thể sử dụng thuốc hạ sốt, như Paracetamol, khi sốt trên 38,5 độ C. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen, diclofenac,… nhưng cần chú ý về tác dụng phụ của chúng.
Nếu người bệnh bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho nhiều, các loại thuốc kháng histamin có thể được sử dụng. Nếu đau họng, người bệnh có thể sử dụng các viên ngậm làm dịu họng.
Nên nhớ rằng, hiện nay không có thuốc kháng virus nào được khuyến cáo để điều trị cảm lạnh thông thường. Tất cả các thuốc trên đều được sử dụng với mục đích giảm nhẹ triệu chứng.
-
Tổng hợp các sự thật về bệnh cảm lạnh
Mặc dù cảm lạnh khá phổ biến, ai cũng có thể bị cảm lạnh vài lần trong năm. Nhưng vẫn còn tồn tại một số lầm tưởng về bệnh cảm lạnh.
2.1. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus gây cảm lạnh
Nhiều người bị cảm lạnh và mua kháng sinh về uống, đây là một sai lầm tai hại. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Vì thế, ở bệnh cảm lạnh thông thường, kháng sinh gần như không có hiệu quả. Không chỉ vậy, việc sử dụng kháng sinh còn tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.
2.2. Làm sao để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Thông thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ nghiêm trọng và rầm rộ hơn bệnh cảm lạnh. Cảm lạnh hầu như luôn biến mất mà không gây rắc rối gì, nhưng cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi. Việc phân biệt cảm lạnh và cảm cúm rất có lợi trong điều trị, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, có thể dựa trên các tiêu chí sau:
-
Cảm lạnh thường đến từ từ nhưng các triệu chứng cúm xuất hiện nhanh chóng và có xu hướng nghiêm trọng.
-
Cảm lạnh thường không gây sốt đáng kể ở người lớn, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường lên tới 102 độ F (39 độ C).
-
Cúm sẽ khiến con bạn cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và đau nhức kèm theo sốt có thể lên tới 40 hoặc thậm chí 41 độ C.
-
Cảm cúm thường điển hình hơn với triệu chứng đau họng, nhức đầu dữ dội và đau mắt.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh để có hướng điều trị hiệu quả
2.3. Thực phẩm bổ sung vitamin C và kẽm có chữa được bệnh cảm không?
Vitamin C và kẽm thường được coi là các chất tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên. Nhưng, không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy
vitamin C
hoặc kẽm thực sự có thể làm dịu các triệu chứng cảm lạnh ở người lớn hoặc trẻ em. Vì thế thay vì quá chú trọng bổ sung vitamin C hoặc kẽm, người bệnh cần có những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
2.4. Bệnh cảm lạnh thường nặng hơn vào ban đêm
Vào ban đêm, có ít hormone cortisol trong máu của bạn hơn. Do đó, các tế bào bạch cầu của bạn dễ dàng phát hiện và chống lại nhiễm trùng một cách mạnh mẽ hơn. Điều này khiến các triệu chứng của nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như sốt, xung huyết, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi,…
-
Các cách chữa cảm lạnh theo dân gian
Đối với bệnh cảm lạnh, hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian từ cây nhà lá vườn để giảm thiểu việc dùng thuốc.
3.1. Dùng hành tây chữa cảm lạnh
Hành tây sống có khả năng giải cảm rất tốt. Bạn hãy sắt mỏng hành tây và rưới một ít dầu ô liu nóng lên. Hoặc bạn có thể uống trực tiếp nước ép hành tây mỗi ngày.
3.2. Dùng hành lá chữa ngạt mũi
Nếu bạn bị sổ mũi hoặc ngạt mũi, một ít lá hành có thể giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. Hãy lấy phần lá của cây hành và đặt vào lỗ mũi khi ngủ. Hãy chọn phần lá tương đối to để thấy kết quả rõ rệt. Sau khoảng 3 tiếng, đường thở sẽ thông thoáng hơn. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết ngạt mũi.
Nếu bạn bị dị ứng hoặc không chịu được mùi hành, bạn có thể gói lá hành vào một miếng bông gòn và đặt vào mũi.
3.3. Uống trà gừng
Trà gừng là liều thuốc hiệu quả cho bệnh cảm lạnh. Hãy thái nhỏ
gừng
tươi và cho vào một ly nước nóng, ngâm khoảng 10 phút là uống được.
Ngoài ra, bạn có thể nấu gừng với nước coca, cũng rất hiệu quả. Hãy rửa sạch khoảng 30g gừng tươi, thái lát và cho vào nồi. Đổ 1 lon coca vào và đun đến khi sôi và uống khi còn nóng.
Uống trà gừng giúp giải cảm rất tốt
3.4. Dùng hỗn hợp tỏi mật ong
Tỏi và mật ong hỗ trợ tăng cường sức đề kháng rất tốt. Vì thế, bạn hãy băm nhuyễn tỏi và trộn chúng với mật ong, cho thêm 1 ít nước đun sôi để nguội, khuấy đều.
Mỗi lần bạn hãy ăn 1 thìa hỗn hợp này, mỗi ngày 4-6 lần để có tác dụng giải cảm hiệu quả.
3.5. Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu menthol trong
bạc hà
có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau rất tốt. Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào ly nước nóng, bồn tắm hoặc máy xông tinh dầu và tiến hành xông hơi, Cách làm này có thể giúp bạn giảm ho và giảm ngạt mũi.
Tuy nhiên, không nên thực hiện xông hơi bằng tinh dầu bạc hà cho trẻ nhỏ. Vì bạc hà có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ nhỏ.
Tóm lại, bệnh cảm lạnh không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại rất dễ mắc phải. Đặc biệt là ở những thời điểm giao mùa hoặc khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Vì thế, chủ động áp dụng các phương pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch là cách tốt để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh cảm lạnh.
Link Ảnh:
https://drive.google.com/drive/folders/1lWeH5mVkpK9bXpWM-llcEFn6bdhtfY7f?usp=sharing
Tài liệu tham khảo