Béo phì và những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Tỷ lệ mắc bệnh béo phì hiện đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo cảm giác nặng nề mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.
Béo phì là gì? Nguyên nhân và hậu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
Cách xác định béo phì qua chỉ số BMI
Thừa cân là tình trạng cơ thể dư thừa cân quá mức, cao hơn nhiều so với trọng lượng và chiều cao tiêu chuẩn. Bình thường trong cơ thể luôn có một lượng mỡ dự trữ nhất định, có thể chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của cơ quan và cơ thể; giữ nhiệt và bảo vệ các cơ quan khỏi chấn động. Tuy nhiên nếu lượng mỡ này tích tụ quá lớn, sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan.
Chỉ số cân nặng BMI được sử dụng để phân loại bệnh thừa cân, béo phì được tính theo công thức:
BMI = (Cân nặng cơ thể) / (Chiều cao x chiều cao)
Trong đó:
-
Chiều cao đo bằng m.
-
Cân nặng đo bằng kg.
-
Chỉ số BMI cho biết người đó béo hay gầy, có cân nặng lý tưởng hay không.
-
Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ mang thai và vận động viên, người tập thể hình.
Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO, người trưởng thành bình thường có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn như sau:
-
BMI từ 25 – 29.9: Thừa cân
-
BMI từ 30 trở lên: Béo phì
BẢNG PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO WHO
Tình trạng dinh dưỡng
Chỉ số BMI
Thiếu năng lượng trường diễn (Gầy)
<18,5
Bình thường
18,5 – 24,9
Thừa cân
≥ 25
Tiền béo phì
25 – 29,9
Béo phì độ I
30 – 34,9
Béo phì độ II
35 – 39,9
Béo phì độ III
≥ 40
Béo phì và hậu quả bệnh lý kèm theo
Khi bị thừa cân, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm nếu như không có sự kiểm soát về tình trạng tăng cân trong thời gian dài.
1. Bệnh xương khớp
Người thừa cân béo phì thường dễ bị bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức thường xuyên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, làm cho khớp gối và cột sống tổn thương. Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao.
2. Bệnh tim mạch
Nếu trọng lượng cơ thể dư thừa quá nhiều mỡ thì huyết áp và hàm lượng cholesterol tăng cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ. Đây là lý do giải thích vì sao tỷ lệ đột quỵ xảy ra rất cao ở nhóm đối tượng thừa cân, béo phì.
3. Bệnh tiểu đường
Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa đường huyết, dẫn đến tiểu đường.
4. Bệnh tiêu hóa
Người béo phì có lượng mỡ dư bám vào các quai ruột lớn, gây ứ đọng phân, gây trĩ, táo bón. Sự ứ đọng các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa và đào thải phân sẽ dễ sinh bệnh ung thư đại tràng.
5. Bệnh hô hấp
Người béo phì thường rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy, hay gặp triệu chứng ngưng thở khi ngủ do sự tích tụ mỡ quá mức trong lồng ngực. Nguy hiểm hơn nếu béo phì nghiêm trọng, có thể tiến triển nặng hơn gây ra hội chứng Pickwick, khiến bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ gây tử vong.
6. Suy giảm trí nhớ
Béo phì ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở cả trẻ em và người trưởng thành. Trẻ béo phì thường kém linh hoạt và chỉ số thông minh thấp hơn, người trưởng thành bị béo phì có nguy cơ cao hơn đối mặt với chứng Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
7. Rối loạn nội tiết
Nữ giới béo phì dễ bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó mang thai, có nguy cơ vô sinh cao. Nam giới béo phì thường bị yếu sinh lý, tỷ lệ tinh trùng sống thấp, dễ vô sinh hiếm muộn.
Béo phì có điều trị được không?
Béo phì hoàn toàn có thể phòng và điều trị được nếu bạn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học; hoặc sử dụng công nghệ giảm béo an toàn.
1. Ăn uống khoa học
-
Nên ăn đúng giờ, ăn đủ 3 bữa sáng – trưa – tối.
-
Ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo no lâu, tốt cho tiêu hóa.
-
Ăn đủ lượng và ăn cân bằng các nhóm chất.
-
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, nước ngọt,…
-
Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh.
2. Luyện tập thể dục thường xuyên
-
Lên lịch tập thể dục thường xuyên để duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tốt cho cơ thể.
-
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể săn chắc, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
-
Luyện tập đều đặn sẽ khiến giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu tốt cho sức khỏe
-
Khi tập luyện nên lựa chọn những bài tập thể thao phù hợp, không tập luyện quá sức.
3. Sinh hoạt lành mạnh
-
Hạn chế dùng rượu bia, các chất kích thích, nước uống có ga.
-
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, không ngồi quá lâu 1 chỗ.
-
Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng.
-
Uống nhiều nước
-
Đi ngủ sớm và đúng giờ
Sử dụng công nghệ Mefaloss để điều trị và phòng ngừa béo phì
Công nghệ Mefaloss sử dụng siêu sợi Vaser được thiết kế đặc biệt với thành phần chiết xuất từ nấm linh chi, các hoạt chất nano được tinh chế theo công nghệ từ Pasteur. Siêu sợi Vaser tác động vào 3 lớp mỡ trong cơ thể, có khả năng loại bỏ chất béo đến tận lớp biểu mô. Ứng dụng giảm béo đã cho hiệu quả trên 20 quốc gia, được các chuyên gia công nhận.
Các siêu sợi Vaser được vấy vào cơ thể, tiết ra hoạt chất để hóa lỏng mỡ và đào thải ra ngoài bằng cơ chế tự nhiên qua tuyến mồ hôi và hệ bài tiết. Bên cạnh đó, siêu sợi Vaser còn giúp siết chặt các lớp cơ, tăng cường liên kết giữa các mô da để không xuất hiện tình trạng da chùng nhão, chảy xệ như khi thực hiện các phương pháp giảm béo thông thường; giúp hoàn thiện đường nét cơ thể đẹp, khỏe mạnh, tự nhiên.
Hy vọng những thông tin về bệnh béo phì đã giúp các bạn có thêm những kiến thức cho bản thân. Từ đó có những chủ động phòng tránh, tích cực thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để sống vui, sống khỏe.
Hãy liên hệ ngay với phòng khám Pasteur nếu như bạn đang gặp các vấn đề về thừa cân béo phì. Đừng chần chừ, mỗi giây phút trôi qua, bạn đang phải sống trong mặc cảm và nguy cơ biến chứng bệnh lý ngày càng cao. Hãy tự biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.