Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thu tiền xét nghiệm Covid-19 có trái quy định?

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 7/7/2021, Bộ Y tế có Công văn số 5387/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19. Theo đó, từ ngày 1/7, chi phí xét nghiệm (test) nhanh Covid-19 được xác định như sau: Các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm (vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công): Cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành về kinh phí phòng, chống dịch.

Chi phí test nhanh: Chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật.

Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thu tiền xét nghiệm Covid-19 có trái quy định?
Công văn số 5387/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19, ngày 7/7/2021 của Bộ Y tế

Ví dụ, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám, chữa bệnh thì được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng. Khi đó, mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 x 80% = 108.000 đồng.

Trong khi đó, trước ngày 1/7, mức giá xét nghiệm nhanh Covid-19 được quy định: Với đối tượng BHYT được thực hiện theo mức giá 238.000 đồng; Đối tượng không thanh toán BHYT: Thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt tối đa là 238.000 đồng.

Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch: Trường hợp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm thì giá của dịch vụ này là 100.000 đồng/mẫu.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng: Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4356/BYT-KH-TCngày 28/5/2021 của Bộ Y tế.

Trong đó, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/ 1mẫu xét nghiệm.

Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thu tiền xét nghiệm Covid-19 có trái quy định? Ngày 23/7/2021, Bệnh viện Thể thao Việt Nam thu tiền test nhanh Covid-19 đối với ông M.N.T với giá 230 nghìn đồng

Liên quan vấn đề này, ông M.N.T (ở Thanh Hóa) bức xúc cho biết: Ngày 23/7/2021, tôi có đến Bệnh viện Thể thao Việt Nam để khám, chữa bệnh. Tại đây, tôi được nhân viên y tế của Bệnh viện hướng dẫn làm xét nghiệm test nhanh Covid-19. Tuy nhiên, tôi rất bất ngờ, khi Bệnh viện thu tiền quá cao so với quy định của Bộ Y tế, thu 230.000 đồng (hai trăm ba mươi nghìn đồng).

Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thu tiền xét nghiệm Covid-19 có trái quy định? Ngày 16/8/2021, Bệnh viện Thể thao Việt Nam thu tiền test nhanh Covid-19 của ông Đ.V.T với giá 230.000 đồng

Ông T. cho biết thêm: Tất cả các bệnh nhân đến Bệnh viện khám, chữa bệnh, khi làm xét nghiệm test nhanh Covid-19, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đều thu giá 230.000 đồng.

Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thu tiền xét nghiệm Covid-19 có trái quy định? Ngày 16/8/2021, Bệnh viện Thể thao Việt Nam thu của 2 bệnh nhân đến test nhanh Covid-19 với giá 460.000 đồng

Để làm rõ vấn đề, phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Sau đó, phóng viên được ông Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện cho biết, sẽ chỉ đạo Phó Giám đốc Bệnh viện liên hệ làm việc với phóng viên… Mặc dù phóng viên đã nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho ông kha, đề nghị sắp xếp lịch làm việc và trả lời. Tuy nhiên, đến nay, Ngày mới Online (Tạp chí Người cao tuổi) vẫn chưa nhận được trả lời chính thức từ phía Bệnh viện.

Dư luận cho rằng, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạm, Chính phủ, Bộ Y tế… và chính quyền địa phương đang ngày đêm phải “gồng mình” chống dịch và tạo mọi điều kiệm để người dân được xét nghiệm Covid-19, nhằm sớm khống chế được dịch bệnh. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có công văn hướng dẫn cụ thể về việc thu phí, thế nhưng, Bệnh viện Thể thao Việt Nam vẫn bất chấp quy định, nên cần phải xử lí nghiêm.

Từ phản ánh trên, Ngày mới Online (Tạp chí Người cao tuổi) đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, thanh, kiểm tra, làm rõ và xử lí nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày mới Online sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Theo quy định Điều 196, Bộ luật Hình sự năm 2017 về Tội đầu cơ:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này149, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm150 hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xét xử vụ án tại CDC Hà Nội: Các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm Xét xử vụ án tại CDC Hà Nội: Các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm

Chiều 10/12, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm …

Khởi tố chuyên viên Vụ Vận tải cấp trái phép thẻ luồng xanh Khởi tố chuyên viên Vụ Vận tải cấp trái phép thẻ luồng xanh

Đối tượng đó là Hoàng Thị Thanh Nga (SN 1976, trú tại Hà Nội), chuyên viên Vụ Vận tải thuộc Tổng cục Đường bộ Việt …