Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không? Biến chứng, triệu chứng thường gặp
Bệnh lậu ở nữ là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau, điển hình gồm: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp… Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc theo dõi, thăm khám kịp thời là thực sự cần thiết.
Mục Lục
Bệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, có khoảng 50 – 70% ca cũng nhiễm đồng thời Chlamydia (một loại vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục). Theo đó, vi khuẩn gây lậu phát triển và sinh sản trong những điều kiện rất cụ thể, bao gồm: (1)
- Tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo và tử cung của nữ giới.
- Có thể sống trong niệu đạo.
- Phía sau cổ họng (do quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc trong trực tràng (do quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
Vi khuẩn gây bệnh lậu ở nữ không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài giây hoặc vài phút, không có khả năng tồn tại lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân… Ngoài ra, bệnh cũng rất ít nguy cơ lây truyền khi tiếp xúc thông qua bồn cầu hay tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ là do hoạt động của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Nhóm vi sinh vật này lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục, bao gồm đường âm đạo, miệng và hậu môn. (2)
Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau một vài ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm, nhiều trường hợp có thể muộn hơn. Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy ở nữ giới gồm: (3)
- Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Bí tiểu
- Đau tức bụng dưới
Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu ở nữ giới có thể lây lan qua các con đường sau: (4)
- Quan hệ tình dục với đối tác bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các hình thức giao hợp không an toàn: quan hệ qua âm đạo, hậu môn, miệng.
- Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhẹ, dễ gây nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
- Đau rát khi đi tiểu.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau tức bụng dưới
Ngoài ra, bệnh lậu phát triển trực tràng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
- Ngứa hậu môn.
- Đau nhức trực tràng.
- Chảy máu.
- Đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở miệng (hay còn gọi là bệnh lậu ở họng), do hoạt động của vi khuẩn Gram âm hình cầu khuẩn – Neisseria gonorrhoeae. Theo đó, nhiễm trùng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đối tác có chứa Neisseria gonorrhoeae. Bệnh thường phát triển trong hầu họng, gây viêm mô tại chỗ và dường như không có dấu hiệu rõ rệt. Đôi khi, triệu chứng điển hình là đau đi kèm cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn.
Đối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường?
Các đối tượng nữ giới thuộc nhóm nguy cơ sau đây sẽ có khả năng dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường:
- Nữ giới có hoạt động tình dục.
- Có nhiều đối tác tình dục.
- Có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Đối tác tình dục bị nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?
Bệnh lậu ở nữ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất, nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm. Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Bệnh lậu ở nữ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Gây nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng.
- Bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu (PID).
- Vi khuẩn lậu di chuyển lên đường sinh sản từ âm đạo đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, gây viêm và nhiễm trùng.
- Vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng ống dẫn trứng, có thể để lại sẹo, ngăn không cho tinh trùng thụ tinh với trứng, dẫn đến vô sinh.
- Trứng đã thụ tinh có thể bị kẹt trong ống dẫn trứng (vị trí đã bị tổn thương), dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Nhiễm trùng lậu lan vào máu, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khắp cơ thể, bao gồm: đau khớp, viêm gân, tử vong…
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền sang cho thai nhi, gây mù loà, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của em bé.
- Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu có thể đối mặt với nguy cơ cao nhiễm HIV .
Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?
Đối với bệnh lậu ở nữ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau để đưa ra kết luận chính xác: (5)
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch âm đạo bằng phương pháp PCR
- Nhuộm bệnh phẩm, soi tươi tìm vi khuẩn
- Nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung hoặc niệu đạo).
- Xét nghiệm dịch trực tràng (nhuộm và soi tươi, nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ)
Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Các trường hợp nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh lậu, bác sĩ thường sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, đường uống, đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến 7 – 10 ngày sau khi hoàn thành toàn bộ liệu trình dùng thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
- Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị bệnh lậu.
- Các đối tác tình dục đã quan hệ trong vòng 60 ngày qua cũng nên đi xét nghiệm.
Phòng ngừa ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ rất thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích có thể tham khảo:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Nên sử dụng bao cao su ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi xuất tinh.
- Sử dụng màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng – âm đạo.
- Luôn chắc chắn rằng đối tác tình dục đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu.
- Đi xét nghiệm, khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu.
- Nên chung thuỷ với mối quan hệ một vợ một chồng, tránh có quá nhiều đối tác tình dục.
- Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như: nóng rát khi đi tiểu, nổi mẩn đỏ hoặc đau bộ phận sinh dục.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
- Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích về bệnh lậu ở nữ. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, mỗi người sẽ chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.