Bên trong trường học ‘không thu một đồng nào từ phụ huynh’

Giáo viên Kaija Leena Alatalo cho biết: “Các em chia thành cặp để đọc sách tìm hiểu về Ai Cập và cuộc sống cổ đại. Các em sẽ đọc sách sau đó tôi sẽ hỏi xem các em hiểu những gì trong sách”.

Đây là hệ thống trường học có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới trong suốt nhiều năm qua. Và những đứa trẻ này dành thời gian trên lớp học chỉ bằng một nửa so với học sinh các nước phát triển khác như Australia.

Aija Rinkinen, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phần Lan, cho biết: “Ở nước tôi, trẻ bắt đầu đi học khi lên 7 tuổi. Số lượng giờ học là 20 giờ/ tuần. Đây là mức tối thiểu, khi trẻ lớn hơn, số lượng giờ học sẽ tăng lên nhưng sẽ không nhiều như các nước châu Âu hay các quốc gia khác”.

Tại Phần Lan, giáo viên sẽ quyết định chương trình giáo dục sẽ được giảng dạy như thế nào, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ trong các lớp học.

Mintu Latimarki, 7 tuổi, xin phép được rời lớp học để chuyển sang làm việc cho cửa hàng café dành cho học sinh của trường. Tại Phần Lan, bữa trưa tại trường, cũng giống như sách giáo khoa và các chuyến du ngoạn, đều được miễn phí.

Các em tự lựa chọn món mình thích, ngồi cùng với bạn bè và giáo viên để ăn, sau đó các em phải tự mình dọn dẹp. Các em học sinh lại mặc quần áo ấm để ra ngoài sân chơi. Một số em chơi bóng đá, một số khác lại chơi bóng rổ trong khi những em khac chờ đợi cửa của sân hockey được mở lại. Cũng có rất nhiều lựa chọn cho các em trong những ngày thời tiết xấu. Cơ sở vật chất ở ngôi trường này vô cùng ấn tượng.

Bên ngoài chúng ta thấy có một sân trượt băng, con bên trong, các em có thể chơi các trò chơi trong giờ nghỉ trưa. Có bàn bóng bàn, bàn bia. Và ở đây, cho những ngày đông giá buốt, các em ngồi kín trên những chiếc ghế trong căn phòng này để chơi điện tử.

Khi được hỏi liệu rằng đây có phải trường dành cho con nhà giàu, phụ huynh sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn so với những trường khác, hiệu trưởng của trường cho hay: “Không, không phải vậy. Học phí của trường cũng bình thường như những ngôi trường khác”.

Ở Phần Lan, các trường học không được phép gây quỹ riêng hoặc thu phí từ phụ huynh. Tất cả các trường học đều được hỗ trợ kinh phí từ thuế. Hiệu trưởng trường cho biết: Trong hệ thống của chúng tôi, mọi thứ đều là miễn phí cho học sinh. Chúng tôi không thu bất kỳ một đồng nào từ phụ huynh cả.

“Chúng tôi muốn các trường học của mình đều công bằng cả về cơ hội và giáo dục. Vì thế, hệ thống tài chính cần phải công bằng với tất cả các trường”, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho hay.

Sẽ có các buổi kiểm tra thường xuyên tại Phần Lan nhưng kết quả của những bài kiểm tra này sẽ không được công bố hoặc chia sẻ.

“Chúng tôi có những bài kiểm tra bổ sung nhưng sự khác biệt lớn chính là không so sánh trường nào tốt trường nào không. Chúng tôi chỉ sử dụng thông tin đó để đánh giá chất lượng của chính trường mình”, Oona Arnex, giáo viên tại trường cho biết.

Nhưng có lẽ, sự khác biệt lớn nhất trong hệ thống giáo dục Phần Lan chính là tiêu chuẩn giảng dạy. Giáo viên toán Oona Arnex có thể nói 5 thứ tiếng và có một số bằng thạc sĩ. 

“Mỗi giáo viên chúng tôi đều phải có bằng thạc sĩ mới được trở thành giáo viên. Như tôi, dạy Toán, Hóa, Lý đều phải có bằng thạc sĩ”, cô Oona nói.

Tại Phần Lan, nghề giáo rất được trọng dụng. Để thi vào các trường đại học đào tạo giá viên thực sự rất khó. “Nếu muốn trở thành một giáo viên, nó phải là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu số 1 của bạn chứ không thể là số 2 hay 3”, cô Oona cho biết.

“Tôi tin rằng giáo viên biết thứ gì là tốt nhất cho các con của tôi. Tôi không phải là giáo viên, tôi không được theo học ngành đó. Vì thế tôi sẽ không can thiệp vào công việc của họ”, một phụ huynh học sinh cho hay.

Tại Phần Lan, không có nhiều lo lắng về việc lựa chọn trường cho con. “Chúng tôi tin rằng bọn trẻ sẽ được học những trường tốt, chúng tôi không cần phải tìm kiếm gì cả. Ở Phần Lan, tôi nghĩ mọi người sẽ không lo tìm trường cho con đâu”, một phụ huynh học sinh nói.

“Tôi muốn nói rằng, hãy xây dựng một hệ thống giáo dục có thể tạo dựng niềm tin cho người dân”, hiệu trưởng trường cho hay.

Và sự đầu tư của quốc gia này vào các giáo viên chính là nền tảng rõ ràng nhất. Xã hội tôn trọng các giáo viên, điều đó nghĩa là phụ huynh tôn trọng giáo viên. Họ không hề nghi ngờ giáo viên, ở Phần Lan, đó là một điều có ý nghĩa to lớn.

Đại sứ Phần Lan: 'Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên'

Đại sứ Phần Lan: ‘Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên’

Đó là chia sẻ của ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam tại diễn đàn “Giáo dục Phần Lan: Cánh cửa mở ra thế giới” được tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.