Bé không chịu bú bình? Bật mí tuyệt chiêu cho mẹ

Mẹ sắp trở lại làm việc và phải tập cho bé bú bình. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng chịu hợp tác khiến không ít mẹ “đau đầu”. Vậy bé không chịu bú bình phải làm sao? Cùng “giắt túi” một vài tuyệt chiêu mà Mothercare bật mí sau đây mẹ nhé!

1. Tại sao bé không chịu bú bình?

Có nhiều lý do khiến bé không chịu bú bình như do không thích bình sữa, núm ty, mùi sữa hay có thể do cách mẹ cho bú bình khiến bé không thoải mái. Trước hết hãy tìm đúng nguyên nhân và giúp bé kết thân với người bạn mới này nhé!

1.1. Bé chưa thực sự đói

Có thể bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mút mát, nằm trong lòng mẹ và được mẹ ôm ấp, vỗ về. Do đó, mẹ nhầm tưởng rằng bé rất nhanh đói và cho con bú bình theo thời gian bú mẹ. Tuy nhiên, bé thường chỉ bú bình khi cảm thấy thực sự đói, nếu cho bé bú khi không đói bé có thể không hợp tác và đẩy bình sữa ra xa.

1.2. Bé chưa quen

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Sau một thời gian bé đã quen với bầu ngực mềm mại và ấm áp của mẹ, giờ đây, nếu mẹ muốn chuyển bé sang bú bình với một đầu ti bằng nhựa dẻo hay cao su giả thì bé sẽ cảm thấy lạ lẫm và khó chịu. Một số núm ty bình sữa cứng hơn, khó mút hơn trong khi ti mẹ sẽ mềm mại và mượt mà hơn. Do đó, mẹ phải kiên nhẫn cho bé thời gian để làm quen dần và học cách bú bình.

1.2. Chưa quen mùi vị sữa công thức

Nhiều mẹ không quen hút sữa cho bé bú bình mà sử dụng sữa công thức để thay sữa mẹ khi bé bú bình. Tuy nhiên, trẻ có thể chưa quen mùi vị sữa công thức nên từ chối và không chịu bú bình đó mẹ ơi!

1.4. Trẻ đang mọc răng

Một số bé đến giai đoạn mọc răng và chống đối với việc bú bình. Do bé ngứa lợi nên thích cắn chặt răng vào núm ty chứ không chịu mút sữa.

Mọc răng khiến bé ngứa lợi, khó chịu và không chịu bú bình

Mọc răng khiến bé ngứa lợi, khó chịu và không chịu bú bình

1.5. Tư thế bú không thoải mái hay thay đổi người cho bú

Một số bé không chịu bú bình do nguyên nhân bé chưa quen với việc người lạ cho bú bình hoặc tư thế cho con bú không bù hợp, khiến bé khó chịu, không thoải mái.

2. Bé không chịu bú bình phải làm sao?

Một số cách để cho bé làm quen với việc bú bình, mẹ có thể áp dụng như:

2.1. Tạo môi trường thích hợp khi cho bé

Khi cho trẻ bú bình, nên để cho trẻ trong môi trường yên tĩnh, không tạo ra những yếu tố thu hút trẻ khiến trẻ mất tập trung.

2.2. Tập trẻ bú bình khi trẻ đang đói

Khi bé đòi bú, mẹ hãy khoan cho bé bú, thay vào đó, hãy đợi thêm một khoảng thời gian để bé thực sự đói. Lúc này, hãy thử đưa bình sữa vào miệng bé. Nhiều bé sẽ dễ dàng chịu ngậm bình sữa khi đang đói.

Khi đang đói bé sẽ dễ ngậm núm ti và bú hơn

Khi đang đói bé sẽ dễ ngậm núm ti và bú hơn

2.3. Tập cho bé bú bình trong các bữa nhẹ

Ngược lại, với một số bé, nếu mẹ đưa bình sữa lúc con đang đói sẽ khiến bé “thù địch” và càng không chịu bú. Trong trường hợp này mẹ hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.

2.4. Cho bé chơi đùa để làm quen với bình sữa

Trước khi tập cho bé bú bình, mẹ hãy để bé chơi với bình sữa. Bé con thường rất thích khám phá với chơi đùa với những thứ mới lạ, có thể nhờ đó bé sẽ dễ chấp nhận và sẽ không thấy khó chịu. Bé có thể tự cho bình vào miệng – giống như những gì bé hay làm với mọi vật khác.

Do đó, mẹ nên lựa chọn các loại bình sữa có màu sắc, họa tiết đáng yêu, bắt mắt để gây chú ý và bé sẽ thích thú chơi đùa với bình sữa đó!

Chơi đùa giúp bé dễ quen với bình sữa và chịu bú bình

Chơi đùa giúp bé dễ quen với bình sữa và chịu bú bình

2.5. Không cho bé nhìn thấy ngực mẹ khi tập bú bình

Khi thấy ngực mẹ, nhiều bé sẽ khóc thét đòi bú mẹ thay vì bú bình. Đối với những bé này, mẹ có thể nhờ ba, ông bà hay người chăm sóc tập cho bé bú để bé không còn nhìn thấy bầu sữa của mẹ. Theo các chuyên gia, đây là một trong cách giúp bé dễ làm quen với bình sữa nhất.

2.6. Cho bé cảm giác quen thuộc

Với những trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng thì trước khi đến giờ bú bình vài phút mẹ có thể cho trẻ ngậm núm ti giả hoặc nhai trước đó, sau đó mới lấy núm ti giả và thay bằng bình sữa.

Ngậm núm ti giả trước khi bú cho bé cảm giác quen thuộc và dễ bú bình

Ngậm núm ti giả trước khi bú cho bé cảm giác quen thuộc và dễ bú bình

Thay đổi núm ti mềm hơn, có thể núm ti quá cứng làm trẻ không thích hoặc khó bú mỗi lần bú bình. Nếu vậy bố mẹ có thể đổi loại núm mềm mại hơn, phù hợp với con.

2.7. Cho sữa mẹ vào bình sữa của bé

Bé không chịu bú bình cũng có thể là do bé không thích loại sữa có trong bình. Một số bé sơ sinh sẽ dễ quen với việc bú bình hơn nếu tập cho bé bú bình với sữa mẹ bên trong. Sau khi trẻ quen ba mẹ có thể đổi sang sữa công thức nhé!

2.8. Mẹ cần biết khi nào nên tạm thời “bỏ cuộc”

Đừng gây căng thẳng với bé hay bỏ cuộc hoàn toàn trong quá trình tập cho bé. Nếu bé quấy khóc, không chịu và phản ứng mạnh, mẹ hãy bình tĩnh cất bình sữa đi và thử lại vào một ngày khác.

Sự kiên trì trong khi vẫn giữ vững thái độ hờ hững của mẹ là điều cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử đưa cho bé bình sữa vài ngày hoặc vài tuần sau đó, rất có thể bé sẽ thay đổi ý định hoặc tò mò muốn thử.

Trong trường hợp mẹ đã thử mọi cách trên mà bé vẫn không hợp tác với việc bú bình, khi đó để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mẹ có thể sử dụng một số cách dùng thìa để đút sữa cho trẻ hay khi bé lớn hơn, có thể cầm cốc để uống thì mẹ có thể giúp bé uống bằng cốc. Lưu ý mẹ nên chọn những loại cốc an toàn, có kích thước phù hợp cho bé và dễ uống để không gây sặc sữa.

Với những bí quyết trên đây, Mothercare hy vọng mẹ đã tìm ra cách giải quyết tình trạng bé không chịu bú bình nhé!