Bất ngờ với hiệu quả của các cách trị nứt gót chân đơn giản

Đa số chúng ta thường chăm chút cho da mặt, da tay,… mà quên đi vùng da chân. Vì vậy khi gót chân trở nên khô nứt thì lại loay hoay không biết làm sao để chữa trị. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn các cách trị nứt gót chân đơn giản, với những nguyên liệu tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được.

 

nut-got-chan3.jpg

 

Nứt gót chân là gì?

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, được hiểu là phần da khô ở gót chân bị mất đi

độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh thường gặp

ở da khô và diễn tiến thường nặng hơn vào mùa đông do thời tiết hanh khô và da

thiếu độ ẩm. 

Biểu hiện: 

Gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn,

nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Đặc biệt, khi vùng gót chân bị nứt nhiều, máu chảy

sẽ tạo thành các khe rãnh sâu dễ bị nhiễm khuẩn, đau rát khó chịu, khiến việc

đi lại trở nên khó khăn hơn.

 

nut-got-chan4.jpg

Nguyên nhân dẫn đến việc nứt gót chân

Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây nứt gót chân xem thử mình có mắc phải không nhé. Biết nguyên do thì cách trị nứt gót chân đơn giản hơn rất nhiều

Cơ thể thiếu nước: khi cơ thể bị thiếu nước cùng nhiệt khô, thiếu ẩm sẽ khiến da gót chân dễ cứng lại, tạo nên các vết nứt ở gót chân.

Đi đứng lâu, da chân không được bảo vệ: Việc thường xuyên mang giày cao gót khiến vùng da gót chân bị sưng phồng và dễ rạn nứt. Một số nghiên cứu cho rằng, khi đứng quá lâu, chân và gót chân phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể dồn xuống, về lâu dài có thể khiến cho da chân dần chai, khô và gây ra các vết nứt ở chân

Mang giày không đúng cách: Những đôi giày có kích thước quá nhỏ có thể làm đôi chân bị cọ xát quá nhiều, khiến mạch không được lưu thông tốt và vùng da chân bị yếu hơn. Từ đó, da bắt đầu xuất hiện những vết nứt không mong muốn.

Không vệ sinh chân sạch sẽ: việc đi chân đất hay không vệ sinh chân sau khi hoạt động bên ngoài khiến các vi khuẩn, bụi bẩn bám vào và hình thành các tế bào chết. Nếu không được loại bỏ, lớp tế bào chết dày lên và nứt ra khi gặp thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp làm da bị mất độ ẩm.

Mắc một số bệnh lý gây nứt gót chân như:  suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… có thể dẫn đến nứt gót chân.

Cách trị nứt gót chân từ những nguyên liệu có sẵn

Cách trị nứt gót chân với dầu thực vật

dau-thuc-vat.jpg

 

Dầu thực vật chứa các vitamin A, D, E giúp nuôi dưỡng làn da và tái tạo tế bào mới. Không những vậy, các thành phần dinh dưỡng có trong dầu thực vật rất dễ thấm nhờ đó da có thể hấp thụ vitamin nhanh chóng.

Cách làm: Với cách trị nứt gót chân này, bạn cần làm sạch bàn chân sau đó bôi một lớp dầu thực vật tự nhiên như dầu ô liu lên gót chân, rồi mang tất vào và để qua đêm. Nên làm hằng ngày trước khi đi ngủ.

Cách trị nứt gót chân với nước súc miệng và giấm

dam.jpg

 

Trong nước súc miệng có chứa Thymus Vulgaris (chiết xuất từ cỏ Xạ Hương) và Alcohol (rượu cồn) giúp làm dịu da, mau lành các vết nứt gót chân và điều trị nấm chân.

Giấm có chứa hàm lượng axit cao làm mềm da và tẩy da chết ở gót chân dễ dàng, mang lại cho bạn đôi bàn chân trắng mịn.

Cách làm: Bạn cần chuẩn bị 1 ly nước súc miệng, 1 chén giấm và 2 chén nước, đổ chúng vào thau sạch. Ngâm chân trong hỗn hợp này 15 phút. Dùng bọt biển chà xát mạnh để loại bỏ tế bào chết ở gót chân (tránh gây chảy máu ở vùng gót chân nứt nẻ), sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Thực hiện mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.

Cách trị nứt gót chân với Gel nha đam

nha-dam3.jpg

 

Nha đam hay còn gọi là lô hội chứa nhiều vitamin như A, E, C có khả năng chống oxy hóa cao, khử trùng và giảm đau ở vùng gót chân bị nứt nẻ.

Cách làm: Sau khi tẩy tế bào chết ở gót chân, bạn hãy ngâm chân trong nước ấm và lau khô. Sau đó, lọc nha đam lấy phần gel trong rồi thoa lên gót chân, mang tất và đi ngủ, rửa lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau thức dậy. Thường xuyên làm vào buổi tối sẽ giúp bạn sở hữu gót chân trắng hồng và mềm mại.

Cách trị nứt gót chân với Vaseline và nước cốt chanh

vasaline.jpg

 

Vaseline đóng vai trò dưỡng ẩm và acid citric trong nước chanh giúp thúc đẩy quá trình lão hóa da, tái tạo lại các tế bào mới ở gót chân đã bị tổn thương, nứt nẻ.

Cách làm: Ngâm đôi chân của bạn trong nước ấm khoảng 20 phút, rửa sạch và lau khô. Sau đó thêm 3-4 giọt nước cốt chanh tươi và 1 thìa cà phê vaseline thành hỗn hợp sệt, rồi trộn đều lên. Bôi toàn bộ hỗn hợp này lên bàn chân, tập trung vào phần gót chân. Mang tất vào và để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch. Nên làm thường xuyên vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Cách trị nứt gót chân với Chuối

chuoi.jpg

 

Không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chuối còn có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm cho vùng gót chân bị khô và nứt rất hiệu quả. Bởi trong trái chuối có chứa vitamin A, B6, C đều giúp duy trì độ đàn hồi và cân bằng độ ẩm cho vùng da gót chân.

Cách làm: Bạn chỉ cần lấy 2 quả chuối chín, bóc vỏ và bỏ vào máy xay thật nhuyễn. Tiếp đó, rửa chân sạch bằng xà phòng và dùng đá mài nhẹ nhàng chà xát để lấy đi tế bào chết cùng lớp da sừng. Đắp lên gót chân và giữ yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. 

Bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả của cách trị nứt gót chân này mang lại đấy.

Cách trị nứt gót chân với Baking soda

 

baking.jpg

 

Baking soda là một chất có khả năng tẩy tế bào chết, chống viêm và giảm bớt mùi hôi.

Cách làm: Thêm 3 muỗng cà phê baking soda vào một bát nước ấm. Trộn đều cho đến khi baking soda hòa tan. Ngâm chân trong vòng 15 phút. Sau đó lấy chân ra nhẹ nhàng chà xát với đá bọt. Rửa lại với nước sạch và lâu chân bằng một chiếc khăn khô. Thực hiện 2 lần 1 một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý khi áp dụng các cách trị nứt gót chân

  • Cần ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày.

  • Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên mỗi tuần

  • Không lạm dụng xà phòng để làm sạch gót chân, đừng chà gót chân quá mạnh vì sẽ khiến vùng da này bị chảy máu.

  • Luôn thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, nhất là bổ sung thực phẩm chứa kẽm và Omega-3.

  • Uống 2 lít nước mỗi ngày và thường xuyên tẩy da chết vùng gót chân sẽ giúp đôi chân bạn đẹp và cuốn hút hơn rất nhiều

  • Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc

  • Tìm đúng kích cỡ giày phù hợp, thử vào chân để xem sự thoải mái trước khi mua.

  • Sử dụng tất chân khi mang giày kín chân hay giày thể thao để giảm ma sát khi hoạt động 

     

    got-chan.jpg

     

Nếu sau một thời gian áp dụng các cách trị nứt gót chân trên nhưng tình trạng vẫn không cải thiện các bạn nên đi khám da liễu để kịp thời tìm ra phương án chữa trị nhé.

Tiếp tục theo dõi myphameucerin.com để cập nhật những bí kíp làm đẹp mới nhất, hiệu quả nhất.