Bật mí cho mẹ 5 mẹo chữa bệnh khóc đêm ở trẻ cực kỳ hiệu quả – Adomir – Giải Pháp Đặc Biệt

Con hay khóc đêm không còn xa lạ đối với nhiều bậc cha mẹ, điều này không chỉ khiến cha mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé sau này. Để giúp bé hết quấy khóc đêm, cha mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả giúp con ngủ ngon mẹ yên tâm. Cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

Khóc đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo thống kê, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ có hiện tượng quấy khóc đêm. Nguyên nhân chủ yếu gồm:  

Khi đến tuần khủng hoảng, trẻ sẽ khóc đêm nhiều hơn

Nguyên nhân gây hiện tượng trẻ khóc đêm

  • Bé khóc vì tã bỉm ướt: Khi tè dầm hoặc tã ướt cũng làm trẻ khó chịu và quấy khóc khi ngủ. Một vài trường hợp trẻ có thể không phản ứng khi tã ướt nhưng lại dễ làm trẻ bị lạnh và trằn trọc khó ngủ. 

  • Bé bị căng thẳng thần kinh: Hệ thần kinh của trẻ còn rất non yếu và đang trong quá trình hoàn thiện. Vì thế bé rất dễ bị tác động bởi các yếu tố kích thích bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, tín hiệu từ thiết bị điện tử,… dẫn đến hiện tượng bé quấy khóc vào ban đêm. 

  • Nhiệt độ phòng ngủ: Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ hay quấy khóc về đêm.  

  • Vấn đề tiêu hoá: Một số vấn đề như đau quặn bụng, đầy hơi cũng khiến trẻ hay quấy khóc và rất khó dỗ dành được.  

  • Trẻ đang trong tuần khủng hoảng: Vào các tuần khủng hoảng của trẻ, mẹ sẽ thấy bé dễ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường.  

  • Con muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về: Trẻ hay khóc đêm có thể do cần được ôm ấp, tiếp xúc cơ thể và được trấn an. Vì vậy khóc có thể là một cách thu hút sự chú ý và mong muốn được âu yếm từ cha mẹ. Việc khóc của trẻ là biểu hiện của việc con đang hoảng sợ hoặc cảm thấy không an toàn vì không được ôm ấp và không cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ.  Việc cần làm lúc này của cha mẹ là bế con lên, ôm bé vào lòng và tạo chuyển động nhẹ nhàng. Mẹ có thể ôm bé đung đưa hoặc hát cho bé nghe để đánh lạc hướng và trấn an bé.

  • Do trẻ thiếu chất: Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vitamin D, canxi, kẽm, magie,… Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển và giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động.

  • Trẻ thiếu chất: Nếu bé nhà bạn hay quấy khóc đêm kèm những biểu hiện như vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc đang thiếu vitamin A, canxi, kẽm, magie,… Việc cha mẹ cần làm là bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho trẻ những năm tháng đầu đời là thực sự cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Biểu hiện

Trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ em thường hay trằn trọc, khó ngủ và quấy khóc về ban đêm khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ trong những tháng đầu khi làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ. Thông thường, thời gian trẻ quấy khóc sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng mỗi ngày. 

Từ tháng thứ 4 trở đi, tình trạng trẻ khóc đêm sẽ bắt đầu giảm dần bởi lúc này bé đã thích nghi được với môi trường bên ngoài cũng như phương pháp chăm sóc của bố mẹ đã trở nên tốt hơn nhờ nắm được những thói quen của con. 

Khi chăm sóc trẻ, nếu nhận thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán, xét nghiệm nếu cần thiết, đồng thời có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp. 

Trong trường hợp trẻ khóc dữ dội kèm theo các triệu chứng như: nôn ói, ọc sữa, bỏ bú thậm chí đi tiểu ra máu, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay. 

Mẹo chữa bệnh khóc đêm ở trẻ 

Việc khóc đêm của trẻ rất cần tới sự kiên nhẫn từ bố mẹ. Dưới đây là một vài mẹo hữu ích để bố mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

Tạo chuyển động đều 

Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu vẫn còn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Tử cung là không gian di chuyển liên tục và bé thường có xu hướng phản ứng lại bằng cách thực hiện những chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo ra các chuyển động đều như chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi… có thể mang lại cho bé một cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé bị phân tâm và quên khóc. 

Tiếp xúc da với bé 

Việc tiếp xúc trực tiếp với làn da ấm áp của mẹ được chứng minh là có thể làm dịu cơn khóc của trẻ, nó giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, hormone gây căng thẳng, kích thích giải phóng oxytocin – một loại hormone làm tăng liên kết tình cảm giữa mẹ và bé. 

Việc tiếp xúc với làn da ấm áp của mẹ sẽ làm dịu cơn khóc đêm ở trẻ

Việc tiếp xúc với làn da ấm áp của mẹ sẽ làm dịu cơn khóc đêm ở trẻ

Tạo ra âm thanh quen thuộc 

Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé nhanh buồn ngủ và hết quấy khóc. 

Massage cho bé 

Một cách chữa trẻ khóc đêm khá hiệu quả đó là mẹ hãy massage cho bé. Trẻ sơ sinh thích sự tiếp xúc với da, nếu trẻ được massage thường xuyên sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mẹ hãy để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó mẹ bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực, và mặt của bé. Nếu con đau bụng, mẹ cũng có thể dùng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. 

Trò chuyện với bé 

Mẹ có thể nói chuyện trực tiếp vào tai của trẻ, trẻ đang quấy khóc lúc đêm sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe những tiếng nói của mẹ. Một câu chuyện hoặc vài lời hát ru nhẹ nhàng làm trẻ phân tán sự chú ý, nhanh chóng ngưng khóc ngay. 

Kể chuyện nhẹ nhàng, thủ thỉ sẽ làm phân tán sự chú ý, giúp trẻ nhanh nín khóc

Kể chuyện nhẹ nhàng, thủ thỉ sẽ làm phân tán sự chú ý, giúp trẻ nhanh nín khóc

Tổng kết

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Qua những chia sẻ trên, h vọng các mẹ hiểu được nguyên nhân con hay khóc đêm và lựa chọn cách giúp bé ngủ ngon phù hợp. 

Đánh giá cho post

0/5

(0 Reviews)