Bật mí cách trồng và chăm sóc đậu đũa ít sâu bệnh, năng suất cao
Nhắc đến đậu đũa, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một loại thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày với giá trị dinh dưỡng cao, cùng nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Chính nhờ những ưu điểm nổi bật này, mà tỷ lệ tiêu thụ đậu đũa ngày một tăng cao hơn.
Nắm bắt thực tế này, nhiều bà con nông dân đã chọn đậu đũa làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Với mong muốn giúp bà con có được mùa vụ đậu đũa bội thu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng, và hướng dẫn chăm sóc đậu đũa đảm bảo ít sâu bệnh, cho năng suất cao.
1. Khâu chuẩn bị trước khi trồng đậu đũa
Trước khi thực hiện trồng đậu đũa, bà con cần chuẩn bị một số một số thứ cần thiết như:
- Chuẩn bị chậu để gieo hạt
Bà con có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như: khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp… Lưu ý, nếu như trồng đậu đũa trong chậu thì chậu phải được đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.
-
Lựa chọn hạt giống khỏe
Hiện tại, có 2 loại đậu đũa là thân thấp và thân cao. Tùy vào nhu cầu và mong muốn, mà bà con lựa chọn hạt giống phù hợp.
Tuy nhiên, nếu không muốn mất nhiều công sức bà con có thể mua luôn hạt giống ngoài cửa hàng. Còn nếu muốn thu hoạch quả để giống cho năm sau, thì bà con nên chọn những quả đậu đũa to, dài và mập.
Lựa chọn hạt giống khỏe để trồng
Theo đó, bà con hãy để chúng thật già trên cây sau đó hái xuống đem phơi khô và tách lấy hạt bên trong. Hạt càng già sẽ cho chất lượng hạt giống bên trong càng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao và cây con khỏe mạnh.
-
Chọn đất và làm đất
Bà con cần chuẩn bị đất trồng thật tốt, để hạt nhanh nảy mầm và cây sinh trưởng cũng khỏe mạnh hơn. Trước khi gieo 1 tuần, cần làm đất tơi xốp không để đất dính cỏ dại, bón lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoại rồi trộn đều với đất, phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt các mầm bệnh.
2. Các bước thực hiện gieo đậu đũa cho năng suất cao
Muốn đậu đũa cho năng suất cao, bà con cần tuân thủ các bước thực hiện cụ thể dưới đây:
Bước 1: Hạt giống trước khi gieo trồng nên được ngâm trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C từ 4-6 tiếng. Sau đó ủ hạt vào cát cho hạt nảy mầm.
Bước 2: Sau khi hạt giống nảy mầm. Bà con tiến hành gieo hạt đậu đũa với khoảng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm.
Bước 3: Thực hiện phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên để giữ ẩm cho hạt nảy mầm dài hơn. Sau khi gieo đậu cần phải tưới nước đều đặn, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện nảy mầm tốt nhất. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi gieo, cây đậu đũa sẽ ra lá.
Trên đây là các bước hướng dẫn trồng đậu đã được kiểm nghiệm thực tế và thành công. Vậy nên, bà con cứ an tâm mà áp dụng.
3. Kỹ thuật làm giàn cho đậu đũa
Cây đậu đũa là cây thân leo khi phát triển sẽ phải làm giàn cho cây leo, nếu không sẽ gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Giai đoạn cây đậu đũa bắt đầu vươn cao 20 – 25cm cần kịp thời làm giàn, thay vì cắm cọc bà con có thể sử dụng sợi se nông nghiệp với độ dài từ 1,8 – 2m làm giàn kiểu chữ A hoặc chữ X,… để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và bò leo hướng lên đỉnh giàn.
Được biết, sợi se nông nghiệp này được làm từ nhựa nguyên sinh, lực kéo đứt cao, trọng lượng nhẹ, mềm và trơn, thắt gút dễ dàng không đau tay, dễ rút. Ngoài ra, dây trồng đậu còn có khả năng kháng tia UV 2% nên bà con có thể dùng trong một thời gian dài, lên đến 2 năm. Sử dụng sợi se nông nghiệp, sẽ tạo được điểm tựa để cây đậu đũa bám vào và sinh trưởng tươi tốt.
Dùng sợi se nông nghiệp trong việc hỗ trợ sinh trưởng cho cây đậu đũa
Hiện, bà con nông dân có thể mua sợi se nông nghiệp này ở Công ty TNHH Dây sợi Rồng Á Châu (Asian Dragon). Đây là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối các loại sợi se nông nghiệp, đảm bảo cho cây trồng một điều kiện phát triển tốt với năng suất cao.
Lưu ý: Trước khi cắm giàn, bà con cần xới xáo và vun gốc cây.
4. Hướng dẫn chăm sóc đậu đũa ít sâu bệnh, sai quả.
Để chăm sóc cây đậu đũa đạt năng suất cao khi thu hoạch, bà con nên chia giai đoạn bón phân ra làm 3 lần. Lần 1 từ khi cây còn non, lần 2 từ khi cây bắt đầu bám giàn và lần 3 từ khi cây ra hoa và cho quả. Tránh bón quá nhiều, gây xót cây.
Sau khoảng 40 ngày gieo trồng, cây sẽ bắt đầu cho ra hoa rộ. Hoa cây đậu đũa thường nở vào buổi sáng sớm. Ở giai đoạn này, bà con cũng cần lưu ý phải cung cấp đầy đủ nước vì nó quyết định đến năng suất của cây về sau. Hoa cây đậu đũa có khả năng tự thụ phấn rất cao, nên bà con sẽ không phải tốn nhiều công sức cho việc này.
Sau khi cây ra hoa thì 3 đến 4 ngày, những quả non sẽ mọc ra. Quả đậu đũa có đặc điểm khi ra quả sẽ ra thành từng cặp đôi một.
Chăm sóc đúng kỹ thuật cây đậu đũa sẽ cho năng suất cao
Từ phần đài hoa quả sẽ mọc và phát triển dài ra cho đến khi đạt đến chiều dài khoảng 30 – 50cm. Lúc này, bà con cần tỉa bớt lá già để cho giàn thông thoáng và giúp đón được nhiều ánh nắng mặt trời giúp quả mau lớn.
Đậu đũa thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: sâu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất. Để hạn chế sâu bệnh hại, bà con nông dân cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại, phun thuốc trừ kịp thời khi sâu bệnh chớm xuất hiện.
Vậy là chúng tôi vừa hướng dẫn xong cho bà con cách trồng và chăm sóc đậu ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Mong rằng, những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bà con có được mùa vụ bội thu và mang về cho mình một nguồn lợi kha khá từ đậu đũa.
Trở về tin tức sự kiện