Bật mí bí quyết trồng ổi cho năng suất cao – Nextfarm
Trái Ổi là một thức quả không còn xa lạ gì với cuộc sống xung quanh chúng ta. Không chỉ ngon, đạt hiệu quả kinh tế cao mà ổi còn có rất nhiều công dụng như chữa bệnh và làm đẹp. Cây ổi khỏe mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hoạch chỉ sau 2 năm đối với trồng cây ghép gốc. Sau đây Nextfarm sẽ bật mí bí quyết trồng ổi cho bà con để đạt hiệu quả cao:
1. Bí quyết trồng ổi qua việc chọn giống
Các giống ổi được trồng chủ yếu là giống ổi Thái Lan, Ổi xù (bo xù), Ổi bo (Bo tròn và Bo cao thành)
– Bí quyết trồng ổi là giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các cơ sở sản xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất
– Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây con, cành chiết ghép, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.
Trong trường hợp giống và các gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép.
– Số lượng cây giống dùng cho 1 sào Bắc Bộ: 50-54 cây/sào
2. Đất trồng, khí hậu
- Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm. Đất phù sa đặc biệt tốt cho trái ổi phát triển.
- Đào hố trồng: 50x50x50cm
- Độ pH nên giao động trong khoảng 5-6
- Bón lót trước khi trồng mỗi gốc 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA + 0,5-1kg Supe Lân + 0,1kg Kali trộn đều với lớp đất mặt.
- Đào hố bón lót phân trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
- Nhiệt độ nằm trong khoảng 20-300C là thích hợp cho việc trồng ổi.
3. Thời vụ
- Với miền Bắc có thể trồng vào vụ xuân hè ( tháng 3 – 5 ) hoặc vụ hè thu ( tháng 8 – 10)
- Bà con ở miền Nam có thể bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5-6).
4. Cách trồng
Bước 1: Bí quyết trồng ổi là mật độ tiêu chuẩn phải đạt 100 gốc ổi trên một diện tích vườn 1000m2. Khoảng cách trồng tối ưu giữa các cây là 3,5m x 4m
Bước 2: Xới đất cho đất tơi xốp.
Bước 3: Sau khi xới đất, tiến hành đào hố trồng ổi: chiều sâu hố là 20cm, đường kính hố là 20cm
Bước 4: Sau khi đã đào xong hố chúng ta sẽ đào giữa mô trồng ổi rồi đặt bầu cây giống đã xé túi nilon vào hố -> Lấp đất bằng mặt bầu cây giống -> Dùng tay ấn chặt đất vào mặt bầu -> Cắm cọc để cố định -> Tưới nước cho cây
5. Tưới nước
Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới cho cây, đặc biệt là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển. Cây ổi không ưa nước do đó tuyệt đối không để cây bị úng nước. Khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay
6. Làm cỏ
Thường xuyên làm sạch cỏ trên vườn để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh từ cỏ dại sang cây ổi. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc. Phải dọn dẹp làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc.
7. Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán
Trong bí quyết trồng ổi thì quan trọng là phải biết tỉa lá, tỉa cành và tạo dáng. Cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, khi thấy cây có lá và cành quá nhiều. Khi cành hay lá bị sâu bệnh hại cần lập tức lợi bỏ.
Khi trồng trái ổi tạo tán, bấm đọt là công việc giúp cho cây ổi có năng suất và chất lượng cao, công việc này tạo điều kiện để cho cành ra nhiều quả, thu hoạch quả nhanh chóng, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng. Tạo tán cho ổi sẽ giúp bộ rể phát triển từ đó cây mới phát triển tốt nhất.
Kỹ thuật tạo tán: 3 tháng sau kì trồng ổi, ta cần quan sát vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ sinh ra những mầm mới và ta chỉ để lại 3 mầm ( những cành cấp 1). Chiều dài cành cấp 1 vào khoảng 50cm. Khi cành dài khoảng
70cm thì cắt bỏ một nửa cành, sau này cây sẽ thấp dễ và thu hoạch quả
Cành mọc ra từ thân chính (cành cấp 2): cành này chỉ nên để dài khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành này ta để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra ( cành cấp 3)
Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành tuy nhiên ta chỉ để lại khoảng 7-8 cành khỏe mạnh còn với những cành yếu và mọc dày hãy cắt bỏ để cây có bộ tán cân đối.
Sau khi cắt cành để nước và sâu bệnh không có cơ hội xâm nhập vào vết thương ta sẽ quét vôi vào vết cắt. Đồng thời tưới nước cho cây, vệ sinh vườn ổi, thu gom các cành cắt và đốt bỏ để tránh việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ ổi sau
8. Bón phân
- Sau khi trồng 1 tháng bón nhử (1 gốc 0,2-0,3kg NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13). Sau đó bón định kỳ 1 tháng 1 lần 0,1-0,2kg/cây NPK 16-16-8 cho đến khi cây cho quả bói.
- Phương pháp bón phân:
Hòa phân vào nước tưới xung quanh gốc. Lượng phân, thời điểm bón tùy vào giống ổi sẽ khác nhau. Năng suất lượng quả tăng lên thì lượng phân tăng lên tương ứng.
Giai đoạn ổi cho quả năm thứ nhất (cuối tháng 4) sau khi cắt tỉa cành cần bón thúc cho cây ra lộc, ra hoa.
Lượng phân: 50kg Supe Lân + 10kg Đạm Ure + 5kg
Kali/sào.
Giai đoạn ra hoa, đậu quả (tháng 5 đến tháng 12) .Định kỳ 2 tháng bón phân 1 lần nuôi quả.
Lượng phân: 5kg NPK/sào.
Ngoài ra Nextfarm đem đến một bí quyết trồng ổi cho người nông dân đó là có thể bón phân cho cây ổi bằng máy châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G, với những tính năng đặc biệt như:
- Định lượng phân bón chính xác
- 50 chương trình tưới, cài đặt tưới theo mùa vụ
- Phù hợp với nhiều mô hình farm từ lớn tới nhỏ
- Số khu vực tưới tối đa lên tới 20 khu vực
- Kết hợp quan trắc, điều khiển vi khí hậu nhà màng
- Tích hợp gói truy xuất nguồn gốc
- Bảo hành 3 năm
9. Thu hoạch
Sau khi đã thực hiện đủ tất cả các bí quyết trồng ổi cho năng suất cao rồi thì cũng đến bước cuối cùng, thu hoạch thôi:
- Cách ly thuốc bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 10-15 ngày
- Thu hoạch tốt nhất là thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối
- Thu hoạch lúc trái ổi đạt độ chín sinh lý để bảo quản được lâu và chất lượng quả tốt hơn
- Dụng cụ thu hoạch như dao, kéo phải sắc, bén và được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng
- Quả sau khi cắt phân loại sơ bộ vận chuyển về nhà đóng gói càng sớm càng tốt
- Sản phẩm sau thu hoạch hạn chế tiếp xúc với đất, hạn chế để qua đêm
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.