Bật mí bí quyết giúp trẻ ngủ sâu giấc

Đối với trẻ con, giấc ngủ thực sự rất quan trọng đặc biệt là độ tuổi sơ sinh hoặc chập chững biết đi. Tuy nhiên, có nhiều bé rất khó đi vào giấc ngủ, thường sẽ quấy khóc hay ngủ chập chờn. Điều này làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy cha mẹ phải làm sao để trẻ  ngủ ngon hơn? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu giải pháp cho vấn đề này trong bài viết này nhé!

Làm sao để trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn? Nguồn từ cdnparenting

Làm sao để trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn? Nguồn từ cdnparenting

1Phương pháp giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn 

Để giúp cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà cha mẹ có thể tìm hiểu.

Phương pháp luyện ngủ Fading

Phương pháp luyện ngủ Fading giúp cho trẻ đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh thích nghi với việc tự ngủ. Cha mẹ có thể thực hiện phương pháp này bằng cách đặt trẻ vào cũi hoặc giường khi trẻ có những dấu hiệu buồn ngủ, sau đó ra di chuyển ra khỏi phòng và đóng cửa. 

Trường hợp nếu trẻ quấy khóc, cha mẹ đừng nên vào phòng ngay lập tức mà hãy chờ khoảng 5 phút và chỉ vào nếu cơn khóc vẫn còn tiếp tục sau đó. Khi cha mẹ bước vào phòng, hãy xoa lưng để trẻ bình tĩnh trở lại và rời khỏi phòng sau đó. Nếu trẻ vẫn còn khóc, cha mẹ hãy lặp lại quá trình này cho đến khi trẻ đi ngủ. Phương pháp này dạy trẻ cách tự làm dịu bản thân và tự đi vào giấc ngủ mà không còn quấy khóc. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này cha mẹ rất cần kiên nhẫn. 

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ mẹo để bé ngủ không giật mình hiệu quả

Phương pháp Cry it out – hãy để trẻ khóc 

Đây là phương pháp mà các bậc phụ huynh sẽ phải chịu đựng tiếng khóc và la hét của con mình trong một giờ hoặc lâu hơn. Phương pháp này giống với bước đầu của phương pháp luyện ngủ Fading. Tuy nhiên lần này khi trẻ quấy khóc, cha mẹ sẽ không vào phòng để xoa dịu cho dù khóc lớn. Thay vào đó, cha mẹ sẽ cố gắng kìm nén cảm xúc và để trẻ tự dừng. 

Phương pháp Cry it out - hãy để trẻ khóc. Nguồn từ popsugar-assets

Phương pháp Cry it out – hãy để trẻ khóc. Nguồn từ popsugar-assets

Phương pháp này sẽ làm cho trẻ bị mất sức khi quấy khóc trong nhiều giờ. Tuy nhiên sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sau đó. Khi thực hiện phương pháp này nếu cha mẹ nhượng bộ, trẻ sẽ khóc lâu hơn và khó đi vào giấc ngủ. 

Phương pháp Camp it out

Với phương pháp này, cha mẹ sẽ nằm bên cạnh cũi hoặc giường để trẻ an tâm khi ngủ. Cho đến lúc trẻ đã dần làm quen và cảm thấy thoải mái, cha mẹ hãy chuyển từ việc nằm cạnh sang ngồi cạnh cũi và sau đó là rời khỏi phòng khi trẻ ngủ. Phương pháp này tạo ra một quá trình giúp cho trẻ cảm thấy an toàn và bắt đầu tự đi vào giấc ngủ. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, cha mẹ hãy đợi 5 phút trước khi vào phòng để trấn an như phương pháp luyện ngủ Fading. 

2Dấu hiệu để chuyển trẻ từ ngủ cũi sang giường 

Khi trẻ mới biết đi cũng là giai đoạn cha mẹ cần cân nhắc để chuyển từ việc ngủ cũi sang giường lớn. Các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc trẻ nên ngủ ở giường lớn: học cách trèo ra khỏi nôi, đã được tập luyện ngồi bô và cần sử dụng phòng tắm hoặc trẻ sẽ không ngủ ở cũi vào ban đêm mà sẽ tìm đến phòng của cha mẹ để xin ngủ chung. 

Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc trẻ nên ngủ ở giường lớn là học cách trèo ra khỏi nôi.

Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc trẻ nên ngủ ở giường lớn là học cách trèo ra khỏi nôi.

Dưới đây là một số mẹo mà bậc phụ huynh có thể áp dụng để dễ dàng giúp trẻ chuyển từ ngủ cũi sang giường:

  • Giữ cho môi trường xung quanh quen thuộc và thoải mái: Giường của trẻ sẽ được đặt cùng vị trí với cũi.
  • Làm hoãn quá trình để trẻ vượt quá từng cột mốc trong cùng một thời điểm. Cha mẹ đừng nên tập cho trẻ chuyển từ việc ngủ cũi sang giường cùng với các thói quen mới khác như ngồi bô hay ăn súp lơ…Điều này sẽ làm cho trẻ bị choáng ngợp.
  • Dùng phần thưởng để khuyến khích trẻ: Các bậc phụ huynh có thể sử dụng phần thưởng để trẻ cảm thấy hứng thú khi thực hiện thử thách, đồng thời cũng góp phần khuyến khích để trẻ phát huy năng lực.

3Tạo thói quen trước khi đi ngủ 

Không gian yên tĩnh và thoải mái là yếu tố giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngon giấc. Nguồn từ picdn

Không gian yên tĩnh và thoải mái là yếu tố giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngon giấc. Nguồn từ picdn

Cha mẹ nên thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ ngay khi còn bé, dưới đây là một số hoạt động để thực hiện điều này: 

  • Tắm nước ấm cho trẻ vào ban đêm: Nước ấm có thể làm dịu và thư giãn giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 
  • Thay : Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên thay tã để đảm bảo thoáng mát và không làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Tạo một không gian yên tĩnh và thoải mái: Khi đến giờ đi ngủ của bé, cha mẹ hãy tắt hết các thiết bị điện tử và giữ cho phòng ở nhiệt độ dễ chịu. 
  • Giảm độ sáng của đèn: để kích thích sản sinh ra melatonin, có tác dụng gây buồn ngủ làm cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Âm nhạc thư giãn: Cha mẹ có thể bật những bản nhạc nhẹ nhàng như tiếng mưa, tiếng thác nước để giúp trẻ dễ ngủ.  
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể kể chuyện hoặc hát bài hát dịu êm để ru trẻ ngủ. 

Điều quan trọng nhất để tạo thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần thực hiện thường xuyên và nhất quán. 

4Mẹo giúp trẻ luyện giấc ngủ ngắn 

Cha mẹ cần lên kế hoạch để hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Nguồn từ paperpimecone

Cha mẹ cần lên kế hoạch để hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Nguồn từ paperpimecone

Khi trẻ ngủ không đủ giấc, trẻ thường rất dễ cáu kỉnh và nhiều lần trẻ quấy khóc đêm. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ không chỉ là giấc ngủ vào ban đêm mà giấc ngủ thời gian trưa cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ luyện giấc ngủ ngắn: 

  • Lên kế hoạch giúp trẻ có thể hình thành thói quen ngủ ngắn sau bữa trưa. 
  • Sắp xếp thời gian một cách nhất quán để phòng cho trường hợp nếu trẻ ngủ trưa muộn vào buổi chiều, chúng có thể không buồn ngủ vào buổi tối. 

Tuy nhiên khi bắt đầu thói quen ngủ trưa, trẻ sẽ thường ngủ rất muộn từ 11 đến 12 giờ vào ban đêm. Vì thế, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ về việc dừng ngủ trưa để giấc ngủ vào ban đêm được đảm bảo hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể chuyển giờ ngủ trưa vào các thời gian khác yên tĩnh hơn, để giúp trẻ nạp năng lượng. 

5Tại sao trẻ lại khó đi vào giấc ngủ? 

Trẻ khó ngủ và quấy khóc vì sợ bóng tối.

Trẻ khó ngủ và quấy khóc vì sợ bóng tối.

Để hiểu rõ được tại sao trẻ thường khó đi vào giấc ngủ, cha mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện và thấu hiểu tâm lý của con.

Trường hợp trẻ khó ngủ vì sợ bóng tối. Cha mẹ hãy an ủi và động viên trẻ để trẻ vượt qua. Thêm vào đó, cha mẹ có thể lắp đặt đèn ngủ trong phòng và chiếu sáng ở ngoài hành lang để giảm đi nỗi sợ cho trẻ.

Một trường hợp khác, trẻ khó đi vào giấc ngủ là vì thời gian đi ngủ bị lệch, có thể sớm hơn hoặc quá muộn, làm cho trẻ không còn cảm giác buồn ngủ. Điều này đòi hỏi cha mẹ cần xác định thời gian nhất quán mà trẻ thường cảm thấy buồn ngủ, để giúp đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ. 

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi trước giờ đi ngủ bình thường hoặc không có giấc ngủ ngắn vào giờ trưa thì hãy cân nhắc cho trẻ đi ngủ sớm trước 30 phút hoặc một tiếng. 

6Khi nào cần gặp chuyên gia?

Khi trẻ bị mất ngủ và rối loạn giấc ngủ thì đã đến lúc cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nguồn từ prempediatrics

Khi trẻ bị mất ngủ và rối loạn giấc ngủ thì đã đến lúc cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nguồn từ prempediatrics

Không chỉ đơn giản là trẻ bị mất ngủ bình thường, có những trường hợp mà cha mẹ không thể giải quyết. Đó là lúc, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa để tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của trẻ, bao gồm: 

  • Thức dậy quá sớm.
  • Chuyển từ cũi sang giường.
  • Thường xuyên ngủ chung với cha mẹ.
  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon thực sự không hề dễ dàng đặc biệt đối với những em bé mới biết đi và hay chống đối. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để giúp trẻ ngủ ngon hơn là cha mẹ cần kiên trì, nhất quán và thực hiện từng bước. Hy vọng thông qua bài viết này AVAKids đã mang đến cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích để giúp cải thiện và làm cho giấc ngủ của trẻ được đảm bảo. 

Thanh Lam tổng hợp từ Healthline

1. Ackenem LD, et al. (2015). The timing of the circadian clock and sleep differ between napping and non-napping toddlers. DOI: 10.1371/journal.pone.0125181

2. Bathory E, et al. (2017). Sleep regulation, physiology and development, sleep duration and patterns, and sleep hygiene in infants, toddlers, and preschool-age children. DOI: 10.1016/j.cppeds.2016.12.001

3. Cooney MR, et al. (2018). An open trial of bedtime fading for sleep disturbances in preschool children: A parent group education approach. DOI: 10.1016/j.sleep.2018.03.003

4. Hale L, et al. (2019). Youth screen media habits and sleep: Sleep-friendly screen-behavior recommendations for clinicians, educators, and parents. DOI: 10.1016/j.chc.2017.11.014

5. Hirshkowitz M, et al. (2015). National sleep foundation’s updated sleep duration recommendations: A final report. DOI: 10.1016/j.sleh.2015.10.004

6. Mindell JA, et al. (2015). Bedtime routines for young children: A dose-dependent association with sleep outcomes. DOI: 10.5665/sleep.4662

7. Nightmares. (2013). my.clevelandlinic.org/health/articles/pediatric-nighttime-fears/nightmares

8. Warner B. (n.d.). Tackling the toddler crib to bed transition. Stlouischildrens.org/health-resources/pulse/tackling-toddler-crib-bed-transition