Bật Mí Cách Trồng Dâu Tây Tại Nhà Đơn Giản Nhất – bTaskee
Dâu tây đang là loại quả được rất nhiều chị em yêu thích và muốn trồng ngay tại nhà. Nó vừa có hương vị ngon ngọt dễ ăn mà cũng hàm chứa lượng dưỡng chất cao. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng dâu tây đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
Mục Lục
Chuẩn bị trước khi trồng dâu tây
Cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi trồng dâu tây
Trước khi trồng, bạn cần biết rõ thời gian sinh trưởng cũng như thu hoạch của nó. Theo đó, tháng 4 và cả tháng 5 là hai thời điểm phù hợp nhất để dâu tây phát triển. Bạn nên trồng chúng vào thời gian này. Trong điều kiện được chăm sóc tốt, dâu tây sẽ cho ra trái chỉ sau 2 tháng.
Để trồng dâu tây một cách tốt nhất, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ thiết yếu. Bao gồm có giống cây, chậu để trồng cây và loại đất trồng phù hợp.
Chọn giống dâu tây
Dâu tây có thể trồng bằng nhiều cách. Trong đó, trồng bằng cây con được mua sẵn và trồng bằng hạt tự ươm là hai cách phổ biến
Nếu trồng bằng cây con, hãy chọn những cây có chiều cao từ 10cm – 15cm. Cần chú ý chọn cây khỏe mạnh, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, mối mọt.
Để mua cây giống, bạn có thể đến trung tâm chuyên làm vườn hoặc công ty cung cấp rau quả. Tuy nhiên, nếu muốn trồng giống cây đặc thù, hãy trao đổi online với họ trước.
Trồng dâu tay bằng cây con
Bên cạnh việc trồng bằng cây giống, bạn còn có thể trồng dâu tây bằng hạt. Hãy cẩn thận để chọn mua được những hạt chắc mẩy, chất lượng tốt. Chúng sẽ đảm bảo tỷ lệ cây con nảy mầm cao nhất.
Hãy để ý những thông số trên bao bì của hạt như: Hạn sử dụng, tình trạng dấu vết niêm phong bao bì, tình trạng hạt.
Hiện tại, trên thị trường, một cây dâu tây giống có giá dao động từ 50,000 – 80,000 đồng. Một túi hạt giống có giá rơi vào khoảng 25,000 – 30,000 đồng. Mức giá này rất phù hợp cho bạn trồng dâu tây tại nhà.
Trồng dâu tây bằng hạt
Lựa chậu trồng dâu tây
Những chậu có kích thước độ dài lớn là loại phù hợp nhất để tiến hành trồng cây dâu tây. Ngoài ra, có thể trồng loại cây này vào những chậu treo.
Nên chọn những chậu có bán kính từ 15cm trở lên. Những chậu này có diện tích khá lớn giúp giữ được nhiều đất. Do đó sau khoảng thời gian dài bạn mới phải thực hiện thay hoặc bổ sung đất một lần.
Trong điều kiện không có đủ không gian, bạn cũng có thể dùng chậu nhỏ hơn. Hãy nhớ thay đất và bón phân cho cây thường xuyên.
Chọn chậu trồng dâu tây phù hợp
Khi chọn chậu cần lưu ý chọn lựa những loại có chỗ thoát nước. Chúng sẽ hạn chế tình trạng cây chết vì rễ bị ngập úng.
Làm đất trồng
Trồng dâu tây trong chậu sẽ có cách chăm sóc hoàn toàn khác khi trồng ngoài đồng. Chậu cây nhỏ sẽ thu hẹp tổng diện tích đất trồng và hạn chế nguồn dinh dưỡng của dâu tây. Do đó đất trồng là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của cây.
- Đầu tiên, đất trồng cần tơi xốp, giàu dưỡng chất. Đất thích hợp nhất có thể dùng là loại đất tribat. Nếu không hãy sử dụng đất thường trộn với phân bón và xơ dừa để tăng dinh dưỡng nhé.
- Thứ hai, đất tốt nhất dùng để trồng dâu tây có độ pH dao động trong khoảng 5,3 – 6,5. Do đó, nếu đất có độ pH quá thấp, hãy tăng độ pH cho chúng. Bạn có thể tiến hành trộn đất lẫn với vỏ trứng và vôi bột. Đồng thời, luôn nhớ bón phân hữu cơ định kỳ để tăng sự phì nhiêu, màu mỡ của đất trồng.
- Thứ ba, dâu tây là loại cây chịu ngập úng cực kém. Do đó, hãy luôn để ý khả năng giữ ẩm cũng như sự tơi xốp của đất. Những điều này sẽ giúp thoát nước cho cây tốt hơn, hạn chế rễ cây ngập úng.
- Thứ tư, hãy luôn làm sạch nấm bệnh, làm sạch ấu trùng gây hại. Chúng sẽ giúp phòng tránh tốt nhất nguy cơ bệnh tật cho cây.
- Cuối cùng, cho dù trước khi trồng, bạn đã chăm bón rất nhiều dưỡng chất cho cây. Sau khi trồng, hãy luôn nhớ cải tạo lại đất trồng. Nguyên nhân bởi đất có thể bị vón cục hoặc chai sạn từ đợt thu hoạch tước.
Làm đất trồng dâu tây
Các bước trồng và chăm sóc dâu tây
Trồng dâu tây trong chậu
Hãy tưới ngập nước vào chậu trước khi trồng cây. Việc này giúp làm ẩm đất và cấp nước cho đất trồng. Cứ tưới liên tục cho đến khi thấy đáy chậu bắt đầu rỉ ra những giọt nước thì dừng lại.
Khi mua về, cây dâu tây thường được bảo quản trong những túi bóng hoặc thùng xốp. Bạn hãy lấy chúng ra và tiến hành ngâm phần rễ vào nước chừng 1 giờ. Nó vừa giúp cấp ẩm đầy đủ cho cây vừa giúp xóa bỏ chấn động khi cây trồng xuống đất.
Ngâm rễ cây dâu tây vào nước
Sau khi cấp ẩm đầy đủ cho phần rễ dâu tây thì mang cây ra ngoài. Tiến hành đặt dâu tây vào trên đỉnh ụ đất. Nhẹ nhàng điều chỉnh rễ cây để phần gốc trải rộng khắp ụ rồi đổ đất lấp kín. Vậy là bạn đã thành công trồng một cây dâu tây vào chậu.
Đặt rễ dâu tây vào ụ đất
Lưu ý: Chỉ nên đổ đất cao ngang cổ rễ, không nên lấp kín cả cây.
Cách chăm sóc dâu tây trong chậu
Là giống cây thích môi trường ẩm ướt, bạn nên đặt chậu dâu tây ở những nơi phù hợp. Tốt nhất, nên chọn những địa điểm có nắng chiếu nửa ngày như ban công, khung cửa sổ…
Sau khi trồng, để cây phát triển nhanh, bạn cũng cần lưu ý những cách chăm sóc cây dâu tây sau đây.
Cách chăm sóc dâu tây trong chậu
Về tưới nước
Dâu tây là giống cây ưa ẩm, do đó, hãy luôn tưới nước thường xuyên cho chúng. Tùy vào tình trạng đất và môi trường xung quanh mà bạn điều chỉnh tần suất tưới phù hợp. Cách để nhận biết cây cần được cấp nước là nhìn vào tình trạng độ ẩm của đất.
Mỗi ngày, một cây dâu tây nên được tưới tối đa từ 150ml – 200ml nước. Thời điểm thích hợp để thực hiện việc này là buổi sáng. Nếu tưới vào buổi tối sẽ là điều kiện thích hợp để nấm bệnh xuất hiện, sinh sôi, phát triển. Chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến cả thân và rễ cây.
Lưu ý: Cần tránh làm ướt hoa khi tiến hành tưới nước. Việc tưới nước vào bông hoa có thể gây giảm chất lượng khi cây thụ phấn, cây dễ ra quả dị dạng…
Về bón phân
Nên dùng phân bón dạng lỏng để bón cho dâu tây. Việc sử dụng các loại phân tan trong nước hoặc thành phần có nhiều nitơ sẽ khiến cây ra nhiều lá, ít ra quả.
Sau khi đã thu hoạch, hãy vẫn thực hiện việc chăm sóc cây như bình thường. Nếu được chăm sóc tốt, sau khi cho đợt thu hoạch trái đầu tiên, dâu tây vẫn có thể ra hoa kết trái.
Lưu ý
Chăm sóc dâu tây để thu hoạch nhiều trái
- Khi mới được trồng, bạn cần che chắn cẩn thận để cây dần dần hồi phục sau khi thay đổi môi trường sống. Bạn cũng có thể bổ sung dung dịch thủy canh hoặc phân bón có nồng độ thấp cho cây. Việc này sẽ giúp tăng cường cấp chất dinh dưỡng cho dâu tây non.
- Cây dâu tây có thể có hiện tượng héo xung quanh viền lá một vài ngày khi được trồng xuống. Lúc này, hãy chú ý chăm sóc cẩn thận kết hợp với cắt bỏ những phần lá bị xém.
- Vào lần đầu tiên cây ra hoa, hãy ngắt bỏ những bông hoa đó để ức chế. Như vậy, cây sẽ tăng số lượng ra hoa và kết quả nhiều hơn.
Ngắt những bông hoa đầu tiên để cay ra nhiều quả
Thu hoạch và bảo quản
Sau khoảng 2 tháng, dâu tây trồng trong chậu đã bắt đầu thu hoạch được. Bạn đã có thể thực hiện thu hoạch khi thấy trái chuyển từ màu xanh thành đỏ sẫm.
Dâu tây chín có thể ăn trực tiếp hoặc say thành sinh tố, nước ép đều rất ngon. Khi thu hoạch trái dâu tây, hãy kéo nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến thân cây.
Và đừng quên sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee để có thêm thời gian chăm sóc vườn dâu tây xinh xắn của bạn nhé!
Tải app bTaskee ngay tại đây
Một số lưu ý khi trồng dâu tây
Lưu ý khi trồng dâu tây
Để trồng dâu tây thành công, bạn cần biết những lưu ý sau:
- Đầu tiên, có những cây dâu tây sẽ không kết quả sau cả 4 – 6 năm trồng. Do đó, hãy chọn giống cây phù hợp
- Thứ hai, trồng dâu tây bằng hạt sẽ cho ra những trái có kích thước nhỏ hơn, chua hơn khi trồng bằng cây con.
- Nên thu hoạch quả dâu tây ngay khi chúng chín. Việc để quả dâu tây tiếp xúc với đất quá lâu sẽ khiến chúng bị hỏng.
Lưu ý chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời cho dâu tây để chúng phát triển tốt nhất.
Hãy đổ bã cà phê vào đất hoặc bón thêm phân có chứa nitơ khi thấy lá cây chuyển sang màu xanh nhạt.
Khác với những loại cây khác, dâu tây khi bị ngập úng hay nấm mốc sẽ khó cứu chữa. Hãy mạnh dạn bỏ chúng đi để trồng những cây khỏe mạnh hơn.
Trên đây là toàn bộ cách trồng dâu tây và những lưu ý cần thiết khi chăm sóc chúng. Chúc bạn sẽ trồng thành công và thu hoạch được nhiều trái dâu tây đỏ mọng, ngon ngọt.
Câu hỏi thường gặp:
- Các giống dâu tây chịu nhiệt tốt dễ trồng?
– Dâu Nhật
– Dâu New Zealand
– Dâu Mỹ - Các phòng trừ bệnh đốm lá cho dâu tây?
– Tỉa lá bệnh, thu gom và đem tiêu hủy để không để lây lan nguồn bệnh sang các chậu khác.
– Bón phân cân đối NPK.
– Phát hiện bệnh sớm và phun phòng bằng thuốc hóa học có hoạt chất Iprodione, Difenoconazole, Kasugamycin + Oxychloride, Iprodione+Carbendazim,…
Xem thêm các bài viết khác tại đây: