Bảo vệ an ninh mạng là gì? Giải pháp an ninh mạng cho doanh nghiệp
Công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng mạng Internet trở nên hiệu quả với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên những vấn đề về an ninh mạng, thất thoát rò rỉ thông tin, xâm hại quyền riêng tư chính là nỗi lo chung, gây ra nhiều những tổn thất tài chính của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Cùng FSI tìm hiểu về an ninh mạng cũng như giải pháp bảo vệ an ninh mạng hiệu quả nhất năm 2022 trong bài viết dưới đây.
Vấn đề an ninh mạng hiện nay được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như các quốc gia quan tâm
Phát biểu về vấn đề an ninh mạng, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhận định rằng: “Đe dọa về an ninh mạng trở thành một trong các thách thức về kinh tế và an ninh quốc gia, có thể coi đó là nhân tố nguy hiểm nhất đối với nước Mỹ. Internet hiện giờ đã trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Tổng thống Nga Putin trong bài phát biểu của mình cũng từng khẳng định: “Trong điều kiện hiện nay, sức sát thương của các cuộc tấn công mạng có thể cao hơn bất kỳ loại vũ khí thông thường nào”.
Như vậy, vấn đề bảo vệ an ninh mạng đóng vai trò quan trọng và hiện nay được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như nhiều quốc gia chú ý tới.
Mục Lục
An ninh mạng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, định nghĩa an ninh mạng được hiểu như sau:
“An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Như vậy, an ninh mạng chính là một thuật ngữ dùng để diễn tả quá trình bảo mật an toàn cho các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và các chương trình máy tính trước các cuộc tấn công mạng trên nền tảng số.
An ninh mạng là thuật ngữ dùng diễn tả quá trình bảo mật an toàn cho các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và các chương trình máy tính
Hoạt động xâm phạm an ninh mạng tại một số quốc gia
Hiện nay, tình hình an ninh mạng trên thế giới đang có những diễn biến vô cùng phức tạp. Đã có nhiều vụ tấn công vào hệ thống cổng thông tin quan trọng của nhiều quốc gia. Hệ thống giám sát điều khiển công nghiệp SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đã từng bị xâm nhập. Nhiều hacker đã lên các chiến dịch để lây nhiễm và cài cắm mã độc. Thông tin cá nhân của hàng trăm triệu người dùng mạng internet được sử dụng trái phép.
Từ thực trạng ấy ta có thể khái quát thành một số ý nổi bật như sau:
- Hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng đang có diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Hiện nay đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng quy mô rộng lớn và mức độ nguy hiểm tăng dần.
- Các hoạt động chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng đang diễn ra công khai.
- Tình hình an ninh mạng đang có những diễn biến ngày càng phức tạp và có tác động lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng trên thế giới đang có những diễn biến vô cùng phức tạp
7 giải pháp bảo vệ an ninh mạng hiệu quả nhất năm 2022
Các tổ chức, doanh nghiệp thường có xu hướng “trời mưa rồi mới bắt đầu mua ô”. Khi bảo mật an ninh mạng bị xâm nhập hay thiệt hại thì mới tìm tới giải pháp công nghệ thông tin. Bởi vậy, trước khi vấn đề an ninh mạng trở thành nỗi ám ảnh của doanh nghiệp, chúng ta có thể tham khảo một số biện pháp sau:
#1 Thiết lập và duy trì các chính sách làm sạch an ninh mạng và công nghệ thông tin
Ransomware (một loại virus được mã hóa, được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem là mô hình hiện đại của tội phạm mạng với nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu) sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong năm nay. Sophos khuyến nghị nên có các chính sách công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng cho toàn tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đảm bảo các biện pháp đối phó chủ động đính kèm với các tính năng như giám sát, sao lưu và đào tạo kỹ năng bảo mật để nếu có vấn đề phát sinh thì có thể phát hiện sớm. Mọi nhân viên đều phải được cập nhật bảo mật mới nhất trên thiết bị.
Chúng ta cần phải đảm bảo các biện pháp đối phó chủ động đính kèm với các tính năng như giám sát, sao lưu
#2 Chỉ sử dụng mật khẩu là chưa đủ
Theo báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2019 của Verizon, có tới 80% các vi phạm liên quan đến tấn công an ninh mạng do mật khẩu yếu hoặc bị xâm phạm mật khẩu. Chính vì vậy, nếu chỉ dùng mật khẩu thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải ứng dụng công nghệ xác thực đa yếu tố (MFA) làm tiêu chuẩn mới.
Xác thực đa nhân tố (MFA) là một hệ thống bảo mật yêu cầu nhiều phương thức xác thực danh tính từ các danh mục thông tin đăng nhập độc lập. Nhờ vậy, danh tính của người dùng sẽ được xác minh cho thông tin đăng nhập hoặc nhiều loại giao dịch khác.
80% các vi phạm liên quan đến tấn công an ninh mạng do mật khẩu yếu hoặc bị xâm phạm mật khẩu
#3 Sử dụng Zero Trust
Zero Trust là một triết lý an ninh mạng mà một khi đã ứng dụng trong tổ chức thì không ai trong hoặc ngoài mạng được tin cậy trừ khi sự nhận diện của họ đã được kiểm tra kỹ thật sự kỹ lưỡng trước đó. Zero Trust hoạt động dựa trên giả định rằng các mối đe dọa đều có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, cả bên trong và bên ngoài mạng.
Zero Trust luôn giả định rằng mọi nỗ lực truy cập vào mạng hoặc một ứng dụng đều là một mối đe dọa (threat). Chính những giả định này sẽ thông báo cho tất cả các quản trị viên mạng, buộc họ phải thiết kế các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, có độ tin cậy cao cho toàn bộ tổ chức.
Sử dụng Zero Trust mức khả năng bảo vệ an ninh mạng sẽ tăng lên đáng kể
#4 Thận trọng với chiêu trò lừa đảo có công nghệ hỗ trợ
Hơn 60% người sử dụng mạng internet trên toàn cầu đã trở thành “con mồi” của các chiêu trò lừa đảo có hỗ trợ của công nghệ. Vấn nạn này đe dọa nghiêm trọng tới an ninh mạng.
Vậy doanh nghiệp cần phải xem xét thay thế các chatbot AI thay vì các công nghệ hỗ trợ không uy tín.
Hơn 60% người sử dụng mạng internet trên toàn cầu đã trở thành “con mồi” của các chiêu trò lừa đảo có hỗ trợ của công nghệ.
#5 Đoàn kết trong đảm bảo an ninh mạng
Chỉ 1/3 các nhà phát triển không thực sự hiểu các chính sách bảo mật trong nội bộ tổ chức của chính mình. Đây chính là chướng ngại vật, ngáng đường các nhà phát triển phần mềm, gây cản trở quá trình triển khai Zero Trust và bảo mật đám mây (cloud).
Chính vì vậy, các công ty cần thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhà phát triển và nhóm bảo mật để tất cả các thành viên ICT đều tham gia và hiểu đầy đủ về các chính sách và quy trình bảo mật.
Việc bảo đảm an ninh mạng luôn cần được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng
#6 Bảo mật mạng theo từng cấp độ
Nếu doanh nghiệp chỉ bảo mật theo một cách thức hay một cấp độ duy nhất, các hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng ấy để đánh chiếm tài nguyên doanh nghiệp. Bởi vậy, mọi tổ chức doanh nghiệp cần phải tiến hành bảo mật theo từng cấp độ cụ thể như sau:
- Wifi : Hiện nay hack wifi, chiếm đoạt thông tin hệ thống qua wifi đã xuất hiện rộng khắp trên nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy mạng LAN chính là vũ khí để nâng cao chất lượng bảo mật doanh nghiệp.
- Tường lửa : Tường lửa được xem là cánh cổng bảo vệ hệ thống ngay từ bên ngoài để từ đó có thể phát đi cảnh báo khi có sự đe dọa đến máy tính.
- Cáp Ethernet : Loại cáp này được tạo nên từ một nền tảng vững chắc và chúng được bảo mật nghiêm ngặt. Chính vì thế nên việc đánh cắp, truy cập hay phá vỡ cấu trúc dữ liệu là điều vô cùng khó khăn.
Bảo vệ từng cấp độ sẽ giúp vấn đề an ninh mạng không còn là mối lo của doanh nghiệp
#7 Sử dụng dịch vụ bảo mật công nghệ thông tin thuê ngoài
Nếu là đang điều hành một công ty nhỏ, không đủ khả năng chi trả cho một nhóm bảo mật thì các nhà cung cấp dịch vụ quản lý (managed service providers – MSP) chính là một lựa chọn tuyệt vời.
Việc sử dụng dịch vụ bảo mật công nghệ thông tin thuê ngoài (managed service providers – MSP) sẽ giúp các ty quy mô vừa và nhỏ có thể tiết kiệm được tối đa chi phí cũng như đảm bảo được tính chuyên môn hoá của nguồn nhân lực. Chất lượng bảo mật cũng sẽ được đảm bảo an toàn, uy tín.
Vấn đề liên quan tới bảo mật mạng luôn là mối bận tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vậy nên mỗi chúng ta cần thực sự cẩn trọng, luôn đề cao vấn đề bảo mật dữ liệu. Đó là mấu chốt để đảm bảo an ninh mạng và kiến tạo nên sự phát triển bền vững của một tổ chức, doanh nghiệp.