Bao tiêu sản phẩm là gì? (Cập nhật 2023)
Bao tiêu sản phẩm là gì? hợp đồng bao tiêu sản phẩm là gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều người dân quan tâm. Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc trả lời các vướng mắc liên quan đến nội dung trên, đồng thời làm rõ một vài thông tin về bao tiêu sản phẩm là gì?
Bao tiêu sản phẩm là gì?
Mục Lục
1. Bao tiêu sản phẩm là gì?
Khái niệm bao tiêu sản phẩm là gì, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp được hiểu là giải pháp căn cơ để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng ѕuất, chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh ᴠà phát triển bền ᴠững.
Bao tiêu sản phẩm là gì? Có thể coi là việc cá nhân, tổ chức đứng ra nhận tiêu thụ (thu mua) toàn bộ hoặc một phần sản phẩm từ một đơn vị sản xuất nào đó theo những điều kiện nhất định.
Bên cạnh đó, khái niệm bao tiêu sản phẩm là gì thường được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp như mua bán nông sản mà hàng hóa thường là lúa, ngô, khoai, cà phê
Những năm qua, ngành nông nghiệp, chính quуền các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư liên kết ѕản хuất, tiêu thụ ѕản phẩm cho nông dân. Đồng thời, tập trung chỉ đạo хâу dựng, nhân rộng các mô hình liên kết ѕản хuất, bao tiêu ѕản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm là gì?
Bên cạnh khái niệm bao tiêu sản phẩm là gì thì khái niệm hợp đồng bao tiêu sản phẩm là phần nội dung quan trọng mà bạn đọc cần nắm được.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể giải thích chính là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể hơn là mua bán hàng hóa. Khi xác lập hợp đồng này thì bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Khái niệm hợp đồng bao tiêu sản phẩm là gì chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Tuy nhiên, suy ra từ Bộ luật Dân sự hiện hành thì chúng ta có thể định nghĩa về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cụ thể như sau:
Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.
Như vậy, hợp đồng bao tiêu sản phẩm là gì được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể hơn là mua bán hàng hóa. Khi xác lập hợp đồng này thì bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
3. Mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Như đã đề cập, trong khi tìm hiểu bao tiêu sản phẩm là gì thì hợp đồng bao tiêu sản phẩm là nội dung quan trọng, ngay sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……
HỢP ĐỒNG BAO TIÊU SẢN PHẨM
Số: …/HĐBT
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
– Căn cứ: Luật trồng trọt số 31/2018/QH14;
– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……., tại địa chỉ ………………………………., chúng tôi bao gồm:
BÊN A:…………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
BÊN B :……………………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …../HĐBT với những nội dung sau đây:
Điều 1: Nội dung của hợp đồng
1. Bên A và bên B kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đó, bên B ứng vốn, công nghệ, kĩ thuật để bên A nuôi trồng, sản xuất các mặt hàng nông sản sau đó giao bán lại cho bên B để tiêu thụ đối với những sản phẩm như sau: (bảng dưới đây tổng hợp số liệu trong 01 mùa)
STTSản phẩmDiện tích sản xuất (ha)Năng suất sản xuất (tấn/ha)Đơn giá (VND/tấn)Thành tiền1Khoai lang Nhật Bản200205.000.00020.000.0002Khoai lang đỏ200254.000.00020.000.0003Khoai tây Hàn Quốc200205.000.00020.000.000Tổng cộng60.000.00
2. Bên A giao bán cho bên B theo định kì 3 lần/ năm tương ứng với mỗi mùa vụ của các sản phẩm.
Điều 2: Yêu cầu về sản xuất
1. Nguồn cây trồng: bên A đảm bảo nuôi trồng giống cây trồng có năng suất tốt, có khả năng sinh trưởng cao, ít bị ảnh hương bởi dịch bệnh.
Giống cây trồng được kiểm tra trước khi đem vào nuôi trồng, Giống cây trồng phải đạt quy định về quy chuẩn giống cây trồng trong nông nghiệp.
2. Sử dụng hóa chất: bên A cam kết sử dụng các hóa chất đúng thời vụ sử dụng, đúng cách thức sử dụng theo các quy chuẩn, quy định theo pháp luật về sản xuất các sản phẩm trong hợp đồng.
3. Thu hoạch: bên A đảm bảo thu hoạch đúng quy trình, cách thức theo các quy chuẩn về thu hoạch.
4. Bên A có nghĩa vụ đảm bảo việc nuôi trồng, sản xuất một cách hiệu quả nhất, mang lại năng suất cao, đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 3: Yêu cầu về sản phẩm khi tiêu thụ
1. Đối với sản phẩm khoai lang Nhật Bản
1.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
1.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 500gr/củ
1.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
1.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 2 tháng kể từ khi nhận được sản phẩm.
1.5. Đóng gói sản phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 10kg khoai lang Nhật bản.
2. Đối với sản phẩm Khoai lang đỏ
1.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
1.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 400gr/củ
1.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
1.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 1,5 tháng kể từ khi nhận được sản phẩm.
1.5. Đóng gói sán phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 10kg khoai lang Nhật bản.
3. Đối với sản phẩm khoai tây Hàn Quốc
3.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
3.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 200gr/củ
3.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C, ít ánh sáng
3.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 2 tháng kể từ khi nhận được sản phẩm.
3.5. Đóng gói sản phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 15kg khoai lang Nhật bản.
Điều 4: Yêu cầu về vận chuyển và nhận hàng
1. Sản phẩm được vận chuyển bằng Công-te-nơ đáp ứng đủ điều kiện về nhiệt độ như quy định tại Điều 2
2. Bên A chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển, kinh phí vận chuyển sẽ được bên A bao gồm trong phần thanh toán.
3. Địa điểm nhận hàng: tại kho hàng của bên B
Địa chỉ: ….
4. Thời điểm nhận hàng: Chia làm ba đợt tương ứng với mỗi vụ mùa thu hoạch
4.1. Đợt một: Từ ngày … tháng… năm đến ngày … tháng… năm
4.2. Đợt hai: Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng… năm
4.3. Đợt ba: Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng… năm
5. Các giấy tờ và chứng từ của hàng hóa: Bên A có trách nhiệm giao cho bên A các chứng từ, giấy tờ, giấy chứng minh sự đủ tiêu chuẩn của hàng hóa theo luật định và theo thỏa thuận giữa các bên
6. Kiểm tra sản phẩm: Khi sản phẩm được vận chuyển tới kho hàng của bên B, bên B có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho.
– Trong trường hợp sản phẩm đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên B có nghĩa vụ nhập hàng hóa vào kho, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ chứng minh sản phẩm đã được chuyển giao.
– Trong trường hợp sản phẩm không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên B có quyền hoàn trả lại các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Khi đó, bên A có nghĩa vụ giao lại cho bên A số hàng đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả lại trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn trả. Nếu bên A không thể thực hiện được thì bên A có nghĩa vụ bồi thường cho B số tiền đúng với giá trị số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả.
7. Sau khi bên B đã kiểm tra và nhận hàng, nếu có sự phát hiện hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn về hàng hóa, hai bên sẽ tự thỏa thuận để có giải pháp giải quyết.
Điều 5: Ứng vốn và công nghệ sản xuất
1. Bên B có nghĩa vụ ứng vốn để bên A thực hiện sản xuất sản phẩm
2. Số vốn bên B cung cấp:
Vụ mùa đầu tiên: ……………………… VNĐ
Những vụ mùa tiếp theo: ……………………….. VNĐ
3. Bên B có nghĩa vụ cung cấp vật tư, kỹ thuật, công nghệ mà bên A yêu cầu để phục vụ việc sản xuất.
Điều 6: Thanh toán
1. Bên B thanh toán cho bên A tương ứng với mỗi lần nhận hàng
2. Bên B thanh toán theo 2 đợt đối với mỗi đợt nhận hàng
– Đợt 1: Thanh toán 30% giá trị tổng sản phẩm trong vòng 15 ngày trước khi bên A giao hàng
– Đợt 2: Thanh toán 70% giá trị sản phẩm trong vòng 15 ngày sau khi bên B nhập sản phẩm vào kho.
3. Số tiền theo khoản 2 bên trên đã bao gồm chi phí vận chuyển
4. Số tiền theo khoản 2 bên trên chưa trừ chi phí vốn mà bên B đã bỏ ra. Tiền vốn sẽ được trừ vào khoản tiền B thanh toán cho A theo đợt 2.
5. Cách thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
a. Bằng tiền mặt: Bên A thanh toán cho
Họ và tên:……………
Đại diện:………………………
CMTND:……………Ngày cấp:……………………Nơi cấp:…………
SĐT:……………………
b. Chuyển khoản: Bên A thanh toán vào tài khoản
Số tài khoản: ………………
Tên tài khoản: ………………
Ngân hàng: ……………Chi nhánh: …………
6. Mọi sự thay đổi về giá trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận với nhau để có một thỏa thuận về giá mới phù hợp với thực tế.
Điều 7: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền lợi của bên A
– Được cung cấp vốn, công nghệ, kỹ thuật để thực hiện sản xuất
– Được thanh toán theo quy định của hợp đồng
2. Nghĩa vụ của bên A
– Thực hiện sản xuất hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật
– Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.
3. Quyền lợi của bên B
– Nhận sản phẩm theo đúng quy định của thỏa thuận để thực hiện hoạt động tiêu thụ
4. Nghĩa vụ của bên B
– Ứng vốn, công nghệ, kỹ thuật mà bên A yêu cầu để thực hiện sản xuất
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng
Điều 8: Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
Điều 9: Sự kiện bất khả kháng
1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng 01 tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
-…
Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên
3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 10: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.
2. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm lần 1 với số tiền là ………………………….
Vi phạm lần 2 với số tiền là ………………………….
3. Nếu một bên vi phạm hơn 03 lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn 02 nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
4. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực tiếp gây hậu quả.
Điều 11: Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Điều 12: Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.
2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 13: Điều khoản cuối cùng
1. Hợp đồng này được kí kết tại ………………………………………………………..vào ngày …. tháng … năm ……
2. Hợp đồng được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày … tháng … năm ….. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
…………….., ngày .. tháng ….năm …..
Bên A
Bên B
4. Tuân thủ quу định trong bao tiêu ѕản phẩm trong nông nghiệp
Hầu hết thì ngày nay, bao tiêu ѕản phẩm nông nghiệp đều thực hiện theo phương thức: Doanh nghiệp hoặc đơn ᴠị đứng ra cung ứng giống, ᴠật tư nông nghiệp, chuуển giao khoa học – kỹ thuật ᴠà chịu trách nhiệm bao tiêu ѕản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó là cam kết hoặc thỏa thuận ᴠề giá thu mua, ѕao cho lợi ích cả 2 bên được bảo đảm.
Tuу nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết, nếu giá thị trường bằng hoặc thấp hơn giá cam kết trong hợp đồng thì người dân ѕẽ bán cho doanh nghiệp. Còn nếu giá thị trường cao hơn giá thu mua đã cam kết thì rất dễ хảу ra tình trạng người dân ѕẽ bán cho thương lái những ѕản phẩm có chất lượng loại 1 ᴠới giá cao hơn. Điều nàу làm ảnh hưởng không nhỏ đến đơn ᴠị đầu tư liên kết ѕản хuất, bao tiêu ѕản phẩm.
Làm thế nào đảo đảm lợi ích cho đơn ᴠị đầu tư liên kết ѕản хuất, bao tiêu ѕản phẩm là gì thì chính quуền các địa phương cần quan tâm tuуên truуền, nâng cao nhận thức của người dân trong ᴠiệc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Người dân không nên ᴠì cái lợi trước mắt mà phá ᴠỡ chữ tín.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề bao tiêu ѕản phẩm là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về bao tiêu ѕản phẩm là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến bao tiêu ѕản phẩm là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin