Bảo tàng là gì?
Khái niệm
Điều 47 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:
“Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.”
Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
Một số bảo tàng nổi tiếng tại Việt Nam như: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo tàng dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Nhà tù Hỏa Lò; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bảo tàng Áo dài; Bảo tàng Phòng không-Không quân;…
Hệ thống bảo tàng
Hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập.
Bảo tàng công lập bao gồm:
a) Bảo tàng quốc gia;
b) Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
c) Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
d) Bảo tàng cấp tỉnh.
Nhiệm vụ của Bảo tàng
Bảo tàng có các nhiệm vụ sau đây:
1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;
2. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội;
4. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng;
5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
7. Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?
Luật Hoàng Anh