Bảo tàng Công an nhân dân
Khu Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc – Trung tâm Chỉ huy Kế hoạch Phản gián CM12
Từ trung thành phố Cà Mau, theo đại lộ Ngô Quyền đi về phía Tây, qua cầu Khánh An đi khoảng 48 km; hoặc đi đường thủy, theo kênh Tắc Thủ đến kênh Hội Đồng Thành, xuôi dòng kênh này khoảng 40km sẽ đến Hòn Đá Bạc, thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là nơi diễn ra trận đón bắt gián điệp kích vào đêm 09/9/1984, kết thúc thắng lợi Kế hoạch phản gián mang bí số CM-12 của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động chống phá Việt Nam.
Hòn Đá Bạc – Trung tâm chỉ huy Kế hoạch phản gián CM-12 (09/9/1981 – 09/9/1984)
được
xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia (
Quyết định số 2245/QĐ-BVHTTDL, ngày 22/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
.
<Cụm Đá Bạc nhìn từ phía Đảo Đá Bạc>
Hòn Đá Bạc là một cụm đảo gồm Hòn ông Ngộ, Hòn chọi (trọc) và Hòn Đá Bạc (Hòn Lớn) nằm cách đất liền khoảng 700m; có diện tích khoảng 6,4 ha; cao khoảng 50m so với mặt nước biển. Khung cảnh trên đảo tồn tại nhiều nét hoang sơ, tại chân núi (hòn), có nhiều loài hàu biển bám vào đá, khi chúng chết vở hàu biến thành màu trắng nên gọi là Hòn Đá Bạc. Đá trên đảo được thiên nhiên tạo thành những hình thù kỳ lạ, nên người dân đặt tên là “giếng tiên”, “bàn chân Tiên”, “bàn tay Tiên”… đi cùng với những câu chuyện huyền thoại.
Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu tín ngưỡng tâm linh của người dân bản địa và ngư dân nói chung. Hiện nay trên đảo có đền thờ cá ông (Lăng Ông Nam Hải). Ngư dân đi biển đều cho rằng, cá voi không chỉ có tập tính hiền lành mà còn thường cứu giúp những người đi biển không may gặp nạn…
<Lăng Ông Nam Hải trên Hòn Đá Bạc>
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất; tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn ra sức cấu kết hoạt động chống phá, nhất là các đối tượng phản động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, điển hình trong số đó là tổ chức phản động lưu vong “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu.
Sau ngày 30/4/1975, nhất là đầu những năm 1980, với sự hậu thuẫn của lực lượng thù địch một số nước, tổ chức phản động lưu vong Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam đã thiết lập các trung tâm, mật cứ chỉ huy ở nước ngoài; tuyển mộ, huấn luyện gián điệp biệt kích và tổ chức xâm nhập bất hợp pháp về Việt Nam bằng đượng bộ và đường biển. Chúng âm mưu cấu kết với các phần tử phản động trong nước, xây dựng cở sở và “chiến khu” ở nội địa, tập hợp lực lượng nhằm tiến hành các hoạt động phá hoại, từng bước lật đổ chính quyền cách mạng.
Do chủ động đánh địch từ xa và nắm bắt, dự đoán đúng tình hình, lực lượng Công an nhân dân đã thực hiện thành công nhiều kế hoạch, biện pháp công tác nghiệp vụ, thể hiện sự mưu trí, sáng tạo, lần lượt đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của bọn phản động. Ngay từ chuyến xâm nhập đầu tiên, toán gián điệp biệt kích đã bị phát hiện và bắt giữ, chuyên án mang bí số KH-CM12 được xác lậpdo lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) trực tiếp chỉ đạo.
Lực lượng Công an nhân dân đã “tương kế, tựu kế”, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là phản gián điện đài, chúng ta đã sử dụng nhân viên truyền tin của chúng cung cấp về “trung tâm” những thông tin giả và đưa toàn bộ hoạt động của địch theo kế hoạch được chuẩn bị sẵn. Ta đã tiến hành “câu nhử”, bắt giữ hầu hết các toàn gián điệp biệt kích xâm nhập về Việt Nam cùng toàn bộ vũ khí, phương tiện và tiền giả chúng dự định đưa vào để phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Trong ba năm (1981 – 1984) diễn ra Kế hoạch CM-12, lực lượng Công an nhân dân đã đón bắt 18 chuyến xâm nhập, bắt giữ hàng trăm đối tượng gián điệp biệt kích; thu giữ trên 3.600 súng các loại; khoảng 90.000kg đạn, 1.200kg thuốc nổ và khoảng 300.000.000 đồng (tương đương khoảng 14 tấn) tiền giả…
Quá trình đấu tranh chuyên án, với trận đón bắt gián điệp biệt kích của lực lượng Công an nhân dân diễn ra vào đêm 09/9/1984 tại Hòn Đá Bạc đã kết thúc thắng lợi Kế hoạch phản gián CM-12. Cùng với Kế hoạch CM-12, lực lượng Công an nhân dân cũng đã phát hiện, bóc gỡ nhiều đầu mối gián điệp địch cài lại, trấn áp hàng chục tổ chức phản động trong nước, đập tan nhiều vụ âm mưu gây bạo loạn của bọn phản động quốc tế và bọn phản động trong nước vào các năm 1982, 1983, 1985, 1987, 1989…
<Nhân dân tham quan vũ khí, phương tiện thu giữ trong Kế hoạch CM-12
triển lãm tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1985>
triển lãm tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1985>
Chiến công của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những góp phần giữ vững ổn định chính trị trong hoàn cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn và tình hình quốc tế phức tạp mà còn tạo ra địa bàn an ninh thuận lợi phục vụ đắc lực đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và chính sách mở cửa phát triển kinh tế xã hội…
<Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng thay mặt Đảng và Nhà nước trao tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể và cá nhân
lập thành tích xuất sắc trong Kế hoạch KH-CM12>
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể và cá nhânlập thành tích xuất sắc trong Kế hoạch KH-CM12>
Nhằm ghi nhớ và tôn vinh chiến công hiển hách – Kế hoạch CM-12, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống đối với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an và các tầng lớp Nhân dân, Bộ Công an đã đầu tư xây dựng tôn tạo Hòn Đá Bạc thành quần thể Khu di tích
. Các hạng mục chính gồm có: Tượng đài chiến thắng CM-12; Tượng đài bảo vệ an ninh Tổ quốc; Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà trưng bày chiến thằng Kế hoạch CM-12…
<Tượng đài
B
ảo vệ an ninh Tổ quốc>
<Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh>
<Xe máy lực lượng Công an nhân dân sử dụng trong Kế hoạch phản gián CM- 12 trưng bày tại Nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch CM-12>
<Vũ khí thu được của gián điệp biệt kích trong Kế hoạch phản gián CM-12 trưng bày tại Nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch CM-12>
Sau khi khánh thành, mở cửa đón khách tham quan, Khu di tích Hòn Đá Bạc trở thành một trong những địa chỉ quan trọng phục vụ giáo dục truyền thống; nghiên cứu, học tập nghiệp vụ đối với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an; trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tham quan trải nghiệm. Nhiều du khách cũng bày tỏ cảm xúc qua các trang cảm tưởng: “Chúng tôi rất vinh dự được về thăm Khu di tích Hòn Đá Bạc, được nghe thuyết minh về những chiến công vô cùng hiển hách của lực lượng Công an nhân dân… Chúng tôi vô cùng tự hào với các lớp cha anh đã lập nên những chiến công hiển hách bảo vệ an ninh của đất nước”…
– Thời gian mở cửa: Từ 7h30’ – 16h30’ tất cả các ngày trong tuần
–
Địa chỉ liên hệ: Ban Quan lý Khu di tích
– Ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;
ĐT: 091 354 0873
<Thanh Hoa – Baotangcand>