Bảo quản nông sản sau thu hoạch thế nào cho đúng cách?
Nông sản sau khi thu hoạch nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hao hụt cả chất lượng lẫn số lượng, thậm chí là bị hỏng, thối, nhất là với các loại hạt giống.
Vậy bạn đã biết cách bảo quản nông sản sau thu hoạch thế nào cho hiệu quả hay chưa? Nếu chưa thì mời bạn nên tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây để chủ động bảo quản tốt nhất, giúp nông sản có thể giữ nguyên vẹn được chất lượng quanh năm.
Tại sao cần chú ý công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch?
-
Bạn nên nhớ, tất cả các loại nông sản sau khi được thu hoạch đều cần phải được bảo quản theo một cách nhất định. Bởi chỉ sau một thời gian nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hao hụt số lượng. Nhiều trường hợp để quá lâu còn tạo điều kiện cho côn trùng, mối mọt gây hỏng và không thể sử dụng được, vô cùng lãng phí.
-
Bảo quản nông sản sau thu hoạch có vai trò to lớn không chỉ giúp cung cấp giống cho vụ sau mà còn đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp đủ lượng lương thực quanh năm, từ đó tăng thu nhập sản xuất.
-
Hơn nữa Việt Nam lại là nước nông nghiệp, ngành mũi nhọn vẫn là nông nghiệp, quanh năm 4 mùa đều có các sản phẩm sau thu hoạch. Kết hợp với nền nhiệt đới gió mùa ẩm, thời tiết ẩm nên nông sản mà không được bảo quản kỹ sẽ nhanh hỏng, gây thiệt hại trực tiếp đến kinh tế của những hộ gia đình và chủ đầu tư.
Hướng dẫn bảo quản nông sản sau thu hoạch
Để bảo quản nông sản hiệu quả cần phải thực hiện đúng cách, bởi chỉ cần sai sót nhỏ hoặc sai cách cũng có thể làm hỏng nông sản. Các bước bảo quản nông sản như sau:
Bước 1: Cần phân loại và làm sạch nông sản
-
Đây chính là công đoạn đầu tiên khi bảo quản nông sản nhằm mục đích loại bỏ hết đi sâu hại và các tạp chất có bám lẫn theo nông sản từ đồng về nhà. Chú ý phân loại kỹ những nông sản giống lai, các giống địa phương, chia theo từng loại riêng, kể cả chia loại sâu mọt nhiều hay ít…Như vậy sẽ giúp ích tốt hơn cho công tác bảo quản diễn ra thuận lợi, tránh để chung hỗn độn sẽ làm giảm hiệu quả khi bảo quản.
Bước 2: Tiến hành làm khô nông sản
-
Công đoạn làm khô cực kỳ quan trọng, mục đích là giúp giảm lượng nước có ở trong nông sản, qua đó chống được ẩm mốc và sâu mọt làm hư hại nông sản. Phương pháp làm khô thông dụng nhất được nhiều người áp dụng đó là đem phơi nắng, nhất là ở địa phương có nắng thường xuyên sẽ phơi nhanh và tiết kiệm chi phí. Chú ý khi phơi không nên phơi quá dày, đảo xới thường xuyên để giúp nông sản khô đều, sâu bọ chui ra ngoài.
-
Ngoài cách phơi nắng thì bạn có thể làm khô nông sản bằng công nghệ sấy khô. Cách làm sạch này tốn kém hơn nhưng lại đảm bảo được chất lượng, cho phép sấy khô đồng đều nông sản, tránh bị thất thoát hơn, phù hợp với điều kiện thời tiết mưa gió.
Bước 3: Thực hiện bảo quản nông sản sau thu hoạch
Nông sản sau khi trải qua quá trình phân loại rồi làm khô sẽ tiếp tục bảo quản. Tùy vào từng loại nông sản có thể tiến hành bảo quản theo những cách sau:
- Bảo quản trong kho (bảo quản tự nhiên
): Đây là phương pháp để nông sản tiếp xúc trực tiếp với không khí thông thường, chỉ cần kiểm soát độ thoáng và độ kín để tránh bị nước mưa hoặc côn trùng gây hại là được. Nông sản sẽ được đổ đống ở trong kho hoặc đóng gói vào các bao, các túi để dễ quản lý.Thời gian bảo quản với phương pháp này hiệu quả khoảng 3-4 tháng, chỉ áp dụng với những nông sản ít nước như thóc, các loại củ, đỗ…
- Bảo quản nông sản kín: đây là cách bảo quản nông sản trong môi trường hầu như không có oxi, thích hợp với số lượng nông sản ít, tách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài nên không lo bị tác nhân xấu làm hư hại. Tuy nhiên yêu cầu bạn phải có kho bảo quản riêng, cho nông sản trong các túi rồi hút hết oxy trong đó ra, để trong kho.
- Bảo quản lạnh: đây là hình thức bảo quản nông sản sau thu hoạch được nhiều người áp dụng, thực hiện theo nguyên tắc sử dụng nhiệt độ thấp để giữ cho nông sản ở điều kiện chất lượng trong thời gian dài. Nhưng, với phương pháp này thì đòi hỏi người bảo quản cần phải có kho lạnh hay kho cấp đông,… thích hợp bảo quản được nhiều loại nông sản khác nhau, ví dụ như các loại rau, củ, quả hay thực phẩm tươi…Chú ý điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh cho phù hợp để giúp cho nông sản tươi mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nhìn chung công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch là rất cần thiết và quan trọng nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình đưa nông sản từ ruộng về nhà và đem đi chế biến. Đặc biệt đối với những hộ sản xuất nông sản thường xuyên và quy mô lớn thì càng cần phải chú ý. Đồng thời lựa chọn giải pháp bảo quản phù hợp với từng loại nông sản.
Trên là một số cách bảo quản nông sản sau thu hoạch mà bạn vừa tham khảo. Hy vọng, với những chia sẽ vừa rồi tại bachkhoadienlanh.com.vn, sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn đoc những thông tin liên quan trong việc bảo quản nông sản sau thu hoạch.
5/5 – (2 bình chọn)