Bao nhiêu độ là sốt? Tự chữa tại nhà có an toàn không?
Sốt là trường hợp thân nhiệt tăng, do nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Vậy, nên làm gì khi sốt cao? Hãy cùng conneautlakebarkpark.com chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
I. Hiện tượng sốt là gì?
Sốt là triệu chứng phổ biến khi thân nhiệt trên 37 độ C nếu đo ở miệng hoặc trên 30 độ C nếu đo ở hậu môn. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của con người sẽ thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy, đùa nghịch… Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm, do đó bố mẹ cần phải theo dõi thường xuyên.
Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đây là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do nhiễm khuẩn hoặc virus. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể xảy ra khi dị ứng thuốc, ở trẻ có thể do mọc răng hoặc sau khi tiêm phòng…
II. Nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là sốt?
Thực tế, nếu nhiệt độ cơ thể đo ở miệng cao hơn 37 độ C sẽ được coi là sốt. Thế nhưng, sẽ phụ thuộc vào độ tuổi hay các trường hợp khác nhau mà không phải lúc nào thân nhiệt tăng cũng là sốt. Vậy nhiệt độ bao nhiêu là sốt?
1. Người lớn bao nhiêu độ là sốt?
Nhiều người vẫn luôn cho rằng, nhiệt độ cơ thể bình thường của người lớn là 37 độ C. Tuy nhiên, không phải cơ thể của chúng ta lúc nào cũng duy trì ở mức 37 độ. Đó là lý do sau khi bạn đo nhiệt độ sẽ thấy cơ thể có nhiệt đọ dưới 37 độ. Và những khi sốt thì mức nhiệt độ của cơ thể cũng chỉ cao hơn 37 độ một chút.
Bởi bản chất con người là động vật hằng nhiệt nên có khả năng điều hòa thân nhiệt để thích ứng với môi trường sống. Mức nhiệt độ trung bình của cơ thể sẽ từ khoảng 36,5 độ C đến 37,1 độ C.
Do đó, khi thấy cơ thể nóng bừng, người mệt mỏi và khó chịu cũng như sự thay đổi rõ rệt của nhiệt độ cơ thể thì đây chính là dấu hiệu của sốt. Vậy bao nhiêu độ là sốt ở người lớn?
- Khi đo nhiệt độ trong miệng lớn hơn 37,5 độ C
- Khi đo nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1 độ C
- Khi đo nhiệt độ trong hậu môn lớn hơn 37,6 độ c
- Khi đo nhiệt độ kẹp nách lớn hơn 37,8 độ C
Lưu ý khi thấy sốt trên 39 độ hoặc trong 3 ngày liên tục mà không có dấu hiệu hạ sốt thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
2. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?
Nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ thường thấp hơn so với người lớn, bởi cơ thể của bé còn yếu, chưa biết điều chỉnh độ cơ thể của mình. Vì thế, cha mẹ thường sờ trán trẻ sẽ thấy ấm nhưng khi sờ vào chân tay lại thấy mát.
Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ ở mức 36,5 đến 37,5 độ C. Vì nhiệt độ các nơi trên cơ thể trẻ sẽ khác nhau nên khi đo nhiệt độ, các mẹ nên đối chiếu kết quả với số liệu nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là sốt dưới đây để xác định trẻ có bình thường không.
- Nhiệt độ khi đo ở hậu môn: 36,6 độ c – 38 độ C
- Nhiệt độ đo ở nách: 34,7 độ C – 37,3 độ C
- Nhiệt độ đo ở miệng: 35,5 độ C – 37,5 độ C
- Nhiệt độ đo ở tai: 35,8 độ C – 38 độ C
Để biết trẻ có sốt cao hay không, các mẹ nên dùng nhiệt kế đo độ của trẻ. Khi đó nên lưu ý nhiệt độ cơ thể bé rất dễ bị thay đổi bởi nhiệt độ bên ngoài. Vì thế các mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng, không đắp chăn hoặc mặc quần áo quá dày khi đo nhiệt độ cho bé để có kết quả chính xác.
Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ đo được ở vị trí nào của trẻ. Do đó, trẻ nhỏ sốt khi mức nhiệt như sau.
- Nhiệt độ đo ở hậu môn lớn hơn 38 độ C
- Nhiệt độ đo ở nách lớn hơn 37 độ C
- Nhiệt độ đo ở tai lớn hơn 38 độ C
- Nhiệt độ đo ở miệng lớn hơn 37.8 độ C
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên xem xét độ tuổi của trẻ để biết tình trạng có nguy kịch hay không. Những lưu ý cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu nhiệt độ đo ở trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn thì bạn nên đưa con đến bác sĩ thăm khám.
- Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi nếu sốt trên 38,5 độ C kèm theo biểu hiện cáu gắt, bỏ bú.
- Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi nếu sốt trên 38.5 độ C, dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu hạ sốt.
- Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: sốt trên 38,5 độ C kèm theo các biểu hiện như khó chịu, cắt gắt, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Trẻ trên 4 tuổi: sốt trên 38.9 độ C kèm theo đó là cơn sốt kéo dài trên 3 ngày, dùng thuốc nhưng không hạ sốt.
III. Cách xử trí khi bị sốt cao
Bên cạnh việc biết được nhiệt độ bao nhiêu là sốt thì bạn cũng cần bỏ túi ngay những cách xử trí khi người bệnh lên cơn sốt cao:
- Nên để người bệnh nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, tránh gió lùa và hạn chế nhiều người ngồi xung quanh.
- Nên đo thân nhiệt người bệnh thường xuyên, có thể đo ở dưới nách hoặc hậu môn.
- Nếu thân nhiệt người bệnh không quá 39 độ C thì bạn nên để họ mặc quần áo thông thoáng, không nên đắp chăn quá kín. Đặc biệt cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên, nên đo nhiệt độ cơ thể khoảng 1-2 giờ/lần.
- Chườm mát đúng cách để hạ sốt hiệu quả; lau sơ người hoặc cho bệnh nhân tắm với nước ấm. Nhúng khăn bông mềm với nước ấm rồi vắt ráo rồi lau cho người bệnh, nhất là ở những vị trí nư nách, bẹn… lặp lại liên tục cách làm này đến khi thân nhiệt giảm xuống dưới 30 độ C thì mặc lại quần áo cho bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân sốt cao từ 30 độ C trở nên thì dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong trường hợp bệnh nhân không uống được thuốc (nhất là trẻ nhỏ) thì nên dùng thuốc đạn nhét hậu môn.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Có thể bổ sung nước bằng điện giải Oresol.
- Bổ sung các loại trái cây nhiều vitamin cho người bệnh và nên ưu tiên ăn các món lỏng, dễ tiêu.
Tóm lại, cơ thể con người sẽ có lúc suy yếu ở hệ thống miễn dịch nên sẽ bị virus , vi khuẩn xâm nhập và khiến cơ thể mệt mỏi, ốm sốt. Do đó, việc xác định được mức nhiệt độ của sốt là điều rất quan trọng, bởi nó giúp chúng ta phán đoán được tình hình sức khỏe và có được biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã biết được bao nhiêu độ là sốt ở người lớn cũng như trẻ nhỏ. Bên cạnh đó là những lưu ý khi chăm sóc người bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.