Bảo lãnh ngân hàng là gì? có mấy loại bảo lãnh?

Bảo lãnh ngân hàng là gì? có mấy loại bảo lãnh?

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Ví dụ trong trường hợp vay vốn làm ăn giữa các bên:  Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng (bên bảo lãnh) về việc đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay (bên được bảo lãnh). Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán hoặc thanh toán không đủ khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay (bên nhận bảo lãnh)  trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

– Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

– Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.

– Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

– Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh ,các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

3. Các loại bảo lãnh ngân hàng

Phân loại theo phương thức phát hành:

  • Bảo lãnh trực tiếp

  • Bảo lãnh gián tiếp

  • Bảo lãnh được xác nhận

  • Đồng bảo lãnh

Phân loại theo hình thức sử dụng:

  • Bảo lãnh có điều kiện

  • Bảo lãnh vô điều kiện

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

  • Bảo lãnh thanh toán

  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)

  • Bảo lãnh dự thầu

  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các loại bảo lãnh khác:

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C)

  • Bảo lãnh thuế quan

  • Bảo lãnh hối phiếu

  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán

4. Chứng thư bảo lãnh

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh (bên được bảo lãnh) về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh (bên được bảo lãnh) trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3.

Tham khảo: Chứng thư bảo lãnh.

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.