Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Có bắt buộc không?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm không quá xa lạ đối với nhiều người, nhất là các chủ xe cơ giới.
Vậy khái niệm của loại hình này là gì? Có phải bắt buộc mua hay không? Chi phí là bao nhiêu? Tất cả sẽ được Pacific Cross Việt Nam trình bày trong bài viết bên dưới.
1. Định nghĩa bảo hiểm dân sự
Trước khi tìm hiểu bảo hiểm dân sự là gì? Hãy cùng định nghĩa về trách nhiệm dân sự. Đây là trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản được áp dụng đối với những người vi phạm luật dân sự, nhằm bù đắp những tổn thất cho người bị hại về vật chất và tinh thần. Các biện pháp này thường mang tính cưỡng chế và mức bồi thường sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Từ đó, chúng ta có thể định nghĩa bảo hiểm trách nhiệm dân sự là: “Một loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro”. Sau đây là những sản phẩm phổ biến hiện nay trên thị trường:
-
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới
-
Bảo hiểm của chủ xe với hàng hóa vận chuyển
-
Bảo hiểm của chủ sử dụng lao động
-
Bảo hiểm chủ vật nuôi
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có bắt buộc không?
Đa số các loại hình bảo hiểm này là tự nguyện, nhưng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bắt buộc, vì đây là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.
Theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực ngày 01/3/2021, các xe cơ giới sẽ bao gồm:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
: Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo hai phương tiện này. Xe mô tô hai bánh, ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe máy chuyên dùng:
xe máy thi công, nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Theo Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm gồm:
-
Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra
-
Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. Thời hạn của bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, cụ thể như sau:
-
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy, xe mô tô hai hoặc ba bánh, thời hạn tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
-
Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP, chi phí của một số loại bảo hiểm có thể được liệt kê như sau:
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô:
Từ 400 nghìn đến 2 triệu đồng đối với xe không kinh doanh vận tải và từ 700 nghìn đến 5 triệu đồng đối với các loại xe kinh doanh.
- Bảo hiểm xe máy:
Giao động từ 50 nghìn đến 300 nghìn đồng tùy thuộc vào loại xe
3. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm dân sự
Tham gia loại hình bảo hiểm này là hình thức bảo vệ tài sản và bản thân trước những sự cố không lường trước được và thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Một ví dụ về lợi ích khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là:
A gây tai nạn hoặc gặp sự cố về xe, con người nhưng không có khả năng đền bù và có thể rơi vào tội hình sự. Vì A đã mua bảo hiểm, nên công ty sẽ thay A bồi thường và san sẻ gánh nặng tài chính. Hạn mức tối đa mà bên bán có thể thay A chi trả là 100 triệu đồng/người/vụ đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì, cùng như quyết định có nên mua loại bảo hiểm này hay không.
Bạn có thể hứng
Nguồn tham khảo
https://www.dpjl.com/en/business/civil-liability
https://vksndtc.gov.vn/tin-tong-hop/quy-dinh-moi-ve-bao-hiem-bat-buoc-trach-nhiem-dan–d8-t8902.html