Bảo hiểm là gì ? Đặc điểm, phân loại bảo hiểm và các phương pháp loại trừ bảo hiểm ?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Luật sư tư vấn luật Lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162
Mục Lục
1. Bảo hiểm là gì ?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…
Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch…, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
2. Đặc điểm của bảo hiểm ?
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.
Bảo hiểm đóng vai trò là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm) để bù đắp những thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn…) hoặc do các sự kiện liên quan đến đời sống con người (sự kiện chết, ốm đau…). Hình thức sơ khai của bảo hiểm mang tính cộng đồng là lập quỹ tương trợ. Quỹ này do những người có quan hệ nghề nghiệp lập ra để,giúp đỡ thành viên gặp rủi ro. Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập, các thương nhân đ Trung Quốc đã biết liên kết cộng đồng để bảo hiểm thông qua việc lập các quỹ tương trợ. Hình thức bảo hiểm nhằm mục đích thương mại đầu tiên xuất hiện ở Babylon vào khoảng 1.700 năm trước Công nguyên. Khác với phương thức tổ chức và hoạt động của các quỹ tương trợ, bảo hiểm nhằm mục đích thương mại, do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Cùng với sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp, phương thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng phát triển. Ở Italia, Tây Ban Nha đầu thế kỉ XIV các bản hợp đồng hàng hải đã được thiết lập. Ở Anh, từ cuối thế kỉ XVII bảo hiểm hàng hải được thực hiện như một nghiệp vụ kinh doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhiều nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm hoả hoạn (cùng với sự phát triển các đô thị ở thế kỉ XVIII), bảo hiểm thân thể… Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm trở thành ngành kinh doanh dịch vụ với nhiều loại hình bảo hiểm (có tới 100 và được chia thành ba loại lớn: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm) và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên hoạt động bảo hiểm mang tính thương mại gọi là bảo hiểm nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh bảo hiểm, do đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thuần tuý mang tính nhà nước như trước. Hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Bên bảo hiểm là bên nhận phí bảo hiểm và có trách nhiệm chỉ trả tiền bảo hiểm hoặc đền bù vật chất bị tổn thất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Phân loại bảo hiểm
Bảo hiểm có thể được phân chia làm nhiều loại. Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm hai loại: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có hai loại: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 17.12.1964. Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được thành lập ngày 25.01.1975, là cơ quan bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam gồm nhiều công tỉ ở các tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Bảo Việt là thành viên của Hội đồng bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu miền tây nước Anh (WOE). Đây là hình thức tái bảo hiểm, một thông lệ phổ biến trên thế giới. Các công tí bảo hiểm quốc gia thường mua bảo hiểm của các công tỉ tái bảo hiểm quốc tế nhằm phân tán rủi ro mà mình chịu trách nhiệm bảo hiểm và chịu sự tổn thất.
Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kì họp thứ 8 thông qua ngày 09.12.2000 là văn bản pháp luật quy định có hệ thống về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, bên bảo hiểm là doanh nghiệp được tổ chức theo các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ti cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với người nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Ngoài doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể trực tiếp kí hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm còn có doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức và cá nhân làm đại lí bảo hiểm.
4. Các thuật ngữ cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Hợp đồng bảo hiểmlà sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi trên hợp đồng bảo hiểm nhằm xác định các quyền lợi bảo hiểm theo quy định hợp đồng.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền giải quyết quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
5. Một số công ty bảo hiểm hiện nay ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê