Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế là gì ? Quy định về bảo hiểm hàng hoá quốc tế bằng đường biển ?
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, bảo hiểm đối với hàng hoá trong quá trình vận tải đóng một vai trò quan trọng. Bởi vì bảo hiểm sẽ khắc phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hoá. Bài viết xoay quanh vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hoá tỏng thương mại quốc tế và một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến bảo hiểm hàng hoá quốc tế bằng đường biển.
Mục Lục
1. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế là gì ?
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, bảo hiểm đối với hàng hoá trong quá trình vận tải đóng một vai trò quan trọng. Bởi vì bảo hiểm sẽ khắc phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hoá. Để nhận được những bù đắp đối với mất mát do rủi gây ra đối với hàng hoá thì hàng hoá cần phải được mua bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm sẽ hình thành quan hệ bảo hiểm, trong đó, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, bên bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổ thất của hàng hoá trong một số điều kiện nhất định đồng thời người mua bảo hiểm phải cho người bảo hiểm một số tiền gọi là phí bảo hiểm.
Hàng hoá trong thương mại quốc tế được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường bưu chính,..trong đó, hàng hoá vận tải bằng đường biển chiếm tỉ trọng đáng kể, hơn nữa nguy cơ rủi ro đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển khá cao.
Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế là loại hình bảo hiểm theo đó bên bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm là hàng hoá trong quá trình vận chuyển quốc tế do một rủi ro đã được thoả thuận gây ra, đồng thời, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm.
Bảo hiểm là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng một khoản tiền cho đối tượng được bảo hiểm và được gọi là phí bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa hữu hình hoc xuat nhap khau o tphcm
Các phương thức được bảo hiểm trong hoạt động xuất nhập khẩu như
Vận tải đường sắt
+ Vận tải đường bộ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
+ Vận tải đường biển
+ Vận tải đường hàng không
Đối tượng mua bảo hiểm trong xuất nhập khẩu được dựa theo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010.
2. Vấn đề pháp lý cơ bản liên quan tới bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển ?
2.1. Rủi ro
Rủi ro trong vận tải đường biển thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:
– Thiên tai: là những rủi ro do thiên nhiên gây ra mà không phải do sự tác động của con người như bão tố, biển động, sét đánh, sóng thần,..
– Tai nạn bất ngờ ngoài biển: Là những tai nạn ra ngoài dự định của con người như tàu bị đắm, bị mất tích,bị mắc cạn, bị va phải đá ngầm, bị cháy nổ.
– Tai nạn do con người gây ra: là những tổn thất do chính tính chất của hàng hoá gây ra như lỗi của hàng hoá trong quá trình sản xuất hoặc do tính chất lí học, cơ học, hoá học, sinh học.. của hàng hoá gây ra.
Dựa vào tính chất của rủi ro người ta chia chúng thành ba loại: rủi ro thông thường được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm riêng, rủi ro ngoại trừ.
– Rủi ro thông thường được bảo hiểm
Rủi ro thông thường được bảo hiểm là những rủi ro mà trong bất cứ một điều kiện nào cũng được người bảo hiểm bồi thường. Trong nghiệp vụ hàng hải được gọi là những rủi ro chính. Đó là những rủi ro có tính chất tự nhiên như: rủi ro do bão, lốc, đắm tàu, tàu mất tích, tàu mắc cạn, tàu bị đâm va, bị nổ, bị cháy,…
– Rủi ro được bảo hiểm riêng
Rủi ro được bảo hiểm riêng là những rủi ro không liên quan đến tự nhiên mà liên quan đến hoạt động của con người như chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, nổi loạn,.. Mặc dù là tai nạn bất ngờ nhưng vì đặc điểm loại rủi ro này không liên quan đến tự nhiên mà do con người gây ra nên để được bảo hiểm người ta phải áp dụng những điều kiện riêng cho chúng. Theo nguyên tắc của bảo hiểm riêng thì chỉ khi nào người được bảo hiểm thoả thuận với người bảo hiểm để mua riêng cho từng loại rủi ro cụ thể và sự thoả thuận này được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm thì thiệt hại xảy ra đối với người được bảo hiểm mới được người bảo hiểm bồi thường. Nếu không có thoả thuận bảo hiểm riêng thì các rủi ro được coi như rủi ro ngoại trừ.
– Rủi ro ngoại trừ
Rủi ro ngoại trừ là những loại rủi ro không được bảo hiểm. Loại rủi ro ngoại trừ thông thường là các rủi ro liên quan tới hành động chủ ý của con người hoặc do tính chất tự nhiên của hàng hoá.
Những bảo hiểm rủi ro không được bảo hiểm bao gồm:
+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do hành động xấu, ác ý của người được bảo hiểm.
+ Dò chảy thông thường, hao hụt thông thườngveef trọng lượng hoặc khối lượng hoặc mòn tự nhiên của đối tượng.
+ Mất mát hư hỏng do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng không chu đáo.
+ Hỏng hóc, hư hao hàng hoá do lỗi ẩn tì hoặc bản chất của hàng hoá gây ra.
+ Mất mát hư hỏng hoặc chi phí đối với hàng hoá mad nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, không khịp thời đối với hàng hoá.
+ Tổn thất do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lí, người thuê tàu, người khai thác tàu.
+ Thiệt hại do cố ý hoặc sự phá hoại đối tượng bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kì ai gây ra.
+ Do việc sử dụng bất kì một công cụ chiến tranh nào có dùng đến phản ứng hạt nhân hoặc sử dụng chất phóng xạ.
+ Thiệt hại đối với hàng hoá do tàu, phương tiện đi biển không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá mà người được bảo hiểm đã biết tình trạng đó lúc hàng hoá được xếp lên phương tiện vận chuyển (tàu không có khả năng đi biển).
+ Mất mát, hư hao của hàng hoá do chiến tranh, nội chiến cách mạng, phiến loạn, khởi nghĩa, hành động thù địch gây ra.
+ Tổn thất của hàng hoá do bị chiếm đoạt, bị giữ lại, bị bắt, bị kiềm chế gây ra.
+ Tổn thất của hàng hoá do bị mìn, thuỷ lôi, bom và các vũ khí chiến tranh khác gây ra.
+ Tổn thất gây ra bởi người đình công hoặc bởi những người tham gia gây rối loạn, bạo động hoặc nổi loạn.
+ Tổn thất của hàng hoá do bị khủng bố của bất kì ai vì động cơ chính trị.
2.2. Tổn thất
Tổn thất trong bảo hiểm là thực trạng của đối tượng được bảo hiểm đã bị giảm hoặc mất giá trị so với lúc chúng được mua bảo hiểm. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá là những thiệt hại xảy ra đối với hàng hoá. Những tổn thất này được thể hiện ở việc hư hỏng hay biến chất của một phần hoặc toàn bộ hàng hoá hoặc mất mát một phần hay toàn bộ hàng hoá là đối tượng được bảo hiểm.
Mục đích của bên mua bảo hiểm nhằm khắc phụ những tổn thất đối với hàng hoá là đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải bất cứ tổn thất nào khi xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm cũng được bảo hiểm.
* Căn cứ vào mức độ tổn thất người ta chia thành hai loại tổn thất là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ
– Tổn thất bộ phận
Tổn thất bộ phậm là thiệt hại liên quan tới một phần đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Tổn thất này thường được xảy ra trong các trường hợp liên quan tới sự hao hụt khối lượng, trọng lượng hoặc sự giảm sút đối với phẩm chất hàng hoá. Có thể nói tổn thất bộ phận là tổn thất của một phần hàng hoá mà không phải toàn bộ hàng hoá. Thông thường, hậu quả của tổn thất bộ phận là hàng hoá bị giảm giá trị thương mại.
– Tổn thất toàn bộ
Tổn thất toàn bộ là thiệt hại đối với toàn bộ khối lượng được bảo hiểm. Khi có tổn thất toàn xảy ra thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ những tổn thất đó nếu người được bảo hiểm chứng minh được điều đó là thực tế. Về nguyên tắc này, MIA 1906 quy định tại khoản 4 Điều 56 rằng nếu người được bảo hiểm khiếu nại về tổn thất toàn bộ nhưng chỉ đưa ra những chứng cứ về tổn thất bộ phận thì chỉ có thể được bồi thường về tổn thất bộ phận trừ phi đơn vị bảo hiểm có quy định khác.
Trong bảo hiểm, tổn thất toàn bộ được chia làm hai loại: tổn thất toàn bộ thực sự và tổn thất toàn bộ ước tính.
+ Tổn thất toàn bộ thực sự là tổn thất đối với toàn bộ đối tượng được bảo hiểm, theo đó, toàn bộ giá trị thương mại của đối tượng được bảo hiểm đã bị mất.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính là thiệt hại đối với gần như toàn bộ đối tượng được bảo hiểm. Điều này có nghĩa là sự thiệt hại chưa đến mức toàn bộ nhưng thực tế thì tổn thất này sẽ xảy ra một cách toàn bộ thực sự hoặc chi phí để khắc phục tổn thất có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Vì vậy, người được bảo hiểm đã tuyên bố từ bỏ toàn bộ hàng hoá một cách hợp lí để được bồi thường tổn thất toàn bộ.
* Căn cứ vào tính chất tổn thất, người ta chia ra thàng hai loại: tổn thất chung và tổn thất riêng
– Tổn thất chung
Tổn thất chung là những hy sinh hoặc những chi phí cần thiết cho việc bảo vệ quyền lợi chung của các bên có liên quan. Một hành động được coi là hành động tổn thất chung cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
+ Hành động phải tự nguyện và chủ ý do thuyền trưởng hoặc thuỷ thủ tiến hành.
+ Hi sinh hoặc chi phí phải hợp lí và thích hợp với hoàn cảnh xảy ra.
+ Hi sinh hoặc chi phí phải là sự hy sinh và chi phí đặc biệt phi thường.
+ Hi sinh hoặc chi phí phải vì sự an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình.
+ Tai hoạ mà buộc phải hy sinh hoặc phải chi phí phải là tai hoạ thực sự và rất nghiêm trọng.
+ Hành động phải xảy ra trên biển.
– Tổn thất riêng
Tổn thất riêng là những thiệt hại ngẫu nhiên xảy ra đối với hàng hoá. Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay bộ phận hàng hoá. Tổn thất riêng có một số đặc điểm là
+ Tổn thất xảy ra không phải do hành động cố ý của con người vì sự bảo vệ quyền lợi chung.
+ Tổn thất riêng có thể xảy ra ở trên biển hoặc ở bất cứ nơi nào.
+ Tổn thất của người nào thì người đó phải gánh chịu mà không có sự đóng góp của các bên liên quan.
+ Tổn thât riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoản thuận của các bên trong quá trình kí kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Vai trò của Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế
Do đặc điểm của vận tải giao thương tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển ngày càng được khẳng định rõ nét qua một số điểm như sau:
– Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia trên thế giới, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở khoảng cách rất xa nhau và thường thường hàng hóa không được người có trách nhiệm trực tiếp áp tải trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm hàng hóa là người bạn đồng hành với hàng hóa được vận chuyển.
– Vận tải xuất nhập khẩu ra nước ngoài thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão tố, lốc xoáy, sóng thần…. vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông… do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá.
– Theo hợp đồng vận tải người có nhiệm vụ vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định, Khi vận chuyển hàng hóa, rất nhiểu rủi ro, tai nạn các bên vận chuyển loại trừ không chịu trách nhiệm, Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá.
– Hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, khối lượng lớn. Những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro, tai nạn có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá trở thành một nhu cầu thiết yếu, không thể bỏ qua.
– Bảo hiểm hàng hoá đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương trên toàn thế giới.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & phân tích)