Báo giá dịch vụ chống thấm dột Hà Nội – Giá rẻ – BH 12 năm
Hiện nay, Hà Nội đang đô thị hóa một cách chóng mặt. Thì việc các công trình mới thi công sẽ ảnh hưởng đến kết cấu – chất lượng các công trình cũ là không thể tránh khỏi. Do đó những hiện tượng nứt tường, rạn trần, bong tróc lớp bề mặt tường… có mặt ở hầu hết các công trình cũ. Nó không những làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến kết cấu nghiêm trọng. Lúc này để xử lý thực trạng này, cần có biện pháp chống thấm dột tại Hà Nội tốt và nhanh nhất.
Tại sao phải thấm dột ở tường – trần – sàn?
Hiện nay, rất nhiều công trình bị hủy hoại nặng nề bởi sự vô tâm của người sử dụng. Một lỗi nhỏ lâu ngày ban đầu sẽ gây mất thẩm mỹ. Lâu dần sẽ dẫn đến việc hỏng kết cấu – thậm chí gây đổ sập nhà gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề.
Thống kê cho thấy, chi phí chống dột cho nhà ở chỉ chiếm khoảng 2-5% tổng chi phí xây dựng. Tuy vậy, trong trường hợp công trình không được thực hiện đúng quy trình dịch vụ chống thấm thì sau một thời gian sử dụng nếu bị thấm dột, khi đó chi phí sửa chữa có thể chiếm 10%, thậm chí lên tới 20% tổng kinh phí. Vì vậy, chủ nhà nên chủ động thi công chống ngấm dột ngay trong quá trình xây dựng, hoàn thiện ngôi nhà, tránh chi phí tốn kém xử lý phức tạp về sau.
Do vậy, nếu công trình nhà bạn có các dấu hiệu sau:
+ Tường nhà ẩm ướt – mốc – thậm chí bị ố vàng ở một số vị trí.
+ Trên tường xuất hiện những vết rạn – nứt nhỏ đến vết nứt lớn, sâu.
+ Trần – tường – sàn mái công trình có sự bong tróc vữa, có các đường nứt…
+ Mái tôn bị thấm dột, hắt nước, tôn bị rỉ, đinh tán bị gãy – hỏng…
Chống thấm là gì?
Theo định nghĩa trên wiki thì Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định.
Trong các công trình xây dựng, thi công chống thấm là một yêu cầu cơ bản và khá khắt khe. Các công trình xây dựng lớn và quan trọng như trung tâm thương mại, dự án căn hộ chung cư, tòa nhà cao tầng văn phòng, cao ốc…đều được tổ chức thi công chống thấm cực kỳ bài bản đáp ứng theo yêu cầu khắt khe từ đầu theo thiết kế của các chuyên gia hàng đầu.
Thông thường, việc chống thấm được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên phần lớn trường hợp chúng ta gặp về chống ngấm nước là:
+ Công trình xây dựng cũ, thời xưa con người Việt Nam chưa biết đến kỹ thuật chống thấm.
+ Do chủ nhà không hiểu biết, hoặc thiếu quan tâm giám sát khi xây dựng, dẫn đến ngôi nhà bị thấm dột.
Những công trình dễ xảy ra hiện tượng bị ẩm mốc, bong tróc, thấm dột đó là:
+ Nhà ở, căn hộ của gia đình.
+ Khu nhà tập thể, chung cư cũ.
+ Khu văn phòng, nhà xưởng hay công trình công cộng.
+ Bể bơi, bể phốt, bể chứa nước sinh hoạt gia đình…
Chống thấm cho nhà ở là điều tối quan trọng và đôi khi còn quan trọng hơn cấu trúc và tính thẩm mỹ.
Ngay khi thấy những hiện tượng trên xảy ra ở công trình của bạn. Hãy liên hệ ngay với đội chống thấm dột tại Hà Nội của chúng tôi theo số hotline 0904.411.233 để được tư vấn hỗ trợ (miễn phí 24/7). Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra những phương án khắc phục tình trạng trên một cách triệt để, nhanh và tiết kiệm chi phí nhất.
Vật liệu chống thấm loại nào tốt?
Theo kinh nghiệm của Toàn Việt – công ty chống thấm dột chuyên nghiệp tại Hà Nội. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chống thấm cho rất nhiều các công trình tại Hà Nội. Và tự tin đưa ra những biện pháp xử lý chống thấm phù hợp – triệt để – tiết kiệm nhất cho công trình nhà bạn. Cụ thể như sau:
Chống thấm Sika
Sika là vật liệu chống thấm do Công ty trực thuộc tập đoàn Sika AG, Thụy Sĩ sản xuất. Hợp chất Sika ngoài việc dùng để chống thấm sàn, mái, dạng dung dịch thì còn kết hợp với các chất phụ gia khác để dùng trong xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp.
Chống thấm sika là quy trình sử dụng vật liệu chống thấm sika, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao với khả năng chống ngấm dột, chống ẩm mốc lâu dài.
Trong đó, Sika chống thấm là loại vật liệu được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG, Thuỵ Sĩ với chủng loại đa dạng như: Chống thấm Sika Latex, chống thấm Sikaproof Membrane; vữa chống thấm Sika Waterproofing Mortar, Sika Top Seal 107, Sika Multiseal, Sika Bituseal, Sikalastic 450, Sika Lite…
Chống thấm bằng nhựa đường
Đây là phương pháp chống thấm phổ biến cho công trình. Đặc biệt những công trình công cộng như đường xá, cầu cống. Có thể nói hiện nay, phương pháp đem lại hiệu quả cao mà tiết kiệm chi phí nhất.
Thành phần của nhựa đường
Nhựa đường là một chất tồn tại dưới dạng lỏng hoặc bán rắn, màu đen và độ nhớt cao. Nó có mặt chủ yếu ở các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của của nó bao gồm bitum và dầu hắc chống thấm.
Các bước chống thấm bằng nhựa đường
+ Vệ sinh làm sạch bề mặt cần chống thấm, bao gồm những lớp vảy tường bong tróc hay bụi bẩn, lồi lõm ở bề mặt.
+ Để hiệu quả chống thấm được tốt hơn thì bạn nên quét 1 lớp lót Asphalt primer lên mặt sàn sau khi vệ sinh.
+ Đun chảy nhựa đường, trải nhựa đường lên bề mặt. Miết mạnh để làm phẳng bề mặt và loại bỏ các túi khí rỗng ở lớp nhựa đường.
+ Sau đó tiến hành bgâm nước để kiểm tra.
+ Để đảm bảo công tác chống thấm hiệu quả triệt để thì nên phủ 1 lớp vữa xi măng M75 dày khoảng 3 cm lên phía trên. Và nhớ phải tạo độ dốc cho nước hướng chảy xuống phía ống thoát dẫn.
Chống thấm bitum
Vật liệu chống thấm Bitum là một sản phẩm được thiết kế dưới dạng tấm hoặc cuộn. Với hợp chất chủ yếu là polime tổng hợp nên mang đến hệ số chống thấm thấp. Chính vì vậy nó được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau.
Các loại màng chống thấm
Hiện nay trên thị trường có các loại màng chống thấm : màng chống thấm dán nguội và màng chống thấm dạng khò dán
+ Màng dán chống thấm dạng nguội có : màng chống thấm Petro, màng chống thấm HDPE; màng chống thấm tự dính Sika, màng chống thấm tự dính Bitustick…
+ Màng chống thấm nóng dạng khò dán : màng chống thấm Bitum Sika, Màng chống thấm Nilobit – PN, MASTERPREN…
Các công trình có thể sử dụng màng chống thấm như :Tường, trần, sàn mái, nhà vệ sinh, tầng hầm, hố pit thang máy. Hay các công trình thường xuyên tiếp xúc với nước như : ao hồ, bể chứa, cầu cống…
Trước khi tiến hành thi công cần phải làm là vệ sinh bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác. Và tiến hành trám vá phẳng bề mặt bê tông bị lõm, rỗ. Đục bỏ vật liệu thừa.
Các bước thi công chống thấm bằng màng khò nóng
+ Bước 1: Trải mỏng màng bitum lên kín bề mặt cần thi công. Nếu phủ nhiều lớp thì cần phủ chèn mép của lớp sau lên lớp trước 10cm.
+ Bước 2: Đánh dấu vị trí và cuộn tròn lại các lớp màng vừa trải lại.
+ Bước 3: Tiến hành khò nóng rồi dán từng miếng màng xuống bề mặt.
Bước này là vô cùng quan trọng vì vậy cần thi công nhanh và chính xác. Do đó cần ít nhất 2 người, 1 người điều khiển khò khí để làm nóng chảy lớp keo dán trên bề mặt. Người thứ 2 vừa trải cuộn màng ra dần vừa phải dùng bay miết phẳng đẩy khí ra bên ngoài. Làm lần lượt cho đến khi hết toàn bộ bề mặt thì xong.
+ Bước 4: Kiểm tra lại độ trùng khớp và không có bọt khí với lớp màng vừa dán.
+ Bước 5: Đợi khi màng ổn định. Sau đó, dùng nước ngâm để kiểm tra lại xem đã được chưa.
Cách thi công màng dán nguội chống thấm
Bước 1: Quét lớp sơn tạo dính Primer thường dùng Sơn Bitum dạng lỏng sẽ dễ thi công hơn.
+ Nếu bề mặt rộng có thể dùng lu sơn sẽ dễ thi công. Hơn nữa lớp sơn dàn mỏng, đều và bao phủ kín bề mặt bê tông
+ Bạn chỉ nên thi công diện tích sơn lót cho diện tích có thể làm trong ngày.
+ Sau khoảng 6 giờ ở 30oC thì lớp sơn lót sẽ khô. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay. Rồi tiến hành dán màng chống thấm tự dính.
Bước 2: Dán màng chống thấm nguội tự dính.
Chống thấm polyurethane
Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu thi công dịch vụ chống dột.
Polyurethane là vật liệu chống thấm ưu việt, dễ dàng thi công, chất lượng ổn định, bền vững trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Không những thế, polyurethane còn có khả năng chống tia UV, khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt, độ đàn hồi cao, tuyệt vời trong việc che phủ các vết nứt và giá cả cực kì cạnh tranh.
Sản phẩm Polyurethane bao gồm :
+ Sơn polyurethane sử dụng để chống thấm sân thượng, chống thấm sàn thể thao; chống thấm bể bơi, chống thấm bể nước sinh hoạt, chống thấm bể nuôi hải sản – thủy sản; chống thấm sàn thang máy, sàn nhà vệ sinh, khu vực ban công,…
+ Keo Polyurethane: được sử dụng để sửa chữa, trám bít ngăn nước rò rỉ từ các vết nứt trên bề mặt trần nhà và các kết cấu bê tông; chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà; xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại; ngăn rò rỉ phần trong của tầng hầm và kết cấu bê tông ngầm; chống thấm vết nứt sàn mái xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn; chặn rò rỉ và điền kín lỗ rỗng ngầm,các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại; ngăn nước rò rỉ ở nơi mà độ ẩm và khô được trộn lẫn với nhau.
+ Màng polyurethane là vật liệu đóng rắn bằng cách phản ứng với hơi ẩm trong không khí để tạo thành màng chống thấm độ đàn hồi rất cao. Sau thi công tạo màng liên tục, không mối nối, là giải pháp bền lâu cho sàn mái ngoài trời.
Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là một hợp chất dạng nước được phủ trên mặt tường như một lớp màng bảo vệ; giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước và chất lỏng vào kết cấu bề mặt thi công. Lớp sơn này còn giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn; gia tăng tuổi thọ sáng bóng và kết cấu cho bề mặt thi công khỏi các tác động của môi trường, thời tiết.
Sử dụng sơn chống thấm ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn kiên cố; giảm thiểu các chi phí phát sinh như sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này.
Phân loại sơn:
Chống thấm gốc xi măng
Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm là độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. Tuy nhiên cũng nhược điểm là khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm gốc xi măng không co giãn được. Vậy nên bạn cần cân nhắc.
Chống thấm gốc Bitum Polymer
Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò. Loại vật liệu này có ưu điểm là thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại vật liệu khác.
Chống thấm Epoxy
Chống thấm gốc Epoxy hay còn được gọi là “sơn sàn Epoxy” đây là một dòng sơn công nghiệp. Được tạo nên từ 2 thành phần chính, đó là nhựa Epoxy và chất đóng rắn polyamide, polyamine (còn được gọi là chất xúc tác). Lớp phủ Epoxy sau khi đóng rắn hoàn toàn, tạo thành một lớp phủ bề mặt có khả năng chống mài mòn và trầy xước rất tốt. Ngoài ra, nó có khả năng chống lại hầu hết các loại dung môi, axit, kiềm và muối.
Epoxy có rất nhiều ưu điểm như: độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong; có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố. Nhược điểm duy nhất của sơn là giá thành tương đối cao.
Chống thấm gốc dầu
Sơn chống thấm gốc dầu hay còn gọi là sơn chống thấm ngược hoặc sơn lót gốc dầu là sơn nước chống thấm gốc dầu. Sản phẩm được sử dụng để phủ lên các bề mặt mang lại hiệu quả vượt trội, tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ công trình bền vững với thời gian.
Sơn chống thấm gốc dầu đạt được chất lượng tốt có độ bám dính cao, bề mặt sơn láng bóng có độ đàn hồi tốt phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Với độ bền lên đến 10 năm thích hợp với cấu trúc nền bê tông như: Sân thượng, ban công, sê nô, bể chứa nước,…
Các sản phẩm sơn chống thấm gốc dầu chủ yếu là chống thấm neomax, chống thấm neomax 201, chống thấm neomax 820…
Chống thấm gốc xi măng
Xi măng là vật liệu thường dùng để xử lí các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng..
Phân loại vật liệu chống thấm gốc xi măng bao gồm :
Chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
Là hỗn hợp gồm thành phần A (chất lỏng) và thành phần B (bột gốc xi măng) được định mức theo tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra.
Vật liệu chống thấm gốc xi măng 1 thành phần
Đây là sản phẩm đã được pha sẵn dưới dạng dung dịch, tạo thành 1 lớp màng khi quét. Nó có khả năng bám dính tốt với nền xi măng ở nhiều điều kiện khác nhau.
Vữa chống thấm gốc xi măng
Vữa chống thấm gốc xi măng là chất trộn sẵn gốc xi măng, khi pha cùng nước sẽ tạo thành hỗn hợp dạng vữa. Nó có tác dụng chống ngấm nước hiệu quả cho các bề mặt đứng, bề mặt ngang và bề mặt có khuyết điểm về rò rỉ nước. Hiện nay cũng có loại vữa pha sẵn chỉ việc thi công.
Các loại vữa thông dụng là MAPELASTIC, MASTERSEAL 540, GS-200, KANA-S12,…
Sử dụng sơn chống thấm gốc xi măng
Có thể nói vài năm trở lại đây, phương pháp này khá phổ biến. Các nhà sản xuất sơn đã cho thành phần đặc biệt vào trong sơn. Những vật liệu có khả năng ngăn thấm nước rất cao dưới lớp sơn rất mỏng.
Sơn trộn cùng xi măng chuyên dùng để trám trét các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt tường, bê tông. Hoặc dung dịch sơn nước gốc xi măng. Trong đó, thành phần bám dính là gốc hữu cơ và vô cơ cùng các thành phần phụ gia đặc biệt. Sơn có thể sử dụng trong nhà và ngoài trời với khả năng chống ngấm đặc biệt, bền vững trong thời tiết khắc nghiệt.
Các hạng mục thường sử dụng sơn như:
+ Sơn chống thấm ngoài trời : mái tôn, mái ngói, sân thượng, máng nước, sân và tường ngoài trời…
+ Sơn chống thấm tường, trần nhà và nhà vệ sinh, sơn chống thấm trần bê tông,…
Một số loại sơn chống thấm dột tại Hà Nội phổ biến là : Chống thấm rồng đen; Taiko, Intoc, Kova, CT11a, Neomax, Jotun, Maxbond, Mapei, Bestmix, Dulux.
Nhược điểm lớn nhất của sơn lại là sự co ngót nhiều và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nắng.
Mục Lục
Xử lý chống thấm dột triệt để bằng hóa chất chống thấm dạng lỏng
Phương pháp sử dụng hoá chất dạng lỏng có hiệu quả nhất đối với các công trình cống thấm bể nước, chống thấm sân thượng,…
Và sản phẩm Water Seal là một dung dịch được lựa chọn nhiều nhất năm 2021. Bởi nó dễ thi công từ phun bề mặt, dùng xi lanh để bơm vào sâu bên trong của trần – tường. Hay trộn nó với hỗn hợp vữa khi trát…
Chất chống thấm Water Seal có khả năng thẩm thấu tốt, phủ đều, dễ dàng tạo lớp màng ngăn nước tối ưu. Đây là lựa chọn cho nhiều dạng công trình, kể cả các khu vực góc cạnh, gấp khúc, lồi lõm như:
+ Chống thấm dột nhà vệ sinh cho vị trí sàn, hố thoát sàn, chân tường, tường và trần
+ Chống thấm dột trần nhà bị nứt, cạnh tường, góc sân thượng, góc trần…
+ Xử lý chống ngấm nước triệt để cho tầng hầm, hố thang máy, bể bơi, bể nước,…
Với mỗi loại công trình sẽ có tỷ lệ pha trộn thích hợp và phương pháp thi công chống thấm tại Hà Nội hiệu quả.
Trát lại vữa bề mặt
Trát lại lớp vữa chất lượng ở bên ngoài là phương pháp phổ thông nhất và cũng hiệu quả nhất cho mọi công trình. Với những thợ chống thấm dột tại Hà Nội có kinh nghiệm lâu năm thì lúc tư vấn luôn ưu tiên cách làm này đầu tiên. Để xử lý chống ngấm nước triệt để và tuổi thọ cao, nhưng giá thành hơi “chát”.
Đặc biệt với các công trình đã quá cũ nên đầu tư theo cách làm này. Phương pháp này rất đơn giản, tuy nhiên khi thi công cần trộn hóa chất
Chống thấm composite
Composite là một loại vật liệu tổ hợp từ hai hoặc nhiều các loại vật liệu khác nhau. Được cấu thành từ nhựa nền (Keo composite) và vật liệu gia cường (Sợi thủy tinh, Polime, sợi Silic, sợi amiăng và một số hợp chất kim loại như đồng, nhôm, thép,….). Trải qua quá trình phối trộn tạo nên vật liệu có những đặc tính vượt trội hơn so với từng loại nguyên liệu tách rời. Như khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống ngấm nước, chống ăn mòn hay rỉ sét từ hóa chất,…
Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực của đời sống khác nhau. Như chống thấm bể bơi, bể xử lý nước thải, nhà vệ sinh, tường ngoài, sàn hầm, sân thượng, xử lý ăn mòn…. Và hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ loại vật liệu chống thấm nào có thể đạt được những tính năng vượt trội như vật liệu chống thấm composite.
Ốp lát gạch men chống thấm
Kỹ thuật này thường được áp dụng những hạng mục thường xuyên tiếp xúc với nước. Như chống ngấm nước cho nhà vệ sinh, khu bể, sân thượng, chân tường… Cách làm này sẽ tạo thành một phân lớp giữa tường. Giúp chống ngấm nước vô cùng hiệu quả như nhà tắm, bể bơi, bể chứa nước…
Chống thấm bằng thanh thủy trương
Thanh thủy trương hay còn gọi có tên gọi khác là thanh trương nở, băng trương nở. Đây là một thanh hay sợi hỗn hợp có khả năng trương nở khi gặp nước. Dễ tạo thành một khớp nối lâu dài trong khớp nối bê tông không dịch chuyển.
Sự giãn nở của thanh trương nở sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ mà phụ thuộc vào độ ẩm. V sản phẩm này có khả năng hoạt động bền vững với bê tông.
Thanh trương nở thường được sử dụng để thi công cho các vị trí mạch ngừng, chống thấm cổ ống xuyên sàn… Nó có ưu điểm là duy trì tốt khả năng chống ngấm nước hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt, rất dễ dàng thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.
Dùng dung dịch keo chống thấm
Keo chống thấm được dùng chủ yếu để bơm sửa chữa vết nứt nhỏ trong kết cấu bê tông. Đây là một loại vật liệu khá hiệu quả, bám dính tốt trên mọi chất liệu và chịu nhiệt cực tốt.
So với vữa xi măng hoặc bê tông thì keo có độ bền cơ học cao hơn cả. Dù ở các khía cạnh như cường độ nén, cường độ uốn và độ bền kéo… Tuy nhiên, giá thành các loại keo này khá cao. Nhưng vật liệu này vẫn được sử dụng rộng rãi để sửa chữa và gia cố bê tông.
Các loại keo chống thấm
Keo chống thấm dạng nước hoặc keo chống thấm dạng silicon.
Ứng dụng
+ Keo chống thấm sàn gỗ, sàn gạch hay bê tông ở mái – trần – tường – sàn.
+ Keo chống thấm hồ cá, bể chứa nước…
+ Keo chống thấm dột mái tôn
Cách dùng
+ Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực cần thi công. Tùy thuộc vào bề mặt vật liệu mà bạn nên sử dụng loại keo phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
+ Trộn keo epoxy theo tỉ lệ 1:1
+ Chít keo đã chọn lên toàn bộ bề mặt cần dán và 10% diện tích mặt sau viên gạch.
Chống thấm bằng hồ dầu
Hồ dầu được tạo nên từ hỗn hợp trộn lẫn giữa xi măng và nước. Việc pha trộn này tạo điều kiện cho tính kết dính thủy lực của xi măng được phát huy tối đa. Do đó, tùy thuộc vào hạng mục mà tỷ lệ trộn hồ dầu sẽ khác nhau phù hợp.
Dùng lưới sợi thủy tinh chống thấm
Lưới thủy tinh có đặc tính chống oxy hóa tốt, dẻo dai. Sử dụng lưới sợi thủy tinh để tăng cường khả năng chống ngấm nước, chống nứt cho mái, sàn nhà vệ sinh…
Sản phẩm này giúp gia cố thêm ở các vị trí xung yếu như góc chân tường và tường khi kết cấu có sự cố lún, nứt và dao động nhẹ.
Trên đây là các phương pháp chống thấm phổ biến. Còn có nhiều phương pháp mới sẽ được chúng tôi liên tuc cập nhật cho bạn.
Đối với mỗi công trình, chúng ta cũng cần xem xét nhiều yếu tố thực tế trước khi đưa ra phương pháp chống ngấm nước tối ưu nhất. Đây cũng chính là công việc cần làm của một đơn vị chống thấm dột tại Hà Nội chuyên nghiệp.
Hạng mục chống thấm xây dựng tại Hà Nội
Trong xây dựng, các hạng mục chống ngấm nước chính bao gồm:
1/ Chống thấm sàn mái
Chống thấm sàn bê tông là hợp chất đặc biệt có chức năng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang. Chống thấm sàn được dùng để thi công cho các cấu trúc xi măng và bê-tông như sân thượng, nền nhà, tường, bể nước, hồ bơi, sàn nhà vệ sinh… Hợp chất dùng cho sàn cũng có thể dùng làm vữa dán gạch nền, ốp gạch cho tường phòng tắm, nhà bếp…
Những vị trí cần sử dụng chống thấm sàn trong xây dựng:
Chống thấm sân thượng
Sân thường là hạng mục thường phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài như nắng nóng, mưa bão, nồm ẩm,…nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Đó cũng là lý do các dịch vụ chống thấm sân thượng ngày càng quan tâm và sử dụng rộng rãi.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm sân thượng. Tùy thuộc vào tình trạng sân thượng (mới hay cũ), bề mặt sân thượng là xi măng hay lát gạch cũng như yêu cầu từ chính khách hàng mà đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm sân thượng sẽ áp dụng phương pháp chống ngấm dột phù hợp.
Có thể kể đến một số phương pháp chống thấm sân thượng phổ biến như sau:
+ Chống thấm sân thượng bằng xi măng, nhựa đường
+ Chống thấm sân thượng bằng Sika, Water Seal DPC, Sikaproof Membrane và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107.
+ Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm nguội hoặc khò nóng.
THAM KHẢO : DỊCH VỤ CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG TRIỆT ĐỂ 100%
Chống thấm sàn vệ sinh
Là hình thức chống ngấm bên trong công trình, bởi các sàn nhà vệ sinh gắn liền trong nội thất của căn nhà nếu để sảy ra việc thấm dột sẽ ảnh hưởng đến độ bền của các sàn nhà.
Chống thấm sàn tầng hầm
Là chống thấm ngược từ trong ra ngoài nhằm tránh tình trạng nước thấm ngược từ dưới lên trên.
Chống thấm sàn hồ bơi
Ngoài các hình thức chống thấm sàn trên còn rất nhiều vật liệu khác để đảm bảo độ bền công trình. Chính vì vậy khi xây dưng một công trình nhất thiết bạn phải nên tìm hiểu phương pháp sử dụng chống thấm sàn để đảm bảo tuổi thọ của công trình được bền với thời gian.
2/ Chống thấm mái nhà
Sàn mái là hạng mục vô cùng quan trọng của ngôi nhà. Đây cũng là bộ phận phải chịu nhiều tác động từ thời tiết như nắng nóng, mưa gió nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Sàn mái bê tông bị thấm dột có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu của ngôi nhà. Vì vậy nên công tác chống thấm cho sàn mái là rất cần thiết.
Phương pháp thi công phù hợp:
Kỹ thuật thi công chống thấm mái nhà bê tông phổ biến
+ Dùng màng khò nóng gốc bitum chống thấm mái nhà: với đặc tính kết dính và độ ma sát lớn. Dễ dàng thi công trên bề mặt sàn rộng, chống ngấm nước tốt và chịu được nhiệt độ cao.
+ Trộn hóa chất Sika khi đổ bê tông: Sika có thể tạo liên kết giữa bê tông cũ với mới, dán gạch, trát vữa… để ngăn nước thấm dột sàn mái.
+ Dùng nhựa đường: hiệu quả, đàn hồi tốt, tuổi thọ cao và giá cả rất hợp lý.
Chi tiết: nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách chống thấm mái nhà hiệu quả.
Chống thấm mái tôn
Chống dột mái tôn như thế nào cho hiệu quả? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm, nhất là vào thời điểm mùa mưa. Vậy nên, việc xử lý cũng như phòng để mái tôn không bị dột là điều cần thiết. Một số biện pháp chống thấm mái tôn bao gồm :
+ Thay thế vị trí đinh ốc bị bung, hoen rỉ
+ Chống thấm khi giữa miếng tôn bị thủng
+ Cách chống thấm mái tôn với tường
+ Tấm dán chống thấm dột mái tôn
+ Sika, sơn chống thấm mái tôn
THAM KHẢO : BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM MÁI TÔN HIỆU QUẢ
3/ Chống thấm dột trần nhà
Chống thấm trần nhà là vị trí quan trọng trong tổng thể cho ngôi nhà hay công trình xây dựng. Trần nhà sẽ bị thấm dột nếu việc thiết kế thi công chống thấm dột trần nhà bê tông từ ban đầu không đúng; hoặc trong quá trình sử dụng công trình bị xuống cấp.
Một số biện pháp chống thấm dột trần nhà được khuyên dùng là :
1/ Chống thấm dột trần nhà bê tông bằng bằng nhựa đường
2/ Dùng sơn chống thấm bề mặt bên ngoài tường trần nhà chuyên dụng
3/ Chống thấm trần nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính hay khò nóng
4/ Dùng phụ gia chống thấm 2 thành phần trộn với vữa bê tông ngay khi xây nhà
5/ Chống thấm trần nhà bằng chất chống thấm Polyurethane
6/ Chống thấm thuận và ngịch cho trần bê tông
4/ Chống thấm tường nhà
Chống thấm tường nhà phổ biến phía ngoài hoặc trong bức tường của công trình xây dựng; nhằm bảo vệ cho toàn bộ công trình tránh khỏi tác động của môi trường gây ra thấm nước vào trong.
Chống thấm tường ngoài trời
Tường nhà, tường ngoài trời thường xuyên phải chịu tác động của thời tiết, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mài mòn và thấm dột. Chính vì thế, chúng ta không thể bỏ qua công tác chống thấm dột cho tường ngời trời.
Phương pháp thi công:
Chống thấm tường tuy không đòi hỏi phải sử dụng những chất liệu có khả năng ngăn nước triệt để như thi công trần hay sàn nhà vệ sinh. Nhưng chúng ta cần lựa chọn phương pháp thích hợp để có được hiệu quả tốt nhất:
+ Dùng sơn chống thấm: phương pháp này rất tiện lợi mà lại đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
+ Dùng hồ dầu cũng được lựa chọn để chống thấm tường với hiệu quả đáng kể.
+ Dùng màng khò nóng bitum: cho khả năng chống ngấm nước tốt và chịu được nhiệt độ cao.
+ Dùng keo chuyên dụng: chỉ nên áp dụng với các trường hợp tường bị nứt, rạn nhỏ.
+ Dùng các hóa chất chống thấm tường như sika,…
Chống thấm chân tường – c
hống thấm vách tường
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm chân tường có thể là do nước mưa bên ngoài thấm vào, 2 là do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên. Và một nguyên nhân phổ biến là do hệ thống cấp thoát nước cho khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.
Biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả là : Chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova và bơm Foam ngược.
Chống thấm khe tường giữa 2 nhà – Chống thấm khe co giãn
Hiện nay có 2 phương pháp chống thấm khe tiếp giáp được áp dụng :
1/ Dùng tấm tôn để nối giữa 2 nhà. Khi mưa xuống, nước sẽ không đọng lại mà rơi chảy xuống theo tấm tôn. Tuy nhiên, sau 1 thời gian thì tấm tôn dễ bị co dãn, biến dạng, lúc này bạn phải thay tấm tôn mới.
2/ Nếu khe tường giữa 2 nhà nhỏ thì có thể dùng keo chuyên dụng. Bơm trực tiếp vào khe, cho đến khi lấp đầy kẽ hở giữa 2 bức tường. Tuy nhiên cách này hiệu quả nhưng khá tốn kém.
Chống thấm khe nứt bê tông – khe nứt trên tường
Những tác động từ bên ngoài làm tường nhà bạn bị nứt nẻ khiến cho nước rỉ qua gây hư hại tường và mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Vì vậy nên việc chống thấm khe nứt bê tông, khe nứt trên tường cần phải được làm ngay.
Lựa chọn cách thi công
+ Có thể sử dụng keo để bơm những vết nứt nhỏ. Khi được bơm vào, keo sẽ trương nở và lấp đầy các vết nứt. Tạo liên kết vững chắc nhất.
+ Để chống thấm cho khe nứt bê tông lớn có thể sử dụng thanh trương nở. Kết hợp màng gốc bitum hoặc sơn sau khi đặt thanh thủy trương nhé.
+ Hoặc có thể dùng hồ dầu tái tạo lại lớp vữa mới để liên kết những mảng tường nứt lại với nhau.
5/ Chống thấm nhà vệ sinh – c
hống thấm nhà tắm
Sàn – tường và chân tường nhà vệ sinh, nhà tắm là những khu vực dễ bị thấm dột nhất. Bởi đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, rất dễ ứ đọng nước. Vì thế công tác chống thấm tường – sàn nhà vệ sinh cũng không dễ và gây ra không ít bất tiện cho chủ nhà khi thi công.
Để chống thấm tường – sàn nhà vệ sinh, bạn có thể lựa chọn màng bitum, màng tự dính, sơn hoặc ốp gạch… tùy thuộc vào tình trạng thấm dột.
Chi tiết, vui lòng xem tại: Kỹ thuật chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh
Chống thấm hộp kỹ thuật
Hộp kỹ thuật là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của ngôi nhà. Việc thực hiện chống thấm hộp kỹ thuật sẽ giúp cho chúng ta tránh khỏi nhiều vấn đề rắc rối. Do thường xuyên tiếp xúc với nước cũng như các loại đường ống khác nhau nên hiện tượng rò rỉ hộp nước từ hộp kỹ thuật rất dễ xảy ra. Hở hộp gen sẽ kéo theo nhiều mối nguy hại cho ngôi nhà. Vì vậy chống thấm hộp gen là hoàn toàn cần thiết.
Có rất nhiều phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật khác nhau. Như dùng màng tự dính, màng khò nóng, dùng sơn chống thấm, hóa chất chống thấm, xi măng trộn với sika latex để chống thấm…
Chống thấm cổ ống – c
hống thấm cổ ống xuyên sàn
Cổ thoát sàn nhà vệ sinh là nơi thường xuyên động nước. Nên cũng cần biện pháp chống ngấm nước hợp lý.
Vật liệu nên dùng
Để xử lý chống thấm cổ thoát sàn nhà vệ sinh không đơn giản. Tốn nhiều chi phí và công sức, đôi khi phải thay đổi cả kết cấu sàn vệ sinh.
+ Dùng màng bitum : đây là vật liệu chống thấm cho hiệu quả tuyệt đối.
+ Thanh thủy trương : rất hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt. Với ưu điểm dễ dàng thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.
+ Keo chống thấm hiệu quả, bám dính trên mọi chất liệu và chịu nhiệt cực tốt.
6/ Chống thấm bể nước – c
hống thấm bể cá – Chống thấm hồ cá
Bể chứa nước sinh hoạt, bể nước ngầm, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải hoặc bể nước nói chung là một trong những hạng mục thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc thù của bể nước đó là luôn tiếp xúc trực tiếp nước, hóa chất nên việc chống thấm bể nước, chống thấm bể nước ngầm cần phải được xử lý triệt để.
Để chống thấm bể nước ăn thì bạn cũng có thể dùng một số vật liệu mang lại hiệu quả cao dưới đây: Sikatop Seal 107, dùng màng bitum, dùng màng xi măng hồ dầu, dùng sơn hoặc dùng phụ gia chống thấm.
7/ Chống thấm máng xối – chống thấm ô văng
Trong chống thấm xây dựng, chủ đầu tư thường chỉ quan tâm đến những vị trí dễ thấy như sàn, trần và tường nhà; mà quên mất vị trí quan trọng rất cần chống thấm như máng xối, ô văng,…
Một phần vì vị trí này thường khuất, nhỏ hẹp và khó thi công, nên các đơn vị xây dựng thường chống thấm khá xơ xài. Tuy nhiên, đây lại là vị trí mà dễ bị thấm dột nhất, bởi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài nên dễ bị đọng nước mỗi khi trời mưa. Do đó, cần phải xử lý triệt để để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ công trình xây dựng.
Đơn vị chống thấm uy tín Hà Nội
Nếu gia đình bạn đang sinh sống tại Hà Nội mà gặp phải những tình trạng bị thấm dột – nấm mốc – bong tróc nở tường…; Hãy tìm nguyên nhân và biện pháp để khắc phục triệt để nhất. Nếu những trường hợp đơn giản có thể tự khắc phục. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian xử lý để tiết kiệm chi phí nhé. Còn nếu những sự cố nghiêm trọng, khó thi công thì quý khách cần tìm đơn vị chuyên chống thấm Hà Nội uy tín.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ chống thấm tại Hà Nội nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín, hiệu quả 100%. Một trong những công ty thi công chống thấm uy tín Hà Nội, chính là Công ty TNHH xây dựng chống thấm bách khoa Toàn Việt.
UY TÍN –TRUNG THỰC – GIÁ RẺ – Đây chính là phương châm hoạt động của công ty Toàn Việt.
Chống thấm Hà Nội cam kết
Khi đến với Toàn Việt, quý khách sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên sẽ trực tiếp tư vấn. Với kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trên 10 năm, chúng tôi sẽ giúp quý khách đưa ra phương pháp thi công chống thấm dột tại Hà Nội phù hợp và tối ưu nhất. Cam kết xử lý triệt để 100% với chi phí tiết kiệm nhất.
Triệt để 100%
Chính sách cam kết chống thấm nước triệt để 100% cho mọi hạng mục thi công. 100% các hạng mục đều được cam kết bảo hành lâu dài đến 15 năm. Và cam kết xử lý triệt để bảo hành như thi công mới. Hỗ trợ giảm giá cho những lần thi công tiếp theo.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7
Toàn Việt có đội thợ chống thấm Hà Nội tay nghề cao, chuyên nghiệp cùng thái độ tận tâm; sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ chống thấm dột tại Hà Nội triệt để.
Giá hợp lý
Toàn Việt luôn đặt sự hài lòng của quý khách lên hàng đầu – đó là kim chỉ nam của công ty chống thấm Toàn Việt.
Vì vậy, chúng tôi cam kết luôn báo giá rõ ràng, hợp lý và tiết kiệm cho khách hàng. Chúng tôi không cam kết giá rẻ nhất, mà luôn là giá phù hợp và chất lượng.
Công ty chúng tôi cam kết hoàn tiền nếu quý khách không hài lòng với dịch vụ.
Bảo hành lên tới 12 năm
Dịch vụ chống thấm tại Hà Nội của chúng tôi cam kết bảo hành dài hạn lên tới 12 năm cho tất cả các công trình.
Dịch vụ chống thấm tại Hà Nội và các tỉnh lân cận
Dịch vụ chống thấm Toàn Việt thi công trên tất cả các quận huyện tại Hà Nội và các tỉnh ở miền Bắc lân cận bao gồm :
Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hà Nam, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Báo giá dịch vụ chống thấm Hà Nội
Toàn Việt nhận thi công chống thấm xây dựng cho công trình công nghiệp, tòa nhà chung cư, khách sạn, văn phòng lớn, hộ gia đình…
Dưới đây là bảng báo giá (mang tính tham khảo) của dịch vụ chống ngấm nước tại Công ty Toàn Việt :
Hạng mục
Đơn Giá (m2)
Giá Chống thấm tầng hầm, bể chứa
245.000
Dịch vụ Chống thấm sân thượng
222.000
Thi Công Chống thấm sika
299.000
Dịch vụ Chống thấm dột nhà ở
199.000
Xử lý khe nứt, khe co giãn, khe lún, nứt mao dẫn sàn bê tông
200.000
Thi công sàn mái bê tông phương pháp cũ
250.000
Xử lý chống thấm ban công, lô gia, vách tầng hầm, hố sụt tầng hầm, hố thang máu, sàn nhà vệ sinh, sàn sê nô
200.000
Thi công cho sàn mái, sàn bê tông phương pháp hiện đại
150.000
Thi công cho nhà vệ sinh, nhà bếp, bồn nước, lavabo, công trình có sắt thép lộ thiên
350.000
Báo giá chống thấm sân thượng tại Hà Nội
+ Giá chống thấm sân thượng bị nứt thấm nước, khe nứt co dãn, khe lún nứt mao dẫn sàn bê tông; bằng grout Quicseal 201, Mariseal 250, vải polyester, Mariseal aqua prime: 150.000đ/m2 – 390.000đ/m2.
+ Báo giá thi công chống thấm sân thượng, sàn bê tông: phủ màng chống thấm dạng lỏng liền mạch; vật liệu chống thấm gốc polyurethane, arylic 1 thành phần đồng nhất: 150.000đ/m2 – 390.000đ/m2.
Hiện trạng công trình thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đơn giá của từng hạng mục được xử lý.
Thi công Màng nóng gốc bitum dày 03mm
245.000 đ/m2
Màng tự dính gốc bitum kết hợp nhựa SBS
245.000 đ/m2
Thi công Màng lỏng gốc Polyurethane
305.000 đ/m2
Báo giá dịch vụ chống thấm bề mặt tường nhà
Xử lý bề mặt tường ngoài nhà bằng vật liệu Stonplast
125.000đ/ m2
Xử lý vết nứt tường ngoài nhà bằng keo Seal “N” Flex 1
150.000đ/m
Xử lý mỹ thuật các vết nứt tường trong nhà bằng keo Fill a Gap và mành chịu lực (chưa bao gồm sơn bả)
85.000đ/m
Xử lý chống thấm xung quanh khuôn cửa sổ, cửa ra vào, ô thoáng … bằng keo Seal “N” Flex 1 và mành chịu lực (chưa bao gồm sơn bả)
170.000đ/m
Báo giá dịch vụ chống thấm vết nứt trần, chống thấm sàn mái
Thi công màng chống thấm có hạt khoáng dán nhiệt
255.000đ/m
Màng chống thấm không có hạt khoáng dán nhiệt
235.000đ/m
Thi công Màng chống thấm tự dính
255.000đ/m
Báo giá dịch vụ chống thấm tầng hầm
Sản phẩm gốc xi măng của nhà sản xuất Sika, Basf
140.000đ/m2
Sản phẩm tinh thể thẩm thấu gốc xi măng của nhà sản xuất Shomburg
210.000đ/m2.
Lưu ý
+/ Bảng giá dịch vụ chống thấm sẽ thay đổi tùy theo tình trạng công trình và điều kiện thi công thực tế.
+/ Để được báo giá nhanh chóng nhất, các bạn vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.
+/ Báo giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố; như hạng mục thi công, phương pháp và vật liệu sử dụng, mức độ rủi ro, diện tích mặt bằng cần chống thấm,….
Khi tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ từ khách hàng, Toàn Việt sẽ cử nhân viên đến khảo sát trực tiếp, chốt phương án đồng thời báo giá chi tiết.
Chúng tôi làm việc liên tục 24/24 trong tất cả các ngày trong tuần. Vì vậy, nếu có bất cứ băn khoăn cần tư vấn chống thấm Hà Nội. Hãy liên hệ theo số hotline: 090 44 11 233 của đội chống thấm dột 365 Toàn Việt nhé!
Xem tiếp…