Báo cáo tổng kết triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ …

 

PHÒNG GD&ĐT HOÀI ÂN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ÂN TƯỜNG ĐÔNG

Số :       /BC-THATĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ân Tường Đông, ngày 17  tháng 5 năm 2021

 

BÁO CÁO

Tổng kết triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1

(kèm theo Công văn số 48/GDĐT-TH ngày 09/3/2021 của Phòng GD&ĐT)

 

Thực hiện Công văn số 48/GDĐT-TH,  ngày 09 tháng 3 năm 2021 của Phòng GD&ĐT Hoài Ân, về việc tổng kết triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.

Căn cứ tình hình  và kết quả triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 của điạ phương, Trường Tiểu học Ân Tường Đông Báo cáo tổng kết triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1của nhà trường, cụ thể như sau:

          I. ĐẶC ĐIỂM TINH HÌNH

1. Đặc điểm

1.1. Học sinh

Toàn trường có 392 học sinh với 182 học sinh nữ (không tăng, không giảm), được chia làm 14 lớp bình quân 28,0em /lớp, tuyển mới 78 học sinh vào lớp 1(có 34 nữ).

Tổng số học sinh dân tộc:  07 em ; nữ: 02em; học sinh khuyết tật học hòa nhập: 03em;   nữ:  01em

+ Tổ chức dạy 2 buổi/ngày 8/14 lớp (tỷ lệ 57,1%); 229/392 học sinh (tỷ lệ 58,4%); trong đó lớp Một có 3/3 lớp (tỷ lệ 100%)

+ Tổ chức dạy Tiếng Anh cho 11/14 lớp (tỷ lệ 78,57%); 311/392 học sinh (tỷ lệ 79,3%); trong đó lớp Một có 3/3 lớp (tỷ lệ 100%)

+ Tổ chức dạy Tin học đủ cho 03 khối lớp(3,4,5):  8/14 lớp (tỷ lệ 57,1%); 234/392 học sinh (tỷ lệ 59,7%)

1.2. Đội ngũ

 Toàn trường có 26 cán bộ, giáo viên (kể cả bảo vệ);

Trong đó có: 

   + 02 cán bộ quản lý;

   + 03 viên chức hành chính (Kế toán, Thư viện, Bảo vệ)

   + 21 giáo viên trực tiếp giảng dạy (kể cả Tổng phụ trách); 20 GV/14lớp (tỷ lệ 1,42). Có đủ giáo viên dạy chuyên trách riêng biệt cho các môn Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tiếng Anh.

Riêng giáo viên giảng dạy lớp 1 có 08 giáo viên/3 lớp.

   + Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 24/26 (đạt 92,3%), giáo viên trực tiếp giảng dạy đạt chuẩn 18/20 (tỷ lệ 90,07%; Đại học 18, Cao đẳng 02). Giáo viên giảng dạy lớp 1 đạt chuẩn: 100%.

 1.3. Điều kiện cơ sở vật chất

            Trường được quy hoạch và đã được giao quyền sử dụng 21.935m2; có khu vui chơi với: 13.100m2, khu tập thể thao với 2.540m2 và vườn trường 5.079m2.

Toàn trường có 19 phòng trong đó có 05 phòng nhà cấp 4B và 14 phòng học nhà cấp 3 được bố trí thành ba khu: 02 khu dành cho giảng dạy và 01 khu dành cho làm việc hành chính và hổ trợ dạy học cụ thể như sau:

Có 12 phòng học/14 lớp; 01 phòng dạy Hát nhạc riêng có đàn Piano điện tử; 01 phòng dạy tin có 12 máy vi tính; 01 bộ đèn chiếu; 01 phòng học có bảng tương tác giảng dạy Tiếng Anh; 01 phòng truyền thống và hoạt động sao đội; 01 phòng thư viện, 01 phòng giáo viên và 01 phòng làm việc chung cho lãnh đạo và các bộ phận hành chính; 01 phòng y tế học đường. 01 phòng thường trực gần cổng. Ngoài ra nhà trường có 03 khu vệ sinh trong đó có 02 khu với 06 hố tiêu tự hoại, 04 khu vực tiểu được bố trí nam riêng, nữ riêng dành cho học sinh và 01 khu vệ sinh dành riêng cho giáo viên.

2. Thuận lợi

Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo phòng GD&ĐT Hoài Ân, các cấp chính quyền địa phương có sự chỉ đạo kịp thời về việc thực hiện chương trình GDPT 2018;

Đội ngũ CC-VC nhiệt tình, yêu nghề; Đội ngũ trình độ đạt chuẩn 100%, có giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng Anh có trách nhiệm với công việc và đã được tham gia tập huấn chương trình.

Chất lượng giáo dục được duy trì và nâng cao qua từng năm học.

Khuôn viên nhà trường rộng – xanh – sạch – đẹp; Phòng học 100% kiên cố và bán kiên cố được trang trí theo quy định, không có phòng học tạm, có đủ các phòng chức năng; trang thiết bị trong phòng học đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy – học; chế độ chính sách của giáo viên và học sinh được chi trả kịp thời đầy đủ.

Phụ huynh học sinh có sự phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động học sinh ra lớp; học sinh ngoan và có ý thức rèn luyện, thi đua trong học tập.

3. Khó khăn

Nhà trường đóng trên địa bàn thuộc vùng đặc biệt khó khăn;

Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều do đào tạo nhiều nguồn; việc tự học, tự rèn của một số giáo viên chưa được đầu tư, chưa sáng tạo trong công việc, đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ nét.

Học sinh lớp Một được tuyển nhiều thành phần đa số là con em nhà nông, học sinh dân tộc nên nhận thức của học sinh chưa đồng đều, một số em còn chậm, kỹ năng sống,  giao tiếp còn hạn chế.

Một số phụ huynh còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, thường xuyên đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà nên công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa hiệu quả.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế:  còn thiếu phòng học (0,85 phòng/lớp) nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện 100% dạy học 2 buổi/ ngày theo chương trình GDPT 2018, bàn ghế học sinh thiết bị dạy học bị xuống cấp cần mua mới thay thế; một số phòng chức năng còn thiếu, trang bị bên trong đã xuống cấp ( Phòng Tin học xây dựng từ tháng 1/ 2013 chỉ còn 10 máy hoạt động được ).

   

II. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP 1

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1

 Nhà trường đã tham mưu với UBND xã Ân Tường Đông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDPT mới trên địa bàn xã, .

 Nhà trường Thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1 trong năm học 2020-2021,

Nhà trường xây dựng kế hoạch ngân sách  năm 2020 và năm 2021 song nhà trường chỉ được cấp kinh phí hoạt động hàng chưa được cấp kinh phí để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1. Về việc huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1  nhà trường chỉ vận động phụ huynh mua sách giáo khoa cho học sinh. Sử dụng ngân sách nhà nước để chi cho giáo viên cốt cán tham dự tập huấn, bồi dưỡng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông các cấp điều đi. Các nguồn kinh phí khác không có.

– Công tác tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT2018.

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GDĐT và Phòng GDĐT, nhà trường đã cử giáo viên cốt cán, giáo viên dự kiến dạy lớp 1 năm học 2020-2021 tham dự các lớp tập huấn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức ;

* Cụ thể số CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn:

Lớp tập huấn do Sở tổ chức: 01 giáo viên cốt cán (môn Hoạt động trải nghiệm).

Lớp tập huấn trực tiếp do sở GD&ĐT tổ chức giới thiệu chương trình lớp 1 năm học 2020-2021 theo chương trình GDPT2018: 02 cán bộ quản lý; 04 giáo viên.

– Trang bị bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, … đáp ứng yêu cầu đổi mới.

– Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.

2. Xã hội hóa các nguồn lực

Huy động kinh phí từ các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đã được ngân hàng SHB Chi nhánh tỉnh Bình Định tặng 60 bộ bàn ghế hai chỗ rời  bố trí cho học sinh lớp 1.

b) Ban hành, triển khai văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.

Kế hoạch thực hiện chương trình GDPT 2018 trên địa bàn xã Ân Tường Đông

Kế hoạch giảng dạy chương trình lớp Một năm học 2020-2021

Kế hoạch giáo dục địa phương lớp Một Năm học 2020-2021

Kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp Một năm học 2020-2021

2. Chuẩn bị về đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1

a) Rà soát, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2020-2021.

Căn cứ tình hình thực tế đơn vị nhà trường đã bố trí 8 giáo viên giảng dạy khốp lớp 1, (8 giáo viên giảng dạy lớp 1 đều  có trình độ đạt chuẩn(ĐHSP) và đã được tập huấn chương trình GDPT mới Lớp 1). gồm: 4 giáo viên dạy nhiều môn, 04 giáo viên dạy các môn năng khiếu: Hát nhạc, Thể dục, Mỹ thuật và môn tự chọn Tiếng Anh.

b) Đào tạo, bồi dưỡng (thường xuyên; tổ chức tập huấn…) đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, đặc biệt đối với giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.

Tổ chức Hội thảo, nghiên cứu về Thông tư số 01/2020- ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Tổ chức tập huấn Thông tư 28/2020/BGD & ĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề, thường xuyên,…cho đội ngũ giáo viên; Tổ chức nghiên cứu sách giáo khoa, phân tích những điểm phù hợp và chưa phù hợp với đặc điểm học sinh của nhà trường…

3. Chuẩn bị về cơ sở vật chất thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1

a) Cơ sở vật chất trường, lớp (phòng học và phòng chức năng, công trình phụ trợ).

Nhà trường bối trí 3 phòng học có đủ bàn ghế đúng quy cách và trang trí theo chuẩn quốc gia cho học sinh lớp 1 đảm bảo điều kiện để dạy hai buổi trên ngày.

Các phòng học  môn năng khiếu được bổ sung bàn ghế hai chỗ ngồi rời để giáo viên dẽ dàng tổ chức các hoạt động nhóm, phòng dạy Tiếng Anh dược củng cố bảng tương tác để học sinh có điều kiện học tập cùng giáo viên.

b) Thiết bị dạy học theo quy định (thiết bị, đồ dùng dạy học).

Trong khi chờ Phòng GD&ĐT mua cấp thiết bị dạy học nhà trường tận dụng một số thiết bị, đồ dụng dạy học  cũ vào giảng dạy.

4. Chuẩn bị về sách giáo khoa thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1

a) Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT.

Sách giáo khoa nhà trường đã căn cứ theo công văn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Phòng giáo dục, ngay từ cuối năm học 2019 – 2020 nhà trường đã tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1 theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 01/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng đã nghiên cứu 05 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, đối tượng học sinh cũng như nội dung của các bộ sách. Hội đồng thẩm định nhà trường đã lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 1: Cùng học để phát triển năng lực. 

b) Tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lí, giáo viên và trưởng ban phụ huynh học sinh của các lớp để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT2018 và giới thiệu chương trình lớp 1 năm học 2020-2021 theo chương trình GDPT2018; Tổ chức cho tổ chuyên môn tìm hiểu 5 bộ sách giáo khoa lớp 1;

c) Phối hợp với các Nhà xuất bản có sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn thực hiện các nội dung liên quan hội thảo giới thiệu sách, tập huấn cho giáo viên bằng hình thức trực tuyến về sử dụng sách, tổ chức phát hành sách giáo khoa lớp 1 tại địa phương và đã phối hợp với phụ huynh mua đủ mỗi em một bộ sách, nhà trường mua cấp cho giáo viên giảng dạy và lưu ở thư viện 02 bộ. Riêng học sinh dân tộc nhà trường đã tham mưu cho mượn.

5. Tổ chức triển khai thực hiện tài liệu giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Với chương trình giáo dục tiểu học không có quỹ thời gian riêng cho giáo dục địa phương mà các nộ dung  này được tích hợp vào các hoạt động môn học trải nghiệm vì vậy nhà trường triển khai nội dung giáo dục địa phương vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh; tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống địa phương; được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, đặc biệt gắn với môi trường, cuộc sống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… của địa phương; kết hợp hài hoà hoạt động cá nhân, nhóm, lớp, trường. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế; 

Kết quả giáo dục địa phương được đánh giá theo nội dung là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực chung trong Chương trình giáo dục phổ thông và các năng lực được xác định của nội dung giáo dục địa phương: năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thích ứng với cuộc sống và môi trường,  năng lực giải quyết các vấn đề (của địa phương) được cụ thể hoá trong yêu cầu cần đạt của nội dung.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 

1.1. Phương án thực hiện CTGDPT2018 đối với lớp 1 năm học 2020-2021:

Nhà trường tổ chức dạy học theo phương án dạy học 32 tiết/tuần.

1.2. Thời lượng:

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút, 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.

1.3. Kế hoạch dạy học Kế hoạch xây dựng theo hướng mở, linh hoạt; đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục; Thời khóa biểu sắp xếp khoa học, phù hợp thực tế địa phương, đúng theo hướng dẫn của cấp trên.

        1.3.1. Số tiết dạy

Nội dung giáo dục

Số tiết/

năm học

Số tiết/

tuần

Ghi chú

1. Môn học bắt buộc

 

 

 

Tiếng Việt

420

12

 

Toán

105

3

 

Đạo đức

35

1

 

Tự nhiên và Xã hội

70

2

 

Giáo dục thể chất

70

2

 

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

2

 

2. Hoạt động giáo dục bắt buộc

 

 

 

Hoạt động trải nghiệm

105

3

 

3. Môn học tự chọn

 

 

 

Tiếng Anh

70

2

 

4. Ôn luyện

 

 

 

Ôn luyện môn toán

70

2

 

Ôn luyện môn Tiếng Việt

70

2

 

Số tiết trung bình/tuần

 

32

 

1.3.2. Thời khóa biểu: Nhà trường lên thời khóa biểu căn cứ vào thời lượng các môn học, số tiết ngoại khóa, tiết tăng thêm, KNS, văn bản cấp trên….

1.4. Nội dung dạy học

1.4.1. Dạy Môn học bắt buộc, Hoạt động giáo dục bắt buộc:

Thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.4.2. Dạy các môn tự chọn: Môn Tiếng Anh

1.4.3. Dạy các tiết bổ sung, lồng ghép: Ngoài việc thực hiện dạy chương trình chính khoá lớp 1, nhà trường tổ chức dạy thêm một số buổi hoạt động trải nghiệm tập thể và một số tiết câu lạc bộ các môn học để củng cố kiến thức, kĩ năng thực hành cho học sinh.

1.5. Tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 76/GDĐTTH ngày 24/4/2020 của Phòng GD&ĐT.

2. Thực hiện đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học.

– Đánh giá, khen thưởng học sinh theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TTBGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT đối với lớp 1.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

d) Thực hiện đổi mới quản trị nhà trường trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1.

3. Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh lớp 1.

 Đánh giá về kết quả của học sinh lớp 1 theo yêu cầu cần đạt của chương trình đối với các môn học, năng lực, phẩm chất; quy định về đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1 (Có bảng tổng hợp kèm theo)

Hoàn thành chương trình lớp học: 77/78 em; tỷ lệ 98,7%; trong đó có 01/78 học sinh ( là học sinh dân tộc) chưa hoàn thành môn Tiếng Việt, tỷ lệ 1,3%; so  với  năm trước giảm 1,1%

4. Đánh giá chung

            Có thể nói chương trình GDPT 2018 được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, cái mới, nhất là trong giáo dục, không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng sau một năm thực hiện Nhà trường có  98,7% học sinh hoàn thành chương trình lớp học học, trong đó có 1 em chưa hoàn thành môn Tiếng Việt (Học sinh dân tộc) 100% học sinh xếp loại đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực. Cơ bản học sinh đã đọc thông, viết thạo; các môn học khác cũng đạt được mục tiêu theo kế hoạch nhà trường đề ra. So với các năm trước, chất lượng giáo dục ở một số môn của học sinh lớp 1 năm nay tốt hơn, nhất là ở môn Tiếng Việt. Nếu chương trình cũ phải hết tuần 22 học sinh mới học xong vần, thì với chương trình GDPT 2018, kết thúc tuần 18 nhiều em đã đọc thông, viết thạo. Điều khiến giáo viên, phụ huynh phấn khởi nhất sau một năm thực hiện chương trình mới là học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự học, tự chủ, tự giác làm một số việc nhỏ… Kết quả này khiến giáo viên từ tâm trạng lo lắng ban đầu nay yên tâm, phấn khởi và có động lực tốt hơn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình. Sau một thời gian, giáo viên cũng đã chủ động hơn với phương thức dạy học mới, kết hợp với sách giáo khoa và hệ thống ngữ liệu minh họa đa dạng.

            Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu để triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên nhà trường nhận thấy còn có một số tồn tại:

          Việc tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa của  nhà xuất bản chưa đáp ứng với nội dung chương trình…

          Để triển khai tốt chương trình với thiết kế dạy học 2 buổi/ngày yếu tố then chốt là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, nhưng cả 2 yếu tố này nhà trường  gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu năm.

          Tỉ lệ gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn chiếm khá cao nên công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí chi thường xuyên của nhà trường ít do quy mô nhỏ, cấp chi chung cho tất cả các hoạt động nên công tác mua sắm thiết bị phục vụ dạy học cho chương trình GDPT 2018  chưa thực hiện được.

Việc chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; lại tác động tới nhiều đối tượng khác nhau, từ người dạy, người học đến cả cha mẹ học sinh. Vậy nên rất cần sự đồng thuận và sự kiên trì mục tiêu đổi mới.

          Bài học kinh nghiệm

          Đội ngũ từ cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên phải nắm chắc chương trình từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cần cùng vào cuộc đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình.

            Căn cứ lộ trình triển khai áp dụng CT GDPT 2018, nhà trường xác định đối tượng và số lượng giáo viên cần bồi dưỡng để tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện CT GDPT 2018 theo lộ trình phù hợp với kê hoạch Sở GDĐT

Chủ động tham mưu lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên ngay từ tháng 7, chậm nhất tháng 8, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ đảm bảo đủ 1 giáo viên tiểu học/lớp. Không để tình trạng thiếu giáo viên như học kỳ I của  trường.

Xây dựng đội ngũ giáo viên là việc rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình, sách giáo khoa mới, bởi lẽ đây là những người sẽ trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục như thế nào.

Rà soát rà soát cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên bàn thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1 theo TT 43,  của Bộ GD&ĐT không để tình trạng học xong chương trình mà chưa mua sắm kịp thiết bị.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội.

 

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

          1. Đối với Lớp 1 năm học 2021-2022

Tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo chung của Phòng GD&ĐT về thực hiện nội dung chương trình

Tiếp tục tham mưu với Phòng GD&ĐT mua thiết bị và ĐDDH cấp cho nhà trường tho lớp.

2. Đối với lớp 2 năm học 2021-2022

Sẵn sàng mọi điều kiện để triển khai chương trình lớp 2 năm học 2021 – 2022

Song song với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho khối lớp 1 thì trong thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã tiến hành thực hiện một số kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai chương trình dạy lớp 2 của năm học 2021 – 2022:

– Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho chương trình dạy lớp 2 trong năn học tới.

– Lập kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên có đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu dạy lớp 2 theo quy định hiện hành.

– Tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để giáo viên tiếp cận trước những phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

– Tiếp tục cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn tại Sở Gáo dục và Đào tạo, tại Thành phố Quy Nhơn để về tập huấn lại cho giáo viên dạy lớp 2.

– Dự kiến lập hội đồng thẩm định sách giáo khoa tại trường để tiến hành thẩm định và lựa chọn thể loại sách đạt chuẩn, phù hợp với đặc thù dạy học tại địa phương.

 

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Với Quốc hội, Chính phủ

Cần có những chỉ đạo kịp thời về quan điểm đầu tư các điều kiện để thực hiện nội dung chương trình.

2. Với các Bộ ngành

Cần quan tâm đúng mức đến việc đầu tư tài chính để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với nội dung chương trình, đặc biệt chú trọng đến kinh phí tổ chức trải nghiệm cho học sinh.

          Bộ giáo dục cần thực hiện nghiêm việc đánh giá chất lượng các bộ sách giáo khoa khi triển khai thực hiện

3. UBND tỉnh

Phải có kinh phí chi riêng cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.

4. Với Sở GD&ĐT

Cần làm việc với nhà xuất bản trong việc tổ chức tập huấn thay sách, giảm hình thức tập huấn trực tuyến vì không có chất lượng.

5. Phòng GD&ĐT

Tổ chức chuyên đề riêng theo từng môn học để giáo viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm.

 Cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học kịp thời.

Tham mưu với cấp trên về kinh phí chi cho việc thực hiện Chương trình GDPT 2018.

 

Trên đây là nội dung báo cáo tổng kết triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1của nhà trường trong năm học 2020-2021, đề nghị quý thầy cô rút kinh nghiệm để năm học sau thực hiện tốt hơn.

 

Nơi nhận                                                                               HIỆU TRƯỞNG

– PHòng GD&ĐT,

– Đảng ủy xã;                (báo cáo)

– UBND xã;

– Lãnh đạo trường;

– Các tổ chuyên môn;

– Các bộ  phận;