Báo cáo tổng kết Ban chỉ đạo thực tập sư phạm năm học 2022-2023

BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM

TRƯỜNG MN MỸ HƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          Số: 20/BCTTSP-MNMH

Mỹ Hưng, ngày 18 tháng 3 năm 2023

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM

NĂM HỌC 2022 – 2023

Đoàn TTSP hệ Cao Đẳng năm thứ 2

Tại trường mầm non Mỹ Hưng

huyện Thanh Oai.

I. TÌNH HÌNH CHUNG.

1.

Đặc điểm của đoàn TTSP

1.1. Ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn:

* Ban chỉ đạo:

TT

Họ và tên

Chức danh

Nhiệm vụ được giao

1

Nhữ Thị Thủy

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

Nguyễn Thị Mai

P.Hiệu trưởng

P.Trưởng ban

3

Phạm Thị Hương

GVPTCM

Thành viên

4

Nguyễn Thị Anh

GV-TT khối NT+3T

Thành viên

5

Trịnh Thị Thu Hương

GV-TP khối NT+3T

Thành viên

6

Tạ Thị Thanh Dung

GV-TP khu Q.Minh

Thành viên

7

Tạ Thị Dương

GV khối 3 tuổi

Thành viên

8

Nguyễn Thị Hoa

GV khối Nhà trẻ

Thành viên

* Giáo viên hướng dẫn:

TT

Họ và tên

Chức danh

Phụ trách lớp

1

Nguyễn Thị Anh

GV-TT khối NT+3T

C3

2

Hoàng Thị Hoà

Giáo viên

C3

3

Tạ Thị Dương

Giáo viên

C1

4

Lê Thị Bình

Giáo viên

C1

5

Tạ Thị Thanh Dung

GV-TP khu Q.Minh

C4

6

Nguyễn Thị Thạch Anh

Giáo viên

C4

7

Lê Thị Thuý Bình

Giáo viên

D1

8

Trịnh Thị Thu Hương

GV-TP khối NT+3T

D1

9

Nguyễn Thị Hoa

Giáo viên

D2

10

Nguyễn Thị Thu Hồng

Giáo viên

D2

1.2. Sinh viên:

+ Tổng số: 12                Nam: 0                 Nữ: 10

+ Đảng viên: 0               Đoàn viên: 12

+ Số sinh viên bỏ dở thực tập: 0

2. Đặc điểm địa phương và trường mầm non:

        •      2.1. Đặc điểm địa phương:

            •       

              Xã Mỹ Hưng là một địa bàn có diện tích rộng, đông dân cư với 5 thôn. Được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND và các Ban ngành đoàn thể, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Phụ huynh học sinh quan tâm đến phong trào giáo dục của nhà trường.

    •  Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho sinh viên việc đi lại, giao lưu và đảm bảo an ninh sinh hoạt cho các sinh viên yên tâm công tác tại địa phương trong thời gian các em thực tập.

2.2. Đặc điểm trường, lớp:

Tổng số CB, GV, NV: 49. Trong đó BGH: 03; GV: 34, NV: 12

Toàn trường có 15 lớp, với 417 học sinh.

  Trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia tháng 12/2017

  Tổng số phòng học: 15 – Phòng GD nghệ thuật: 01; GDTC: 01;

Vi tính trẻ em: 01; Nhân viên + Y tế + Hiệu bộ: 07

– Cơ sở vật chất của nhà trường, các phòng học của trẻ được trang bị đầy đủ hiện đại, môi trường học tập của trẻ được đầu tư khang trang, sạch đẹp, thân thiện. Có khu vui chơi, khu vận động riêng cho trẻ rộng rãi, vườn hoa cây cảnh, cây ăn quả đẹp hấp dẫn trẻ, có đầy đủ đồ chơi ngoài trời đẹp, an toàn cho trẻ.

 Giáo viên hướng dẫn có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm, tận tình chỉ đạo hướng dẫn giáo sinh về công tác chủ nhiệm và chuyên môn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

– Địa chỉ trường mầm non Mỹ Hưng: Xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.

– Họ và tên Hiệu trưởng: NHỮ THỊ THỦY

– Số di động: 0984.330871 – 0392.679971

Tổng số lớp của trường: 15 lớp

Khối

Nhà trẻ

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

Số lớp

3

4

4

4

– Số giáo viên hướng dẫn: 10

2.3. Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong công tác tổ chức chỉ đạo thực tập sư phạm ở trường mầm non Mỹ Hưng:

* Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thành lập Ban chỉ đạo thực tập sư phạm và xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho việc chỉ đạo, thực hiện dự giờ, góp ý chu đáo giúp cho giáo sinh thể hiện các tiết dạy ngày một tiến bộ hơn. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dung trang thiết bị cho giáo sinh.

          Ban chỉ đạo thực tập của trường, đã xây dựng kế hoạch phân công đội ngũ giáo viên hướng dẫn cho các em giáo sinh, phải có tay nghề chuyên môn vững, có nghiệp vụ sư phạm tốt để hướng dẫn và giúp đỡ các em. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên chỉ đạo có thời gian hướng dẫn các sinh viên tham gia thực tập.

          Giáo viên hướng dẫn có điều kiện thời gian, sức khoẻ tốt, thời gian thuận lợi đảm bảo hướng dẫn các em soạn bài tốt.

          Các em sinh viên chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tích cực, nhiệt tình, chịu khó học hỏi, có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt. Tích cực tham gia tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường học tập cho trẻ, cũng như các hoạt động phong trào của các đoàn thể trong nhà trường.

Sinh viên chấp hành đúng giờ giấc theo Quy chế chuyên môn, đảm bảo đầy đủ các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở lớp theo quy định, có tinh thần học hỏi và cầu thị, tích cực dự giờ học hỏi kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn, cũng như các bạn trong nhóm và được dự giờ các tiết hội giảng trong trường. 

* Khó khăn:

Bước đầu các em chưa thật tự tin trong quá trình xây dựng kế hoạch soạn giảng và lên lớp.

Việc vận dụng một số PPDH tích cực trong khi soạn giảng chưa linh hoạt, chưa biết áp dụng CNTT trong việc soạn giảng.

Việc giao tiếp và cách ứng xử đối với cán bộ, giáo viên nhân viên và phụ huynh của trường còn hạn chế.

II. KIỂM ĐIỂM VIỆC THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC TTSP:

1. Công tác chuẩn bị:

Các sinh viên đã đi sâu tìm hiểu và nắm bắt tình hình nhà trường và địa phương qua đó nắm được cơ cấu đội ngũ cán bộ của nhà trường cũng như kinh nghiệm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ, công tác chủ nhiệm lớp, công tác xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, công tác hoạt động phong trào và hướng phấn đấu trở thành GVDG, GV chủ nhiệm giỏi của một số GV.

Đã tìm hiểu sâu về đặc điểm tình hình của lớp, hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, rõ ràng.

Ban chỉ đạo thực tập của trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo GVHD và đoàn cụ thể, chi tiết.

2. Công tác chỉ đạo thực tập giáo dục:

          Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị hiện có của nhà trường, để giúp cho các em sinh viên thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong thời gian thực tập ở trường.

Giáo viên hướng dẫn làm việc nghiêm túc, đúng quy trình, nhiệt tình trong việc hướng dẫn SV soạn giáo án, tổ chức hoạt động dạy trên lớp và các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời còn hướng dẫn các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Nhìn chung sinh viên đã biết cách tổ chức thực hiện các HĐ trong một ngày của trẻ ở trường đảm bảo đúng yêu cầu, đúng quy chế chuyên môn. Bước đầu các em đã biết cách XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính chủ động tích cực của trẻ trong các hoạt động và sử lý các tình huống SP.

Cuối đợt thực tập các em sinh viên đã hiểu và nắm được được vị trí, vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của người giáo viên mầm non phải có, đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và cũng đã bước đầu đưa ra được những giải pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm phù hợp nhằm giúp các cháu phát triển toàn diện về các mặt.

3. Công tác thực tập giảng dạy:

* Ưu điểm:

Giáo viên hướng dẫn đã chỉ đạo sinh viên soạn giáo án đầy đủ trước khi dự giờ, giáo án được giáo viên sửa và hướng dẫn cụ thể, soạn giáo án dạy trước khi lên lớp 3 ngày, theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Sinh viên thực hiện soạn giáo án đúng lịch, một số em có sáng tạo trong bài soạn, chủ động lựa chọn các PP dạy học phù hợp, tự tập giảng trước khi lên lớp nhiều lần, nên khi thực hiện các tiết dạy đều đi đúng trình tự, đúng phương pháp, đặc trưng của từng hoạt động, đồng thời phân bố thời gian hợp lý. Nổi bật như

em

Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Thu Hà, Phạm Thu Hoài, Lê Thị Phương Thanh, Ngô Thị Thanh Giang

.

Các sinh viên đã biết chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng tiết dạy khá chu đáo, hiệu quả, tự tin, chỉ đạo hoạt động học của học sinh tích cực, giúp các em chiếm lĩnh kiến thức trong giảng dạy chắc chắn.

Sau đợt thực tập, đa số các em có tay nghề chuyên môn chắc chắn, các tiết dạy đều đi đúng phương pháp, truyền thụ kiến thức cho học sinh chính xác. Có tác phong sư phạm chững chạc, lời nói rõ ràng, mạch lạc, nhẹ nhàng tình cảm lôi cuốn học sinh. Có tinh thần, ý thức học tập các bạn trong nhóm để rút kinh nghiệm ngày càng tiến bộ hơn trong từng tiết dạy.

Sau mỗi tiết dạy, giáo viên hướng dẫn đã tổ chức góp ý cho giáo sinh, qua đó rút kinh nghiệm cho cả nhóm, nhằm giúp cho các em điều chỉnh phong cách dạy học, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng tiết dạy.

Trong công tác chủ nhiệm lớp, các em đã biết tìm hiểu tình hình lớp, hoàn cảnh của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các em biết cách làm đồ dung, xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong lớp, tiêu biểu là em

Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Thu Hà, Phạm Thu Hoài, Lê Thị Phương Thanh, Ngô Thị Thanh Giang

.

Đặc biệt là em

Nguyễn Thị Tường Vy

,

Phạm Thu Hoài

là 02 sinh viên toàn diện cả về ý thức tổ chức kỷ luật, công tác chủ nhiệm lớp, công tác giảng dạy, nhiệt tình trong công tác chỉ đạo đoàn cùng với Ban chỉ đạo của nhà trường.

          Nhận xét về khâu đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm:

Trường CĐSP đào tạo chính quy, cung cấp cho các em kiến thức, nghiệp vụ sư phạm đầy đủ, chuẩn xác.

Các em sinh viên đều có tác phong sư phạm chững chạc, biết vận dụng tốt những điều mình đã học vào các bài dạy.

         * Hạn chế:

Đa số các em chưa biết ứng dụng CNTT trong soạn giảng, chưa biết phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong các hoạt động, trong khi dạy chưa có đồ dung sang tạo để thu hút trẻ, chưa biết phát huy tính chủ động và sáng tạo của trẻ, chưa linh hoạt xử lý tình huống SP trong giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học chưa nhuần nhuyễn, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn làm thay học sinh. Hình thức dạy học đơn điệu, theo lối truyền thống. Công tác XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.

Một số em trong giao tiếp với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của trẻ khi gần trẻ, chưa gần gũi trẻ. Một số em khi lên lớp còn thiếu bình tĩnh, chưa tự tin trong giờ dạy nên chưa phát huy hết tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Công tác tổ chức lớp học, quán xuyến lớp còn hạn chế.

4. Thống kê, phân loại kết quả thực tập:

– Về ý thức tổ chức kỷ luật: 11/12 em xếp loại giỏi – 01/12 em xếp loại khá.

– Về thực tập chủ nhiệm: 11/12 em xếp loại giỏi,

01/12 em xếp loại khá

.

– Về thực tập giảng dạy: 11/12 em xếp loại giỏi, 01/12 em xếp loại khá.

– Về báo cáo thu hoạch: 12/12 em xếp loại giỏi.

– Xếp loại chung: 05/12 em xếp loại xuất sắc, 06/12 em xếp loại giỏi, 01/12 em xếp loại khá.

III. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

1. Kết luận:

– Sinh viên có thái độ nghiêm túc trong việc soạn bài, tự tập dạy, trong công tác rèn luyện khác, chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật.

– Các sinh viên được đào tạo về kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm chắc chắn. Các em đã biết vận dụng những kĩ năng sư phạm vào việc CS&GD trẻ đạt kết quả tốt trong từng hoạt động. Đã bước đầu biết phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào trong hoạt động giảng dạy, làm cho tiết học sinh động, nhẹ nhàng.

Phần lớn các em bình tĩnh, tự tin, xử lý được các tình huống sư phạm, diễn đạt rõ ràng lưu loát, gần gũi, thân thiện và quán xuyến được học sinh.

– Sinh viên cần tăng cường rèn luyện thêm về kĩ năng sư phạm, kỹ năng sử lý các tình huống và kỹ năng khi giao tiếp với phụ huynh hàng ngày. Rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và kỹ năng XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm.

– Tích cực học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tham khảo kiến thức trên các phương tiện thông tin để nắm chắc phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng các kỹ thuật dạy hoc để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh.

– Tích cực tham gia hoạt động các phong trào ngoài giờ lên lớp.

2. Đề nghị:

– Các cấp có thẩm quyền có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, các bảng biểu cần chỉnh sửa sao cho hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của đợt thực tập.

– Về chế độ chính sách:

+ Trường CĐSP cấp thêm kinh phí làm đồ dùng dạy học cho đoàn thực tập.

+ Tăng thêm các tiết dạy mẫu để các em học tập kinh nghiệm và qua thực tập các em lên lớp có những điều kiện thuận lợi hơn.

* Đề nghị khen thưởng các em trong diện đạt xuất sắc:

1. Toàn diện về công tác thực tập: Em

Nguyễn Thị Tường Vy

.

2. Công tác chủ nhiệm: Em Phạm Thu Hoài.

 

Nơi nhận: 

– PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);

– Trường CĐSP Hà Tây (để b/c);

– Lưu VP./.

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 

Hiệu trưởng

Nhữ Thị Thủy

 

BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM

TRƯỜNG MN MỸ HƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        Số:    /CV-MNMH

         Mỹ Hưng, ngày 18 tháng 3 năm 2023

Kính gửi

: Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường CĐSP Hà Tây.

Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-CĐSPHT ngày 09/02/2023 của trường CĐSP Hà Tây về việc ban hành Quy định thực tập SP ngành đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng hệ chính quy năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Công văn số 01/GGT-TTSP ngày 10/02/2023 của trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây về việc tổ chức cho sinh viên khóa 43 hệ Cao đẳng SP ngành GDMN đi thực tập SP năm thứ hai tại trường MN theo nguyện vọng đăng ký của sinh viên;

Quy định về công tác thực tập sư phạm của Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường CĐSP Hà Tây.

Nhằm kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân có thành tích. Ban chỉ đạo thực tập sư phạm Trường mầm non Mỹ Hưng kính đề nghị Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường CĐSP Hà Tây xem xét và khen thưởng cho các cá nhân sau:

1. Toàn diện về công tác thực tập:

Em Nguyễn Thị Thúy

.

2. Công tác chủ nhiệm:

Em Nguyễn Thị Thu Phương.

                                                                              TRƯỞNG BCĐTTSP

                                                                            Hiệu trưởng

                                                                      Nhữ Thị Thủy