Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học? Các thuật ngữ tiếng Anh? Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống? Hướng dẫn viết báo cáo?

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được thực hiện trong môi trường cơ sở giáo dục. Khác với các độ tuổi khác, học sinh tiểu học cần được tiếp cận với các nhóm kỹ năng sống phù hợp. Theo đó, cơ sở giáo dục phải thực hiện đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống. Qua đó tổng hợp thành báo cáo để phản ánh cụ thể các khía cạnh kết quả tổng hợp này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi thực hiện phân tích các nhóm kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học. Cùng tìm hiểu nội dung, hình thức và yêu cầu trong mẫu báo cáo:

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học:

Có các nhóm kỹ năng sống như sau:

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cuộc sống:

Đây là các kỹ năng để hòa nhập với điều kiện môi trường. Khi đi học, các mối quan hệ thầy cô, bạn bè phải được xây dựng. Do đó, các kỹ năng sống giúp các bé trong nhóm mục đích sau:

+ Các bé có thể tự giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, thầy cô giáo.

+ Biết lễ phép, chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn khi giao tiếp trong đời sống xã hội.

+ Đồng thời biết phân biệt đúng sai, phải trái và bảo vệ mình khỏi những rủi ro, nguy hiểm.

Khi đó, các quyền lợi, nhu cầu tiếp cận với mọi người xung quanh được đảm bảo. Từ đó cũng giúp học sinh phát triển nhận thức, năng động, sáng tạo, sống đúng với đô tuổi.

Nhóm kỹ năng học tập, vui chơi giải trí, lao động:

Đây là các kỹ năng cần thiết thúc đẩy trong môi trường giáo dục. Thể hiện các công việc, nhiệm vụ của học sinh tiểu học.

– Trong học tập: Tập hợp các kỹ năng nghe, nói, viết, kỹ năng quan sát, lập luận và đưa ra ý kiến trong nhóm. Kỹ năng phục vụ bản thân.

– Trong lao động: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

– Trong vui chơi giải trí: Kỹ năng kiềm chế những nhược điểm, kiểm soát cảm xúc, có tinh thần đoàn kết, đồng đội và giúp đỡ lẫn nhau,…

Nội dung báo cáo:

Nội dung trong mẫu báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cần đảm bảo kết quả của công tác giáo dục được phản ánh. Qua đó cần nêu rõ công tác chỉ đạo, kết quả triển khai sự chuyển biến công tác giáo dục kỹ năng sống của nhà trường. Từ đó đánh giá nhận xét kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục tại đơn vị.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Báo cáo tiếng Anh là Report.

Giáo dục kỹ năng sống tiếng Anh là Life skills education.

Học sinh Tiểu học tiếng Anh là Primary school student.

3. Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống:

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG TH……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….….ngày … tháng …..năm…….

BÁO CÁO

Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Năm học 20….. – 20…..

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã………… về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường, trường Tiểu học………… báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường năm học 20….. – 20….. cụ thể như sau:

I. Công tác chỉ đạo của nhà trường:

– Nhà trường triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của ngành, văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tới 100% CBGV viên toàn trường.

– Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp, lồng ghép trong các môn học.

– Nhà trường tổ chức dự giờ, thường xuyên kiểm tra tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp – Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đối với đội ngũ giáo viên.

– Phối kết hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

– Nhà trường đã lên kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tích hợp trong kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng tháng và triển khai tới 100% CBGV.

II. Kết quả đạt được

1. Sau mỗi năm triển khai, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường đã có những chuyển biến nhất định: 100% học sinh toàn trường đã nắm được một số kĩ năng sống cơ bản đối với học sinh tiểu học đó là:

– Kĩ năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập, trang phục đến trường;

– Kĩ năng giữ gìn vệ sinh chung;

– Kĩ năng bảo vệ hoa và cây nơi công cộng;

– Kĩ năng ứng xử khi tiếp xúc với người lạ;

– Kĩ năng ứng xử khi bị lạc;

– Kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy, cô giáo, gia đình, xã hội …;

– Kĩ năng bảo vệ bản thân và phát triển bản thân;

– Kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích;

– Kĩ năng cảm thông, chia sẻ;

– Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng;

– Kĩ năng hợp tác;

– Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm;

– Kĩ năng tự phục vụ;

– Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin;

– Kĩ năng kiên định và từ chối;

2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác trong công tác giáo dục KNS: Thực hiện tốt, hiệu quả.

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm:

– Nhà trường đã chỉ đạo việc dạy và học theo đúng nội dung chương trình. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Giáo viên vân dụng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng và thể loại bài dạy.

– Học sinh ngoan, nắm được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, bước đầu biết vận dụng vào thực tiễn.

– Có sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

2. Hạn chế:

– Việc linh hoạt tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn học của một số ít giáo viên còn chưa thực sự được coi trọng, chưa làm triệt để.

Một số học sinh đặc biệt là học sinh phân trường Đầm Mương với với đặc thù là gần 100% học sinh là con em dân tộc ít người nên trong giao tiếp, ứng xử các dụt dè, chưa mạnh dạn, tự tin.

3. Nguyên nhân:

Do học sinh của trường chủ yếu là con em gia đình làm nông nghệp, nhiều học sinh là con em dân tộc ít người, trường lại có nhiều điểm trường lẻ nên phần nào cũng hạn chế đến môi trường giao tiếp của học sinh.

Một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ bài dạy để thấy được với bài này cần giáo dục kĩ năng gì?, cũng có ít giáo viên chưa thực sự coi trọng việc rèn kĩ năng sống mà chủ yếu coi trọng việc dạy kiến thức khoa học.

IV. Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới

1. Phương hướng:

– Tiếp tục tuyền truyền giáo dục, đẩy mạnh công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong toàn trường.

2. Giải pháp:

– Tiếp tục chỉ đạo giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mỗi tuần, tích hợp, lồng ghép trong các môn học.

– Tổ chức, triển khai hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

– Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên, tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm việc triển khai và thực hiện giáo dục kĩ năng sống trên quy mô tổ, trường.

– Tăng cường hơn nũa việc tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn.

V. Kiến nghị, đề xuất

1. Đối với địa phương:

Quan tâm, phối hợp với nhà trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Quan thâm tham mưu với các cấp để đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nhà trường có điều kiện tốt hơn trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mở thêm chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

BÁO CÁO SỐ LIỆU

Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

I. Thống kê các số liệu:

TT Nội dung Số lượng 1 Tổng số giáo viên của nhà trường 2 Tổng số học sinh của nhà trường 3 Số học sinh được tham gia giáo dục KNS 4 Số học sinh tham gia học KNS ngoài giờ chính khóa 5 Số Giáo viên nhà trường tham gia dạy KNS 6 Số chuyên gia, giáo viên ngoài nhà trường tham gia dạy KNS 7 Số lần nhà trường có liên kết với các đơn vị ngoài nhà trường tham gia dạy KNS 8 Số lần nhà trường triển khai hình thức GD KNS thông qua tích hợp, lồng ghép các môn học 9 Số lần nhà trường triển khai hình thức giáo dục KNS qua môn học ngoài giờ chính khóa 10 Số lần nhà triển khai hình thức giáo dục KNS qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 11 Số lần nhà trường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên dạy KNS 12 Số CLB sở thích, tài năng của học sinh do các nhà trường thành lập quản lý 13 Các hình thức khác

II. Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng:

TT Tên tài liệu Tác giả NXB Năm xuất bản 1 Thực hành KNS lớp 1 Giáo dục 20….. 2 Bài tập thực hành KNS lớp 2 Đại học sư phạm 20…. 3 Bài tập thực hành KNS lớp 3 Đại học sư phạm 20…. 4 Bài tập thực hành KNS lớp 4 Đại học sư phạm 20…. 5 Bài tập thực hành KNS lớp 5 Đại học sư phạm 20….

III. Thống kê danh sách các CLB sở thích, tài năng của học sinh:

IV. Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh:

1. Kĩ năng ứng xử khi tiếp xúc với người lạ.

2. Kĩ năng phòng tránh rtai nạn thương tích

Trên đây là những nội dung đã triển khai và thực hiện về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường Tiểu học…………

Trên đây là những nội dung đã triển khai và thực hiện về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường Tiểu học…………

Nơi nhận:

– Phòng GDĐT (b/c);

– Lưu.VP

HIỆU TRƯỞNG

4. Hướng dẫn viết báo cáo:

Trong mẫu báo cáo được trình bày bên trên, bạn đọc có thể hình dung về các nội dung cần triển khai. Do mẫu này phải thể hiện được kết quả của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do đó, nhà trường cần chỉ ra được mục tiêu, công tác chỉ đạo của mình. Sau đó có những đối chiếu, phân tích với kết quả đạt được trên thực tế.

Các bảng số liệu là căn cứ chính xác nhất giúp nhìn nhận, đánh giá trong kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

– Về hình thức:

Đây là mẫu báo cáo được thực hiện bởi một cơ sở giáo dục, thể hiện giá trị của một văn bản hành chính. Do đó cần triển khai theo bố cục cơ bản theo yêu cầu xây dựng báo cáo như sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ.

– Tên báo cáo.

– Nội dung triển khai trong báo cáo.

– Ký, đóng dấu.

– Về nội dung cơ bản cần có:

– Nêu công tác chỉ đạo của nhà trường: Qua đó cho thấy các định hướng, nhu cầu và mục đích công việc cần thực hiện. Qua đó cũng mang đến các yêu cầu về nội dung công việc phải triển khai trên hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

– Kết quả đạt được: Là các kết quả trực tiếp nhận được từ công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mang đến các mục tiêu gì được thực hiện trên thực tế.

– Các đánh giá chung về ưu điểm và khuyết điểm:

– Các giải pháp, kiến nghị và đề xuất đưa ra:

– Dẫn chứng kết quả thông qua các báo cáo về số liệu thực tế:

Mẫu báo cáo bên trên triển khai cụ thể nội dung ở các khía cạnh khác nhau trong nội dung cơ bản. Các cơ sở giáo dục có thể tham khảo, liên hệ thực tế với kết quả giáo dục kỹ năng sống của trường mình để lập báo cáo chính xác, đầy đủ nội dung, đạt tiêu chuẩn đề ra.