Báo cáo: Khái niệm, mục tiêu à vai trò đào tạo nhân lực, Tài liệu tham khảo

Rate this post

Khái niệm, mục tiêu, vai trò đào tạo nguồn nhân lực

1.2.3.1 Khái niệm

  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức trong hiện tại và tương lai.
  • Đào tào nguồn nhân lực giúp cho người lao động tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng mới, nâng cao được hành vi, quan điểm và năng lực làm việc cho người lao động. Để phát triển nguồn nhân lực đạt tới một trình độ nhất định thì trước hết phải thực hiện giáo dục, đào tạo nâng cao tay nghề, phát triển trình độ chuyên môn cao hơn đi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ba yếu tố này luôn luôn được chú trọng:

+ Giáo dục: là các hoạt động đào tạo hình thành nên những con người mới. Qua giáo dục sẽ hình thành và phát triển ở người học những năng lực, nhận thức, hành động, xây dựng được các phẩm chất đạo đức của con người. Trong mỗi doanh nghiệp giáo dục được xem là các hoạt động cần thiết để củng cố và hoàn thiện con người khi bước vào công việc mới cũng như sẽ thích nghi được khi có sự thay đổi của môi trường, của công việc.

+ Đào tạo là tổng hợp những hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn cho người lao động. Giúp cho người lao động có những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc hiện tại.

+ Phát triển là các hoạt động nhằm nâng cao khả năng trí tuệ, trình độ chuyên môn và trình độ quản lí cao hơn theo kịp sự thay đổi và phát triển của tổ chức.

Đào tạo và phát triển đều hướng tới mục tiêu là giúp cho người lao động tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng mới thay đổi hành vi nghề nghiệp nhằm nâng cao khả năng thực hiện công việc tốt hơn. Nhưng đào tạo và phát triển vẫn khác nhau ở chỗ:

1.2.3.2 Phân loại hình thức đào tạo

Theo điṇh hướng nôị dung đào taọ, có hai hình thức: đào taọ điṇh hướng công viêc̣ và đào taọ điṇh hướng doanh nghiêp̣.

Theo muc̣ đích, nôị dung đào taọ, có rất nhiều hình thức: đào taọ, hướng dẫn công viêc̣ cho nhân viên; đào taọ, huấn luyêṇ kỹnăng; đào taọ kỹ thuâṭ an toàn lao đôṇg; đào taọ và nâng cao trình đô ̣chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản tri…̣

Theo cách tổ chức, có các hình thức đào tạo: đào taọ chính quy, đào taọ taị chức, lớp caṇh xí nghiêp̣, kèm cặp tại chỗ,…

Theo điạ điểm hoăc̣ nơi đào taọ, có các hình thức: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm việc,…

Theo đối tươṇg hoc̣ viên, có các hình thức: đào taọ mới, đào tạo laị

1.2.3.3.Mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển hướng đến mục tiêu chung là tận dụng tối đa được nguồn lực hiện có, nâng cao được hiệu quả công việc sau khi tiến hành đào tạo giúp cho người lao động nắm vững được kiến thức, hiểu rõ hơn về công việc, nhiệm vụ của mình và nâng cao được khả năng thích ứng khi có sự thay đổi về môi trường làm việc, công việc mới trong tương lai.

Công tác đào tạo phải thể hiện được sự khác biệt trong kết quả thực hiện công việc mà các học viên đạt được sau khi tham gia đào tạo. Mục tiêu cuối cùng là làm tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, nó sẽ được đánh giá dựa trên kết quả và hiệu quả của toàn bộ tổ chức.[2]

1.2.3.4.Vai trò đào tạo và phát triển nhân lực

Yếu tố con người được xem là nguồn lực quan trọng nhất giúp cho tổ chức, doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra. Vì thế mà đi theo với sự phát triển của khoa học kĩ thuật mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động làm việc có hiệu quả. Đầu tư vào nguồn nhân lực là công việc hết sức quan trọng giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Việc thực hiện công tác đào tạo chiếm vai trò to lớn đới với doanh nghiệp, giúp cho bản thân người lao động làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức hơn.

  • Đối với các tổ chức và doanh nghiệp

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp có được một đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật chuyên môn, có đội ngũ giỏi, nâng cao được các kỹ năng chuyên môn cũng như tay nghề đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất và sự thay đổi, phát triển của khoa học công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành được các mục tiêu đề ra.

+ Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các tổ chức doanh nghiệp muốn đứng vững cần phải cạnh tranh gay gắt, thích ứng một cách nhanh chóng với những sự biến đổi của nền kinh tế để thay đổi cách thức tư duy và hành động giúp cho doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, việc đào tạo bồi dưỡng, phát triển kiến thức, kỹ năng là động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, hiểu rõ hơn về các mục tiêu của tổ chức góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất lao động, giảm được chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực góp phần cải thiện được mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giúp họ hiểu biết nhau nhiều hơn, ngăn chặn được những căng thẳng và mâu thuẫn xảy ra, tạo ra được bầu không khí vui vẻ, thân thiện, gắn kết được mọi người lại với nhau cùng làm việc và phấn đấu vì mục tiêu của tổ chức.

  • Đối với người lao động

+ Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật người lao động phải luôn nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật chuyên môn để bắt kịp với sự thay đổi mà không bị tụt lại phía sau.

+ Nhờ công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện giúp cho người lao động tự tin hơn, thái độ làm việc tích cực hơn, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của công nghệ, không bị ngỡ ngàng khi tiếp nhận với một công việc mới, biết đưa ra các quyết định tốt hơn, có suy nghĩ cân nhắc kĩ càng hơn, làm việc hiệu quả hơn, phát huy được tính sáng tạo và giúp họ thỏa mãn được với công việc, tạo động lực thúc đẩy làm việc cũng như tạo ra được sự gắn bó với tổ chức lâu dài hơn

+ Sự thành bại của công ty được giao phó cho chính các nhà lãnh đạo, quản lí, không chỉ là đào tạo cho tập thể người lao động mà chính các nhà lãnh đạo, quản lí phải tự bồi đắp thêm các kỹ năng chuyên sâu cho mình, tham gia các lớp đào tạo chuyên về quản lí hơn để đưa tổ chức đi theo một con đường đúng đắn.

  • Đối với nền kinh tế xã hội

Hiện nay thất nghiệp đang là một vấn đề được quan tâm do nhiều nguyên nhân tạo nên. Trong đó việc người lao động không được đào tạo liên tục sẽ có nguy cơ không bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì tất nhiên họ sẽ bị đào thải khi kiến thức tay nghề của họ không còn phù hợp với công việc. Do đó việc đào tạo sẽ tránh được việc người lao động bị sa thải dẫn đến thất nghiệp. Nhờ có sự giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng mà người lao động có thêm các kiến thức mới, nâng cao được tay nghề, trình độ, mà còn tăng cường sự hiểu biết về pháp luật. Góp phần đẩy mạnh được mối quan hệ phát triển và hợp tác trong xã hội làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giảm thiểu được những tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc một phần là do điều kiện trang thiết bị nơi làm việc, một phần là do sự thiếu hiểu biết, chủ quan của con người. Vì vậy, các nhà quản lí phải nhìn xa, trông rộng chẳng những xây dựng được chương trình đào tạo trong thời điểm hiện tại mà còn chuẩn bị trong vài năm tiếp theo, dự báo được sự thay đổi trong tương lai thì doanh nghiệp đó sẽ thành công góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nước nhà.

Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm viết báo cáo tốt nghiệp, không có thời gian ngồi bài hoặc gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp Nhân sự,.. Đừng lo lắng, hiện tại Admin có nhận viết báo cáo tốt nghiệp thuê. Các bạn hãy liên hệ Zalo để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

admin