Báo cáo – Trường Tiểu học Lê Lợi

B/CTư vấn tâm lý học đường.

         PHÒNG GD&ĐT CƯ MGAR
        Trường tiểu học Lê Lợi

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

              Số: 15/BC-THLL

 Quảng Phú, ngày 14 tháng 04 năm 2018

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC CỦA TỔ TƯ VẤN  TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2017 – 2018

 

Căn cứ hướng dẫn số 05 HD-PGD&ĐT ngày 16 tháng 1 năm 2018 về việc  triển khai thông tư số 31/2017/TT- BGD ĐT;

Trường tiểu học Lê Lợi báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học năm học 2017- 2018 như sau;

  1. Thực trạng đời sống, tâm lý học sinh;

Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp tiểu học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời,  thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự hội nhập của các nền văn hóa đã tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đó, sự tác động mạnh mẽ nhất nhằm vào giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Bên cạnh những học sinh ưu tú thì cũng không ít học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại trong tư tưởng đạo đức, lối sống cũng như trong học tập. Do nhận thức còn non kém nên một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, xây dựng cuộc sống lành mạnh. Lối sống hưởng thụ một số học sinh coi đó là sự văn minh, hiện đại. Một số khác biết rõ là lối sống đó không lành mạnh, không hợp nhưng vẫn lén lút chạy theo. Chính lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội của một số học sinh đã tạo ra một cách nhìn thiển cận, nông cạn nên khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ít tỉnh táo để tháo gỡ mà nhiều khi hành động mù quáng. Những biểu hiện trong đời sống tâm lý của một số học sinh như trên là đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng nhất là do sự tư vấn tâm lý học đường chưa thật sự được chú trọng. Các em thiếu “người bạn, người thầy” để chia sẻ, giúp các em định hướng đúng về các lĩnh vực trong cuộc sống, giúp các em vượt qua những khó khăn; giải quyết những vướng mắc tâm lý trong tình bạn, trong mối quan hệ với những người xung quanh

  1. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường, cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm), trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm) tại nhà trường;
  2. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường:

Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu chú trọng đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trong hoạt động này, nhà trường đang có những bước đi đầu tiên và có cách làm theo từng nội dung và sự vụ sảy ra ở trường để có họat động động tư vấn phù hợp. Năm học 2017-2018 nhà trường đã thành lập được hội đồng tư vấn học sinh với 12 thành viên trong đó:

– Chi bộ: 1 người trình độ Thạc sĩ

– Ban giám hiệu: 3 người Trình độ Đại học

– Công Đoàn: 1 người: trình độ Cao đẳng

– Đoàn Thanh niên: 1 người Trình độ đại học

– TPT: 1 người: Trình độ Cao đẳng

– Tổ khối trưởng: 5 người. Trong đó Đại học: 2,  Cao đẳng 2. THSP: 1

Tất các các thành viên trong tổ tư vấn học sinh có trình độ đào tạo trên chuần và làm công tác kiêm nhiệm

  1. Nội dung tư vấn

– Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tình bạn.

– Những băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề ứng xử của cha mẹ, thầy cô,  người thân trong gia đình mong muốn được gần gũi, chia sẻ và làm thế nào để cha mẹ hiểu con cái hơn.

– Trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị nghiện game, trẻ em bị bạo hành gia đình, trẻ em vi phạm pháp luật, …

Trẻ em có nguy cơ bỏ học, trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn về học tập

Bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh

Trong lĩnh vực học tập, lứa tuổi học sinh. Các em luôn có tâm trạng băn khoăn, lo lắng, rất mong muốn được giúp đỡ về  nhiều mặt như: phương pháp học tập,  đặc biệt là những vấn đề về tâm lý, tình cảm sâu sắc tế nhị, cách ứng xử những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, sự khủng hoảng tâm lý…

  1. Kênh tư vấn: Hoạt động tư vấn qua nhiều kênh: điện thoại, làm việc trực tiếp tại văn phòng, gặp gỡ phụ huynh tại gia đình, qua giáo viên chủ nhiệm, Tổ Phụ trách Đội.
  2. Kết quả tư vấn:

Năm học 2017 – 2018 nhà trường đã tư vấn cho 21 trường hợp học sinh và phụ huynh về các lĩnh vực sau:

Học sinh bỏ học quay lại trường: 1 học sinh

Học sinh khuyết tất khó khăn về học tập: 4 em

Có biện pháp quản lý học sinh việc đi học chuyên cần qua điện thoại: 10 phụ huynh

Tư vấn về sức khỏe cho: 2 học sinh

Ngoài việc tư vấn trực tiếp khi học sinh có nhu cầu, tổ tư vấn tâm lý học đường của nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo các vấn đề mà học sinh quan tâm, tạo điều kiện để các em được đối thoại. Thành viên trong tổ tư vấn giao tiếp thân thiện (cởi mở, khéo léo) để học sinh trải lòng, tin tưởng và thích được tư vấn.

Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động có lồng ghép các nội dung giáo dục; tổ chức các câu lạc bộ.Thi đấu thể thao, diễn văn nghệ tạo sân chơi lành mạnh hữu ích cho học sinh.

  1. Khó khăn của hoạt động tư vấn tâm lý học đường hiện nay còn gặp phải;

Hoạt động tư vấn tâm lý học đường là hoạt động mới trong trường học, chưa có sự thống nhất trong phạm vi toàn huyện về mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn, chế độ chính sách,…   Mặt khác, số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết, phục vụ công tác tư vấn tâm lý học đường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Học sinh không chủ động, thường ngại tư vấn tâm lý để “trút nỗi lòng”  do các em có suy nghĩ “tư vấn tâm lí là có vấn đề” hoặc sợ bí mật riêng tư bị tiết lộ hoặc quỹ thời gian của học sinh ở trường đã kín vì lịch học. Mỗi khi gặp sự cố tâm lý mà không biết cách giải quyết, các em thường tự chịu đựng hoặc chia sẻ với bạn bè thân chứ không thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo.

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thành viên tư vấn tâm lý và các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, Đội; cha mẹ học sinh… trong việc phát hiện học sinh có “vấn đề” để chủ động tư vấn, hướng dẫn.

Nhà trường chưa có giáo viên tư vấn tâm lý chuyên trách, phòng tư vấn tâm lí . Do đó, hoạt động tư vấn tâm lý thiếu tính chuyên nghiệp, trong trường hợp các “nhà tư vấn nghiệp dư” gặp lúng túng hoặc khi trò cần chia sẻ, thầy cô lại có tiết dạy…

  1. Đề xuất giải pháp

– Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên tâm lý học đường để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực đủ chất lượng phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong các năm tới.

– Thành lập tổ Tư vấn tâm lý do một thành viên BGH trực tiếp phụ trách. Phổ biến về mục đích, nội dung của hoạt động tư vấn tâm lý học đường để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh hiểu và có cái nhìn đúng đắn với những học sinh tìm đến tư vấn.

– Tổ Tư vấn tâm lý cần có mạng lưới cộng tác viên là GVCN, GV tổng phụ trách, cán bộ lớp để nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ học sinh tự đến nhờ tư vấn. Các thành viên  Tổ Tư vấn tâm lý chủ động giới thiệu đến học sinh hoạt động của công tác tư vấn tâm lý, trả lời thắc mắc của học sinh….tạo cho học sinh có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của các em.

– Bố trí một Phòng tư vấn tâm lý ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh khi đến liên hệ; không dùng chung với các phòng khác. Nên trang bị một số sách, báo mà học sinh ưa thích trong phòng này.

– Ngoài  việc tư vấn riêng khi học sinh có nhu cầu, Tổ tư vấn tâm lý cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo để tư vấn chung cho học sinh (tư vấn truyền thông) và tạo điều kiện để học sinh được đối thoại.

– Tổ tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc biệt.

– Không chỉ tư vấn cho học sinh mà còn phải tư vấn cho cả cha mẹ học sinh để họ biết cách quản lý con cái và phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của học sinh thì việc tư vấn cho học sinh mới thực sự hiệu quả.

– Giáo viên tư vấn hay Tư vấn viên phải thân thiện, khéo léo gợi mở để học sinh “trải lòng” và phải giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ. Làm sao để học sinh tin tưởng và thích đến Phòng tư vấn tâm lý vào giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi để trò chuyện và được thấu hiểu.

Như vậy, hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường và của xã hội.

Trên đây là báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học năm học 2017- 2018 của trường tiểu học Lê Lợi

 

Nơi nhận:                                                                  HIỆU TRƯỞNG 

– Phòng GD&ĐT(để bc)

– Lưu VT.

 

 

 

Phạm Thị Thúy