Bảo Trì Là Gì? Bảo Trì Trong Thực Tiễn Hiện Nay Tại Các Doanh Nghiệp

Bảo trì là gì? Khái niệm bảo trì trong thực tiễn 

Bảo trì (Maintenance) được sử dụng trong từ điển với giải thích là sự bảo vệ, duy trì và giữ gìn. Còn trong môi trường kỹ thuật, bảo trì là những hoạt động đề cập tới khía cạnh như sửa chữa, kiểm tra chức năng, hỗ trợ và thay thế các thiết bị, linh kiện, máy móc và cơ sở vật chất khi gặp sự cố. 

Bảo trì là gì? Bảo trì là gì? Bảo trì là gì?

Nhìn chung, nếu xét về các hoạt động bảo trì, có thể kể tới: 

Điều chỉnh và đo lường 

Mọi hoạt động liên quan tới việc điều chỉnh, đo lường, kiểm tra, thay thế, sửa chữa máy móc, tài sản trong doanh nghiệp được gọi chung là công việc bảo trì thiết bị

Tìm hiểu về Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Trì Tài Sản Trong Doanh Nghiệp

Những công việc trên được thực hiện nhằm mục tiêu khôi phục hoặc giữ lại một đơn vị chức năng, thực hiện các công việc cần thiết trong những trạng thái nhất định.  

Phục vụ, thử nghiệm 

Các hoạt động thứ hai của bảo trì cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng là những công việc đề cập tới việc phục vụ, thử nghiệp, sửa chữa, xây dựng, kiểm tra,…nhằm mục tiêu giữ lại vật liệu trong trạng thái nhất định, có thể khôi phục hoặc sửa chữa để làm một số công việc nhất định. 

Khái niệm bảo trì là gì và những hoạt động trong bảo trì

Đảm bảo vận hành 

Hoạt động cuối cùng của bảo trì trong doanh nghiệp đề cập tới quá trình cần thiết để đảm bảo, giữ gìn cho doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng,…được vận hành liên tục, hiệu suất ổn định trong mọi hoàn cảnh. 

Tại sao bảo trì lại rất quan trọng với doanh nghiệp 

Sau khi tìm hiểu qua khái niệm bảo trì là gì, ta sẽ điểm lại những lý do tại sao công tác bảo trì lại quan trọng đối với doanh nghiệp. 

Bảo trì có rất nhiều loại hình khác nhau, doanh nghiệp có thể tìm đọc trong bài viết: Phân Loại Chi Tiết Về 9 Loại Hình Bảo Trì Hiện Nay – Phần 1, mỗi một loại hình sẽ được áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. 

Tuy nhiên, để nói chung lại về những lợi ích của bảo trì trong thực tiễn, SpeedMaint có thể tóm gọn lại cho doanh nghiệp là: 

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp 

Nếu như các công ty chờ đợi một bảo trì khắc phục sau khi máy móc, tài sản gặp sự cố thì số tiền để bỏ ra cho công tác sửa chữa này luôn luôn là một khoản xứng đáng để “đau đầu”. Chưa kể đến những khoản chi phí thiệt hại khi tài sản gặp sự cố, ngưng hoạt động như: thời gian làm việc của nhân công, hiệu suất công việc, kế hoạch sản xuất, số tiền đền bù thiệt hại, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài….

Chính vì lẽ đó, một công việc bảo trì đúng cách, đúng thời điểm có thể coi là “công cụ vàng” để doanh nghiệp chia sẻ khoản chi phí khổng lồ, tối ưu được nguồn lực tổng thể. Những kế hoạch bảo trì, đặc biệt là bảo trì phòng ngừa có khả năng tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp vì các nỗ lực sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa sự cố thiết bị thay vì ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. 

Bảo trì là gì và những lợi ích của bảo trì đối với doanh nghiệpBảo trì là gì và những lợi ích của bảo trì đối với doanh nghiệpBảo trì là gì và những lợi ích của bảo trì đối với doanh nghiệp

Cải thiện an toàn trong môi trường làm việc 

Khi tài sản, thiết bị không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, chúng sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm. Đặc biệt điều kiện làm việc không an toàn thậm chí là các tình huống khẩn khi công nhân bị tai nạn. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó sự an toàn của nhân viên nói riêng và môi trường làm việc nói chung sẽ hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn. 

Chăm sóc và điều chỉnh hoạt động 

Bảo trì trong doanh nghiệp góp phần cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, góp phần đảm bảo các máy móc hoạt động tốt nhất, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng cũng như hiệu suất làm việc. 

Có rất nhiều doanh nghiệp đã hiểu một cách hạn hẹp về ý nghĩa của sự bảo trì, khi mà cho rằng nhắc tới bảo trì thì chỉ mang ý nghĩa trong việc chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị máy móc trong nhà máy, phân xưởng để chúng hoạt động tốt và nâng cao tuổi thọ hơn. Thế nhưng, công tác bảo trì trong thực tiễn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế, khi chúng chính là hoạt động có mặt trong tất cả các công việc kinh doanh và sản xuất, ở bất kỳ khâu nào. 

Đối tượng của hoạt động bảo trì là những nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, thiết bị máy móc, hệ thống điều hoà thang máy,…

Tăng hiệu quả thiết bị 

Qua các kế hoạch bảo trì định kỳ, những hoạt động nhỏ như kiểm tra, thay thế linh kiện, vệ sinh,…đều được thực hiện đồng đều, có kế hoạch chủ động, giúp những thiết bị vận hành hiệu quả hơn. Đổi lại, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu vì thiết bị sẽ hoạt động với hiệu năng cao nhất.

Tìm hiểu thêm về công tác Quản lý bảo trì thời đại số của doanh nghiệp. 

Cải thiện độ tin cậy

Một công việc bảo trì nếu được thực hiện một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp trở thành đối tác kinh doanh đáng tin cậy hơn. Bởi lẽ, khách hàng thường sẽ có xu hướng tin tưởng vào một đơn vị cung cấp sản phẩm, vật liệu hoặc dịch vụ đúng hạn mà không có sự chậm trễ ngoài ý muốn như máy móc hỏng, gặp sự cố trong khâu sản xuất,…Một nhà hàng với điều hòa bị hỏng sẽ không bao giờ thu hút được khách hàng về mặt lâu dài. Bằng cách luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy, một doanh nghiệp có thể nâng cao dịch vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.

Bảo quản tài sản 

Tài sản máy móc dùng trong doanh nghiệp thường không hề rẻ. Một doanh nghiệp luôn quan tâm đến chất lượng tài sản của mình sẽ càng có khả năng tồn tại bền vững. Bảo trì phòng ngừa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các tài sản trong doanh nghiệp. Để những tài sản đó có thể đồng hành lâu hơn cùng với doanh nghiệp. Lâu dài có thể thúc đẩy việc tăng lợi nhuận và giảm nhiều chi phí.

Vì sự quan trọng của bảo trì nên doanh nghiệp ngày càng có xu hướng đầu tư nhiều hơn và lĩnh vực này, từ nguồn lực cho đến công nghệ. Vậy làm sao để khắc phục những thực trạng của doanh nghiệp và có công tác bảo trì một cách hiệu quả hơn? Cùng tìm hiểu bài viết CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ để có được câu trả lời đáng tin cậy nhất. 

>>> Xem thêm:
Hệ thống ERP là gì? ERP giúp gì trong hoạt động quản lý doanh nghiệp?
7 nguyên tắc cần biết trong sản xuất thông minh
Kế hoạch sản xuất là gì? Hướng dẫn cách lập kế hoạch sản chuẩn cho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách thiết lập hợp đồng bảo trì chuẩn cho doanh nghiệp
Bắt kịp 5 phần mềm quản lý sản xuất này, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa hiệu suất trong 2022