Bảo Quản Nông Sản Là Gì? Các Cách Bảo Quản Phổ Biến Hiện Nay
Nông sản chính là thành quả đạt được sau mỗi vụ mùa làm lụng vất vả của các bà con nông dân. Để những thành phẩm ấy thu lại được giá trị tương xứng với những gì đã bỏ ra, thì cần phải bảo quản một cách kỹ lưỡng sau khi thu hoạch. Vậy bảo quản nông sản là gì và bằng cách nào? Đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo quản nông sản là gì?
Bảo quản nông sản là các hình thức, phương pháp giúp giữ được chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong nông sản. Bởi vì sau khi thu hoạch, các tác động của môi trường tự nhiên sẽ gây ra những tác động không tốt lên nông sản. Chúng có thể bị hư hỏng khi gặp nhiệt độ, độ ẩm, không khí không phù hợp.
Với mỗi loại nông sản sẽ có những đặc điểm sinh học riêng, vậy nên cũng sẽ có các cách bảo quản khác nhau. Đồng thời dựa trên điều kiện khí hậu của mỗi địa phương, mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức bảo quản và điều chỉnh cho phù hợp.
Bảo quản nông sản có tác dụng gì?
Mục đích chính của việc bảo quản nông sản là để duy trì chất lượng, số lượng và kéo dài thời gian sử dụng nông sản. Khi được bảo vệ đúng cách, sẽ hạn chế được sự phá hoại của sâu bọ, những côn trùng gây hại, ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn xấu, nấm mốc và các ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên nông sản.
Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp không phải đối mặt với tình trạng hao hụt trọng lượng nông sản và thiệt hại về sản lượng trong quá trình vận chuyển, kinh doanh. Đồng thời cũng giữ được chất lượng nông sản tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Bảo quản nông sản bằng cách nào?
Muốn bảo quản tốt nông sản cần phải làm gì? Trước tiên, bạn cần phải:
- Đảm bảo độ ẩm phù hợp cho từng loại nông sản, với lúa là khoảng 70% – 80%, còn rau thì từ 85% tới 90%.
- Luôn giữ nhiệt độ thấp để hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật và các phản ứng hóa sinh.
- Tránh sự phá hoại của các sinh vật gây hại như chuột, mọt,…
Hiện nay có 4 phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch rất được nhiều người sử dụng, đó là:
Phương pháp bảo quản kín
Phương pháp bảo quản kín sẽ ngăn cách nông sản tiếp xúc với không khí. Việc này giúp nông sản được giữ ở trạng thái an toàn. Bởi vì trong không khí chứa tới 20% là khí oxy, khi chúng tiếp xúc nhiều với nông sản sẽ gây ra phản ứng oxy hóa, khiến nông sản trở nên hư hỏng.
Người ta thường sử dụng gói hút oxy để vào bên trong bao bì nông sản khi đóng gói, hạn chế hiệu quả khả năng phát triển của các loại vi khuẩn và sinh vật. Phương pháp này còn có thể hiểu là cách loại bỏ oxy trong môi trường bảo quản.
Bảo quản nông sản thực phẩm trạng thái lạnh
Nhiệt độ càng thấp sẽ càng giúp vi khuẩn chậm phát triển, nhờ vậy sẽ giữ nông sản được lâu hơn. Trong phương pháp lạnh có thể bảo quản theo 2 cách là lạnh tự nhiên và lạnh nhân tạo.
- Làm lạnh tự nhiên có nghĩa là dùng nhiệt độ sẵn có của địa phương để bảo quản. Ví dụ rau quả ở các vùng khí hậu ôn đới có thể tận dụng nhiệt độ sẵn có của vùng để giữ nông sản được lâu.
- Làm lạnh nhân tạo là dùng các kho có điều hòa nhiệt độ để bảo quản nông sản. Nhiệt độ bảo quản thường là 0 độ C đến 1 độ C. Nhiệt độ làm lạnh cũng có thể thấp hơn. Bảo quản ở nhiệt độ từ -10 độ C đến -30 độ C các vi khuẩn và sinh vật hoàn toàn tê liệt.
Dù sử dụng phương pháp tự nhiên hay là nhân tạo thì đều cần lưu ý đến độ ẩm khi bảo vệ nông sản. Nên trang bị thêm máy đo và hút ẩm hoặc dây hút ẩm để giữ nông sản không bị hư.
Bảo quản bằng phương pháp hóa học
Phương pháp hoá học là sử dụng các loại thuốc để bảo vệ nông sản ở mức độ nhất định và không gây hại cho người cũng mang lại nhiều hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng rất lớn cho việc bảo quản nông sản. Nông sản tránh được sự tàn phá của sâu mọt, nấm mốc hay bị gặm nhấm phá hoại.
Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
Phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh là một cách được nhiều người biết đến và áp dụng. Nông sản sau khi thu hoạch sẽ tiếp tục được chuyển hóa, tùy vào lượng oxy trong môi trường mà mức độ chuyển hóa sẽ khác nhau.
Tốc độ hoạt động của vi khuẩn sẽ giảm khi hàm lượng oxy giảm. Vì vậy nếu bơm vào môi trường bảo quản một lượng lớn khí trơ như nitơ hoặc CO2 sẽ làm suy yếu sự phát triển của sinh vật.
Người ta sử dụng khí CO2 tuyết hoặc khí nén để cho vào các cốc bảo quản kín. Nồng độ CO2 nằm trong khoảng 10% tới 12% là hợp lý. Nồng độ sẽ làm giảm tốc độ chín của các sản phẩm nông nghiệp thấp hơn 2 – 3 lần so với bảo quản ở điều kiện bình thường.
Khí được sử dụng chủ yếu để bảo quản hiện nay vẫn là CO2. Qua nhiều nghiên cứu, mức oxy từ 2 – 5% là hợp lý. Và để có được tỷ lệ như vậy, cần phải tính toán và tiêm lượng CO2 thích hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến cách thức bảo quản mà Bao Bì Ánh Sáng muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng những nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về 1 số biện pháp bảo quản nông sản đúng cách sau thu hoạch.
Đánh giá post