Báo Cáo Cuối Kỳ Môn Học Kỹ Năng Mềm – PDFCOFFEE.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT ——————— Ba BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM CHỦ ĐỀ: SINH VIÊN BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM NHẤT VÀ NĂM CUỐI Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương Giang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11 Doãn Trung Kiên Trần Văn Lượng Đặng Đức Anh Nguyễn Thị Thương Nguyễn Thị Hải Hà Bùi Anh Quân Nguyễn Thị Mai Nguyễn Văn Thắng 20142380 20142774 20140044 20133908 20131164 20133122 20142814 20133687 Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………………………….2 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………………………..4 I. Mô tả nhóm………………………………………………………………………………………..4 a. Khái niệm………………………………………………………………………………………..4 b. Vai trò và hiệu quả của nhóm…………………………………………………………..4 c. Trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC………………………………………….5 d. Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc…………………..7 e. Kỹ năng tổ chức nhóm theo mô hình 5P……………………………………………8 f. Các giai đoạn phát triển nhóm……………………………………………………….11 II. Lập kế hoạch…………………………………………………………………………………14 a) Khái niệm………………………………………………………………………………………14 b) Công dụng của việc lập kế hoạch……………………………………………………14 c) Phương pháp xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch…………14 d) Các bước lập và theo dõi kế hoạch………………………………………………….16 III. Thực hiện………………………………………………………………………………………18 a. Giới thiệu đề tài……………………………………………………………………………..18 b. Thực hiện đề tài……………………………………………………………………………..18 PHẦN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ…………………………………………………………………20 a. Kết quả nhóm đã đạt được……………………………………………………………..20 b. Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân…………………………………………………………….20 c. Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm……………………………………21 d. Kết luận…………………………………………………………………………………………21 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………….22 2 LỜI NÓI ĐẦU Nếu như các tân sinh viên thường siêng năng học hành, làm đầy đủ bài tập về nhà, sợ bị điểm kém thì những bạn trẻ sắp ra trường hoàn toàn ngược lại.. Có thể thấy với các thái độ khác nhau mà cũng có những mặt lợi mặt hại khác nhau.Có thể kể ra một số điểm khác biệt sau: Thái độ học tập trên lớp: N như các sinh viên năm nhất thường rất vui vẻ, hào hứng trong những buổi học đầu tiên thì các bạn trẻ năm cuối lại chán nản, hay đến lớp muộn và thích xin ra ngoài nhiều lần Các buổi tối trong tuần: Những bạn trẻ mới học đại học luôn phấn khởi, thích nói chuyện vào đêm khuya. Trong khi đó, sinh viên năm cuối lại thường tỏ ra mệt mỏi, muốn đi ngủ sớm. Chuẩn bị vào buổi sáng: Trước khi đến lớp, sinh viên năm nhất và năm cuối có những điểm khác biệt khá đặc trưng. Các bạn mới vào trường thường dậy sớm,chuẩn bị sẵn sàng, bảnh bao cho một ngày mới. Sinh viên năm cuối thì ngược lại, họ ngại đến lớp, thường ngủ dậy muộn rồi cuống cuồng cho kịp giờ. Khi quên làm bài tập về nhà: Sinh viên năm nhất sợ hãi, lo lắng khi chẳng may quên làm bài tập lúc đến lớp, song các bạn trẻ sắp ra trường lại hết sức thản nhiên, chẳng may bận tâm và ngay lập tức chép bài của nhau. Lúc làm việc nhóm: Những buổi làm việc nhóm đầu tiên đối với các tân sinh viên luôn luôn mới mẻ, thú vị, ai ai cũng nghiêm túc và muốn nhận việc về phần mình. Trong khi đó, các sinh viên năm cuối lại uể oải, chán nản, không muốn làm và có xu hướng đùn đẩy công việc. Đồ đạc mang đi học: Các bạn trẻ học năm đầu thường mang đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở… còn những người học năm cuối lại khác. Họ thường mang đồ càng ít, càng gọn nhẹ càng tốt. Tiệc tùng: Sinh viên năm nhất thường có những buổi tiệc nhẹ nhàng, nói không với rượu bia, còn những bạn trẻ sắp ra trường lại thích càng náo nhiệt, sôi động và chơi hết mình càng tốt. Ôn thi: Nếu như tân sinh viên lo lắng, tập trung chuẩn bị cho kỳ thi thì các bạn trẻ học năm cuối lại có vẻ dửng dưng và ít muốn ôn tập hơn. Khi bị điểm kém: Khủng hoảng, buồn bã, quyết tâm thi lại – là những gì sinh viên năm nhất thường thấy khi bị điểm kém. Còn đối với sinh viên năm cuối, họ lại 3 không mấy quan tâm và có phần thờ ơ lúc nhận bảng điểm xấu. Nhận thấy sinh viên Bách Khoa Hà Nội cũng có những điểm chung đó, và đa phần là mang lại các động thái tiêu cực, khi mà các bạn có những cái ước mơ hoài bão, những mục tiêu đặt ra ở năm nhất rất là cao, thì theo thời gian, các yếu tố bên ngoài tác động như bạn bè, xã hội, gia đình… đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách sống và học tập, để rồi làm ảnh hưởn trực tiếp tới tương lai chúng ta. Nhóm mình muốn các thế hệ sinh viên sớm nhận thức được điều này , càng sớm càng tốt để có một hướng thay đổi tích cực hơn và hướng tới mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Thông qua đề tài, nhóm đã có cơ hội được làm việc cùng nhau. Trao đổi cho nhau những kinh nghiệm phỏng vấn, dựng kịch bản, quay video, …và sử dụng cũng như áp dụng các kiến thức làm việc nhóm hay thuyết phục trong công việc để làm một cách hiệu quả nhất. Qua đó giúp cho các thành viên hiểu nhau hơn đồng thời mỗi cá nhân cũng phát huy được tối đa những năng khiếu của mình. Sau cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với cô giáo, TS. Nguyễn Thị Hương Giang đã tạo điệu kiện để chúng em có cơ hội cùng nhau được thực hiện đề tài này. TEAM HUST THỊ 4 5 Hình ảnh các thành viên trong nhóm 6 PHẦN NỘI DUNG I. Mô tả nhóm a. Khái niệm Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn 4 yếu tố sau: – Có từ hai thành viên trở lên – Có thời gian làm việc chung nhau nhất định – Cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu nhất định mà nhóm kỳ vọng – Hoạt động theo những quy định chung của nhóm b. Vai trò và hiệu quả của nhóm – Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được hay làm được mà hiệu quả không quá cao – Hoạt động nhóm cho phép những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt được các kết quả, mục tiêu cao hơn. Đồng thời kéo theo sự phát triển cho các thành viên khác cùng tham gia nhóm – Việc hợp tác của một nhóm nhỏ các thành viên trong cơ quan, công ty, hay xã hội tạo tiền đề để phát triển tốt các nhóm nhỏ khác xung quanh cộng đồng. Vì các nhóm phát triển sau học hỏi được những kinh nghiệm từ nhóm ban đầu. Như vậy, để nhóm hoạt động hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu tố: – Số thành viên tốt nhất trong các hoạt động kinh tế xã hội thông thường là 4 – 15 người – Nhóm quá ít thành viên sẽ không phát huy được hiệu quả của nhóm vì không có nhiều người đóng góp ý kiến hay thực hiện công việc – Nhóm quá đông sẽ khó đạt được những thống nhất cao trong hoạt động, do trong nhóm có nhiều người khác nhau có ý kiến, quan điểm khác nhau Ứng dụng: Như vậy nhóm chúng em “TEAM HUST THỊ” đã được thành lập với 8 thành viên. Tất cả các thành viên đều có chung một mục tiêu và chung một ý tưởng là “ NHÓM TA ĐƯỢC A+ LÀ MỤC TIÊU TỒN TẠI DUY NHẤT, NHÓM KHÁC ĐƯỢC B,C,D KHÔNG QUAN TRỌNG “ c. Trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC 7 Trong một giờ học trên lớp, chúng em đã được cô giáo cho làm quen với mô hình trắc nghiệm tính cách khách quan theo thuyết DISC. DISC là gì? DISC thường được mô tả như là một “Bài Đánh Giá Tính cách”. Trong thực tế, DISC thực sự giống như một “Hệ Thống Hồ Sơ Tính Cách” và đó là lý do tại sao chúng tôi gọi là Hồ sơ Tính Cách DISC. Hồ sơ DISC vận dụng phương pháp để hiểu được hành vi, tính khí, và tính cách. Hồ sơ tính cách DISC cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về cách mà một người suy nghĩ, hành động và tương tác. Đây là công cụ định dạng được sử dụng rộng rãi nhất của loại hình này, và được hỗ trợ bởi các nghiên cứu độ chính xác và độ tin cậy qua nhiều thập kỷ. Hồ sơ cá nhân của DISC dựa trên tác phẩm của nhà tâm lý học nổi tiếng Tiến sĩ William Moulton Marston và được giới thiệu trong cuốn “Những cảm xúc của người bình thường” năm 1928. William Marston, một người đương thời của Carl Jung, đã phát triển Hồ sơ tính cách DISC sau khi nghiên cứu các đặc điểm nhân cách, các mẫu hành vi và phản ứng tự nhiên của hàng ngàn cá nhân. Hồ sơ Tính cách DISC xác định các mô hình hành vi và có thể được sử dụng để thực hiện các giải pháp để tối đa hóa thế mạnh của một cá nhân và giảm thiểu các điểm yếu. Hồ sơ Tính cách DISC được sử dụng trong nhiều môi trường, bao gồm kinh doanh, giáo dục, bán hàng, huấn luyện và tư vấn. Các ứng dụng chính của Hồ sơ Tính cách DISC bao gồm: • Tăng cường kỹ năng giao tiếp • Xây dựng năng lực lãnh đạo • Giải quyết xung đột giữa các cá nhân • Chọn các mục tiêu có thể đạt được • Tăng cường năng suất và năng suất • Động lực gia tăng • Tăng cường kỹ năng làm việc • Xây dựng đội ngũ vững mạnh 8 • Nuôi dưỡng năng xuất công việc hoặc thói quen học tập tốt • Ra quyết định tuyển dụng thông minh Bài trắc nghiệm này được dựa trên lý thuyết rất nổi tiếng DISC, mô hình nghiên cứu để kiểm tra các hành vi cá nhân của con người trong môi trường hoặc một tình huống cụ thể, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các thiên hướng hành vi, phong cách bên ngoài và sở thích của từng cá nhân. DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Compliance) là chữ viết tắt của sự thống trị, ảnh hưởng, bền vững và tuân thủ. Bản thân tất cả chúng ta đều sở hữu những đặc điểm này, nhưng một hoặc nhiều trong số này có thể chiếm ưu thế hơn. DISC có thể giúp hoàn thiện giao tiếp, giảm thiểu xung đột và thất vọng, phát triển các nhà quản lý và phương thức làm việc theo nhóm Dominance – Người quyền lực: Chỉ đạo, sáng tạo, kiên gan, giỏi giải quyết vấn đề, hướng đến kết quả, tự giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấy tượng đầu tiên mạnh mẽ, biểu đạt nhanh chóng. Influence – Người ảnh hưởng: Duyên dáng, tự tin, thuyết phục, nhiệt tình, đầy cảm hứng, lạc quan, có sức thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc, thân thiện và hoạt bát. Steadiness – Người trầm tĩnh: Tận tâm, lịch sự, ngoại giao, tiêu chuẩn cao, trưởng thành, kiên nhẫn, chính xác, nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, đi vào chi tiết, tìm kiếm sự thật, hành động chủ ý, hay nghi ngờ. Compliance – Người tuân thủ: Hòa nhã, vô tư, giỏi lắng nghe, kiên nhẫn, chân thành, ổn định, thận trọng, thích đi đó đây, giọng điệu đều đều. 9 Bảng trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC Và sau đây là kết quả trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC của các thành viên “ TEAM HUST THỊ”. KHÔNG CÓ: Người quyền lực. Doãn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thương : Người ảnh hưởng Trần Văn Lượng, Nguyễn Văn Thắng: Người trầm tĩnh Nguyễn Thị Hải Hà, Bùi Anh Quân, Đặng Đức Anh, Nguyễn Thị Mai : Người tuân thủ Như vậy, sau khi biết được tính cách của các thành viên trong nhóm thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn. Tùy theo tính cách của từng người mà nhóm trưởng sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, giao việc một cách phù hợp nhất với khả năng của từng người. Qua đó tránh được những mâu thuẫn và xung đột không đáng có. Giúp cho nhóm đạt được hiệu quả cao trong quá trình hợp tác. 10 d. Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc Các bước kiểm soát bản thân Bước 1: Tự kiểm soát – hiểu bản thân – Cần phải biết được mục đích của bản thân mình: Cần tách riêng mục tiêu của gia đình với mục đích cá nhân và công việc. Cần phải cân bằng các mục tiêu. Mục đích cần phải thực tế, rõ ràng, không viển vông. – Nắm rõ được ưu điểm, khuyết điểm. – Năng lực cá nhân Bước 2: Kiểm soát công việc – Biết được mục đích công việc – Vai trò của bản thân trong công việc – Trách nhiệm cá nhân Bước 3: Xác định trọng tâm – Cần thiết lập, sắp xếp ưu tiên công việc Ứng dụng thực tiễn: Nhận được bài học này, nhóm đã có những ứng dụng nhất định trong quá trình hoạt động. Cụ thể nhóm trưởng đã nhận biết được cái đích cuối cùng mà nhóm hướng đến là làm một video ý nghĩa về chủ để tự chọn và làm báo cáo cuối kỳ. Xác định được ưu khuyết điểm, năng lực của từng cá nhân nên đã phân công nhiệm vụ cho từng người một cách cụ thể. Và các thành viên trong nhóm cần hoàn thành trách nhiệm của mình với công việc được giao. Sắp xếp thời gian, ưu tiên công việc nào quan trọng nhất để đóng góp được cho nhóm nhiều nhất. Cụ thể: ST T 1 2 Nhiệm vụ Người thực hiện Làm video Làm báo cáo cuối kỳ Kiên, Thắng Kiên 11 e. Kỹ năng tổ chức nhóm theo mô hình 5P Mục đích (Purpose) Một nhóm khi hình thành cần phải có mục tiêu, định hướng phát triển rõ ràng, hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực. Khi một nhóm làm việc với nhau mà không đề ra một mục đích chung để mọi người cùng hướng tới thì mỗi người sẽ làm một kiểu, từ đó kết quả công việc sẽ không được như mong muốn. Vì vậy, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải hiểu mục tiêu chung mà tập thể của họ phải đạt đến là gì? Khi đã thống nhất những điều cần thực hiện, mọi thành viên trong nhóm được giao công việc để thực hiện theo kế hoạch đã thống nhất một cách cụ thể, rõ ràng. Với mỗi mục đích, nhóm sẽ đề ra các cách thức thực hiện khác nhau cho phù hợp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Nhóm em được hình thành với mục đích hoàn thành tất cả các bài tập thực hành vận dụng cũng như những nội dung trong thi cuối kỳ mà cô giao. Ứng dụng những bài học đã học được trên lớp để áp dụng vào việc tổ chức, duy trì và hoàn thành công việc của nhóm. Về việc duy trì nhóm thì hiện tại nhóm chỉ tồn tại tạm thời và hướng đến mục tiêu mọi người trong nhóm sẽ hỗ trợ lần nhau để cùng nhau phát triển các kỹ năng của bản thân và liên kết mọi người trong nhóm để sau này có thẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và công việc. Từ đó mọi người trong nhóm cùng nhau phát triển tốt về các kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng ứng xử. Vị trí (Position) 12 Sau khi xác định được những mục tiêu làm việc thì một yếu tố vô cùng quan trọng nữa mà nhóm cần phải xác định, đó chính là vị trí cũng như cấp bậc của nhóm trong tổ chức. Khi đó, những thành quả làm việc mà nhóm đã làm ra sẽ được ghi nhận ở mức độ nào, ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận chung của tổ chức. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa là sự xuất hiện của nhóm có phù hợp hoặc liên kết được với những nhóm, bộ phận khác trong tổ chức không? Đó là một câu hỏi mà các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm về câu trả lời. Việc tạo nên được một khối liên kết bền vững với các nhóm khác trong công ty sẽ giúp củng cố vị trí cũng như vai trò của nhóm. Như vậy công việc sẽ thuận lợi và kết quả thu được đương nhiên là rất tuyệt vời. Bằng không, vị trí của nhóm sẽ bị đe dọa. Và một khi không xác định được rõ vị trí trong tổ chức thì rất dễ gây ra sự chán nản của các thành viên, từ đó dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột không đáng có trong nội bộ nhóm nói riêng và với các bộ phận khác nói chung. Như vậy, sau khi xác định được những mục tiêu của môn học kỹ năng mềm thì chúng em sẽ phối hợp, trao đổi với nhau qua các giờ học, các buổi họp nhóm và chủ yếu là trên mạng xã hội facebook. Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm chung với nhiệm vụ mà nhóm được giao, cụ thể là những bài tập như: Thuyết trình trên lớp, báo cáo viết tay, quay video. Trong quá trình làm việc, nếu mọi thứ gặp nhiều khó khăn thì bạn nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm liên lạc với cô giáo hoặc các nhóm khác để tham khảo ý kiến. Qua đó giúp cho công việc đạt hiệu quả như ý muốn. Quyền hạn (Power) Sau khi xác định được mục đích cũng như vị trí thì một câu hỏi nữa đặt ra khi thành lập nhóm là nhóm được làm những công việc gì, không được làm những gì trong một tổ chức. Đó chính là quyền hạn của nhóm. Để xác định được quyền hạn thì nhóm cần biết rõ được cơ cấu, hệ thống trong tổ chức. Qua đó nắm được mình được phép làm gì và không làm gì. Phạm vi công việc của nhóm là giải quyết các vấn đề mà nhóm được giao theo năng lực. Nhóm sẽ phụ trách các công việc để hoàn thành đúng tiến độ và báo cáo kết quả. Nhóm sẽ tập trung vào một lĩnh vực giới hạn nhất định. Vì một nhóm không thể nào gánh vác được tất cả các công việc trong tổ chức. 13 Nhóm có quyền tự quyết định các công việc mà nhóm đã nhận. Có quyền thành lập nhóm và hủy nhóm khi các thành viên không hoàn thành nhiệm vụ. Qua đây, nhóm em đã được cô giao cho một số các bài tập vận dụng trên lớp. Khi cô đã giao thì nhóm sẽ phải hoàn thành đúng tiến độ, không được phép đổi chủ đề. Và khi gặp khó khăn thì nhóm có quyền nhờ cô chuyển tài liệu nhằm đảm bảo chất lượng để báo cáo những bài tập đó. Kế hoạch (Plan) Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mang tính định hướng Trách nhiệm của nhóm: nhóm là sợ dây gắn kết các thành viên với nhau, cùng nhau đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các thành viên thực hiện công việc được giao, tiến độ hoàn thành, đánh giá ý thức của các thành viên. Cụ thể nhóm chúng em đã vận dụng phần kế hoạch này trong các cuộc họp nhóm. Lịch họp của nhóm được sắp xếp vào những buổi học kỹ năng mềm trên lớp nhằm đảm bảo số lượng thành viên tham gia đầy đủ. Trong mỗi buổi họp, nhóm sẽ nêu ra các vấn đề cần giải quyết và các thành viên sẽ đưa ra các sáng kiến giải quyết vấn đề. Qua quá trình hội ý nhóm sẽ vạch ra một kế hoạch cũng như nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các thành viên trong nhóm khi kết thúc cuộc họp sẽ phải tự định hướng, lên một lịch trình cụ thể cho phần công việc mà mình đảm nhận, các thành viên cũng có thể đề suất các ý tưởng mới cho công việc của nhóm cũng như nêu ra các khó khăn của bản thân gặp phải trong quá trình làm việc để các thành viên trong nhóm giúp đỡ. Con người (People) Một nhóm khi được hình thành cần rất nhiều yếu tố, và con người chính là yếu tố quan trọng nhất. Nhóm là từ những người tụ hợp lại mà ra. Chính vì vậy, việc xác định mục đích, vị trí, quyền hạn và kế hoạch là việc tạo điều kiện để con 14 người hợp tác và làm việc nhóm thành công. Sức mạnh của mỗi thành viên là sức mạnh chung của cả nhóm. Trong đó, trưởng nhóm có trách nhiệm gắn kết các thành viên trong nhóm. Bởi vì mỗi thành viên được ví như mỗi viên gạch, cùng nhau xây dựng nên nền móng vững chắc. Nhóm có làm việc thành công hay không là phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của mỗi thành viên. Đối với nhóm em thì ngay từ những ngày đầu thành lập, bạn trưởng nhóm đã xác định được khả năng của từng thành viên. Qua đó phân công cho các bạn những công việc phù hợp với năng lực. Có những bạn khá nhút nhát trong việc nêu ý tưởng chung hoặc lên tham gia thuyết trình cũng được tất cả mọi người cùng nhau giúp đỡ. Khả năng của người này bù đắp cho những thiếu xót của người kia. Và từ đó nhóm đã có được những hướng đi tích cực trên con đường hoàn thành học phần kỹ năng mềm. f. Các giai đoạn phát triển nhóm Khi một nhóm được thành lập với một nhiệm vụ hay mục đích nào đó, thông thường thời gian đầu nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trải qua thời gian có những thay đổi và mọi người hài hòa với nhau hơn. Teamwork cũng trải qua những giai đoạn cụ thể, việc nắm rõ từng giai 15 đoạn giúp trưởng nhóm phát huy tối đa hiệu quả làm việc nhóm, tối thiểu chi phí khi thực hiện. Có 5 giai đoạn trong làm việc nhóm: Forming (Thành lập) Giai đoạn mới thành lập đối với mỗi thành viên đó là một trải nghiệm lạ, khiến cho ai cũng cảm thấy háo lức. Ở giai đoạn này, công việc được gán cho mỗi thành viên dựa trên khả năng mỗi người. Qua đó các bạn cũng sẽ bước đầu phối hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Cũng trong giai đoạn này, mọi thành viên có khuynh hướng hỏi rất nhiều câu hỏi và thường trong tình trạng nhiệt tình, sôi động khi thực hiện dự án. Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoàn này là: – Xác định đúng năng lực của từng thành viên, qua đó phân công nhiệm vụ hợp lý. – Tổ chức các cuộc họp nhóm thường niên, qua đó lập kế hoạch cụ thể. – Hướng tư tưởng của các thành viên luôn trong trạng thái làm việc khẩn trương, liên tục, tránh tình trạng ỉ lại, dựa dẫm vào người khác. – Tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái, hợp tác giữa các thành viên trên tinh thần tự nguyện. – Nắm vững tâm lý của từng thành viên trong nhóm, hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống riêng tư của từng người. Qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, kinh tế để các bạn đóng góp được nhiều nhất cho nhóm. Đối với nhóm trong thời gian đầu thành lập các bạn đều chưa quen biết nhau, đặc biệt có một vài bạn khá ít nói và rụt rè khi đưa ráy kiến xây dựng nhóm . Vì vậy cần tìm ra một bạn nhóm trưởng có khả năng liên kết tất cả các bạn trong nhóm , tìm hiểu điểm mạnh và yếu của từng người để phân công công việc cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc và mọi người trong nhóm đều làm việc với hiệu suất cao. Từ đó đạt được kết quả cao trong công việc. 16 Storming ( Bão tố) Ở giai đoạn này, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và lập trường của mình trong dự án. Từ đó rất dễ xảy ra xung đột và sự bất hòa giữa các thành viên trong đội, đây cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả công việc chung của nhóm bị chậm lại. Giai đoạn này cũng khiến nhiều người vỡ mộng hay thất vọng về dự án, về đồng đội của mình. Không sẵn sàng giải quyết những nhiệm vụ mình đảm nhận. Giai đoạn này kéo dài lâu quá sẽ không tốt Vai trò của trưởng nhóm cần phải: – Giải quyết xung đột và làm rõ các mục tiêu, các việc cần làm trong dự án. – Tập trung toàn bộ thành viên trong nhóm để định hướng lại nhiệm vụ của từng người. – Lấy một vài việc cụ thể mà nhóm đã hoàn thành để làm động lực cho các thành viên hoàn thành những hạng mục còn gặp khó khăn. Đối với nhóm em, có rất nhiều ý tưởng hình thành nhưng cần phải có sự chắt lọc để có được sản phầm hoàn chỉnh và đạt được chất lượng cao. Vì vậy nhóm trưởng là người đứng lên chắt lọc ý tưởng và quyết định chọn lựa ý tưởng để lên kế hoạch thực hiện cho nhóm. Sau khi đã xác định được hướng đi, các bạn trong nhóm được phân công nhiệm vụ rõ ràng và có hướng đi , tránh xung đột xảy ra trong nhóm. Norming (Chuẩn hóa) Khi các thành viên có sự trao đổi thân thiện và thống nhất rõ ràng về mục tiêu nhóm, chuẩn hóa mục tiêu nhóm. Lúc này các thành viên của nhóm hiểu nhau và tin tưởng lẫn nhau hơn. Qua đó tạo sự đoàn kết trong nội bộ nhóm. Mọi người tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn là đấu tranh lẫn nhau. Thành viên cũng có thể đảm nhiệm các công việc chéo nhau nếu có thành viên vắng mặt. Đây là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở của việc hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm được giao. Trong giai đoạn này, nhóm trưởng cần phải: – Thúc đẩy tối đa sự sáng tạo và phối hợp của các thành viên 17 – Kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm – Bám sát những mục tiêu và thời gian biểu đề ra – Chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo với các thành viên khác Khi các bạn trong nhóm được phân công mục tiêu riêng, mọi người cùng nhau lên kế hoạch thực hiện và bổ trợ lẫn nhau khi các bạn khác vắng mặt. Vì các bạn trong nhóm ở trong các lớp và các chuyên ngành khác nhau nên việc sắp xếp thời gian để cùng nhau thực hiện báo cáo khá khó nên nhóm trưởng là người kêu gọi các thành viên, sắp xếp thời gia hợp lý và thúc đẩy các thành viên thực hiện công việc. Performing (Thực thi) Ở giai đoạn này, mỗi thành viên được gán công việc và tính theo ngày. Công việc sẽ trở thành những nhiệm vụ nhỏ và dễ dàng. Những thành viên sẽ có cảm giác gắn bó với nhóm trong thời gian này. Trong thời gian này, các quyết định thường được diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian như giai đoạn chuẩn hóa. Khi đó, nhóm có thể đạt kết quả cao trong công việc. Từ đó, nhóm đã làm việc ổn định trong một hệ thống, cho phép trao đổi những quan điểm tự do thoải mái và có sự hỗ trợ cao của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm. Vai trò của nhóm trưởng: – Tăng cường các cuộc họp đều đặn – Tham gia những dự án lớn hơn – Tìm kiếm thêm những động lực mới cho nhóm Trong thời gian này , nhóm em đã có những cuộc họp để hoàn thành báo cáo đúng hạn. Các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau làm và phâ chia công việc cho mỗi người để hoàn thành đúng tiến độ. Nhóm trưởng là người tìm kiếm độn lực để thúc đẩy các bạn trong nhóm. Kết thúc dự án (Closed) Giai đoạn này nhóm kết thúc dự án, có thể liên hoan sự thành công hoặc giải tán nhóm. Có thể nhóm vẫn được duy trì hoạt động cho các dự án tiếp theo. Như vậy, dựa trên những tài liệu bài giảng trên lớp, nhóm đã dựa trên sự mô tả nhóm như trên để thành lập nên “TEAM HUST THỊ”. Qua đó đã đạt được nhiều thành công trong các bài tập vận dụng mà cô giáo giao. 18 II. Lập kế hoạch a) Khái niệm Lập kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Lập kế hoạch cần gắn liền với những công cụ và phương pháp quản lý nhằm giúp bạn đi đúng hướng. Tất cả những người quản lý đều làm công việc lập kế hoạch. b) Công dụng của việc lập kế hoạch Hệ thống các vấn đề, công việc cần thực hiện để đưa ra các cách quản lý, có thể dùng đến kinh nghiệm đã có. Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn. Tập trung vào mục tiêu và chính sách của tổ chức. Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý khác. Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra. c) Phương pháp xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch Khi bắt đầu công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo? Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công việc. Khi được cô giáo dạy phương pháp này, nhóm chúng em đã áp dụng nó trong các cuộc họp nhóm. Qua đó mang lại hiệu quả cao trong công việc. Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc Xác định được yêu cầu, mục tiêu công việc giúp bạn luôn hướng tới trọng tâm của công việc. Từ đó, nhóm chúng em đã xác định được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành video và bản báo cáo cuối kỳ đúng thời gian cô yêu cầu. Xác định nội dung công việc STT Nhiệm vụ 19 1 2 3 Làm video Chuẩn bị máy quay,nhân lực các ngày quay, hoàn tất video bằng cách ghép các cảnh quay.( Kiên + Thắng ) Chuẩn bị trước Bối cảnh quay, kịch bản phỏng vấn, khi quay dụng cụ dùng cho video. ( Kiên) Viết báo cáo Khi đã hoàn tất video thì bắt tay vào viết báo cáo chi tiết. ( Kiên) Xác định thời gian, địa điểm thực hiện công việc Hạn cuối ngày25/11/2017,mọi người nộp bản word về ý tưởng thực hiện chủ đề đã được nhóm trưởng phổ biến. Ngày 01/12/2017 Bắt đầu quay , dự kiến 3 ngày,05/12/2017 Hoàn thành các video đã quay và chuẩn bị ghép chỉnh sửa. Địa điểm quay: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội , các khuôn vien xung quanh trường và lớp học. Xác định cách thức thực hiện công việc Xác định phương pháp thực hiện công việc Tài liệu thực hiện công việc là những thông tin trên mạng internet mà nhóm đã sưu tầm được. Tiêu chuẩn đặt ra là nhóm cần thực hiện tốt các bối cảnh quay, và diễn xuất thật đạt, mọi người cần nhiệt tình và thật nghiêm túc trong quá trình làm việc. Chuẩn bị máy quay chu đáo, do khả năng lọc tiếng ồn còn hạn chế nên người cầm máy quay cần chủ động quay gần mặt để đạt chất lượng âm thanh tốt nhất. Xác định phương pháp kiểm soát công việc Nhóm trưởng trực tiếp điều hành và đốc thúc các thành viên Xác định nguồn lực thực hiện Tất cả nhóm sẽ cùng tham gia thực hiện video. Tùy vào phẩm chất và năng lực của từng người, nhóm trưởng sẽ sắp xếp cho họ công việc phù hợp nhất. d) Các bước lập và theo dõi kế hoạch 20 Lập kế hoạch sẽ giúp nhóm đi đúng hướng. Lập kế hoạch sẽ giúp sắp xếp thời gian cho từng công việc thích hợp, đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian. Mục tiêu chính của bước này là chuẩn bị các điều kiện cho công tác lập kế hoạch được tốt nhất. Tuy nhiên quá trình lập kế hoạch không hề đơn giản, bạn có thể tham khảo sơ đồ dưới đây để nắm được các bước thực hiện theo trình tự nhất định. Các bước lập kế hoạch 21 Như vậy, dựa trên những lý thuyết đã học thì nhóm đưa ra bảng kế hoạch sau STT Mục tiêu Công việc Người cụ thể thực hiện Người hỗ Ngày trợ bắt đầu Ngày kết thúc Sản phẩm / Người Kết quả (Tiêu kiểm tra chí đánh giá) 1 Làm báo cáo Doãn Trung Kiên 7/7 8/7 Báo cáo viết Doãn tay Trung Kiên 2 Làm báo cáo Mô hình 5P trong tổ chức nhóm Tư duy tích cực 15/7 16/7 3 Làm báo cáo 21/7 23/7 4 Làm Slides Doãn Trung Kiên Doãn Trung Kiên Doãn Trung Kiên 22/7 23/7 Báo cáo bản Doãn word Trung Kiên Báo cáo bản Doãn word Trung Kiên Nội dung Doãn Slides Trung Kiên 7/7 8/7 Lượng 18h 8/7 21h 8/7 Kiên, Thắng 20h 8/7 20h5 8/7 Kiên Thắng , 18h 8/7 18h5 8/7 5 Doãn Trung Kiên Doãn Trung Kiên Bản đồ giá Cả nhóm trị Kỹ năng Thắng, Thuyết Hà, phục thương, Quân Chuẩn bị Doãn kịch bản Trung Kiên Quay Kiên, phim Thắng Làm video Xử video lý Cả nhóm Giới thiệu Cả nhóm Lời nói Cả nhóm đầu Mô tả Cả nhóm nhóm 6 Báo cáo cuối kỳ Lập hoạch Doãn Trung Kiên kế Cả nhóm Thực hiện Đánh giá Cả nhóm Công Bản word Doãn kịch bản Trung Kiên Video tổng Doãn thể Trung Kiên Doãn Trung Kiên Video sinh Doãn viên Bách Trung khoa Kiên Video giới Doãn thiệu Trung Kiên Báo cáo bản Doãn word Trung Kiên 27 / 7 22 Tổng duyệt báo cáo Cả Nhóm III. Thực hiện a. Giới thiệu đề tài Ngay sau khi hình thành nhóm thì tất cả các thành viên đã ngồi lại với nhau để bàn về chủ để sẽ thực hiện cho bài thi cuối kỳ. Đã có rất nhiều những ý tưởng được các bạn đưa ra như: Diễn tiểu phẩm, thăm quan một địa danh nào đó, giới thiệu một sản phẩm truyền thống nào đó…Tuy nhiên nhận thấy những chủ đề đó đã được các nhóm khác làm khá nhiều và phổ biến. Chính vì thế mà nhóm đã tìm kiếm một ý tưởng, một thử thách táo bạo hơn. Lấy cảm hứng từ hiện trạng sinh viên hiện nay nhóm đã làm video nói về sự khác biệt giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối để phản ánh thực trạng những gì đàn xảy ra. Từ đó các bạn có thể rút ra các bài học và kinh nghiệm cho mình cũng như nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Để có thể làm chủ đề này thì nhóm đã chia thành viên đi thị sát thực tế và thăm dò ý kiếm của các bạ sinh viên để đưa ra được những nooin dung hay và sau sắc nhất. Sau khi hoàn thành nội dung ý tưởng nhóm đã đi tìm hiểu các địa điểm để phù hợp với các cảnh qua và mang về hiệu ứng đẹp nhất. Sau cùng, nhóm quyết định chọn địa điểm là ngay tại trường Bách Khoa để thực hiện đề tài. Từ đó, nhóm trưởng đã tập hợp các thành viên lại để họp bàn kế hoạch làm video. Tất cả các khâu như lên kịch bản phỏng vấn, chuẩn bị máy quay hay công đoạn làm phim đã được các thành viên chuẩn bị tươm tất. Các bạn có khả năng diễn xuất tốt trong nhóm được phân công làm diễn viên. Các bạn còn lại sẽ là người phụ trách quay phim và chuẩn bị khâu hậu kỳ, chuẩn bị các đạo cụ hay chỉnh sửa video sau mỗi cảnh quay để đưa ra được video chất lượng. Cuối cùng thì video cũng đã được thực hiện và hoàn thành một cách tốt đẹp. Thông qua bài tập nhóm lần này, các thành viên không chỉ trau dồi thêm được những kinh nghiệm trong làm việc nhóm, trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, mà các bạn đã biết thêm về một môn thể thao đường phố đầy bổ ích. Góp phần nâng cao sức khỏe và sự tự tin cho bản thân. 23 b. Thực hiện đề tài Làm video Để làm tốt video thì nhóm trưởng lên kế hoạch chi tiết cho các buổi họp nhóm. Phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng cá nhân như trong bảng lập kế hoạch. Các bạn được phân vai trong các cảnh quay video cụ thể. Nhứng bạn không có khả năng diễn xuất chuẩn bị khâu hậu kỳ và đưa ra các ý kiến để chỉnh sửa video để có một sản phẩm chất lượng. Cụ thể lịch trình làm video như sau: – Bước 1: Chuẩn bị xe máy phục trang, phù hợp với cảnh quay , các công cụ để quay phim như : điện thoại , máy quay , gậy quay phim. – Bước 2: Mọi người sẽ tập trung ở thư viện Tạ Quang Bửu để thực hiện cảnh quay. – Bước 3: Cả nhóm tiến vào thư viện, thực hiện quay phim cảnh quay trước thư viện. – Bước 4: Chụp ảnh và quay phim với áo cử nhân trước thư viện Tạ Quang Bửu – Bước 5: Di chuyển đến giảng đường thực hiện các cảnh qua ở giảng đường. – Bước 6: Thự hiện các cảnh quay ở căng tin ( 2 sinh viên bàn nhau vè việc chuẩn bị thi) và cảnh trước thư viện (khi gặp đa cấp) – Bước 7: Thực hiện cảnh quay cuối cùng : đi thông đồ án. – Bước 8: Cắt ghép, lồng tiếng, nhạc và chỉnh sửa video, hoàn thành sản phẩm. Làm báo cáo: Báo cáo được đánh dưới dạng bản word, các thành viên thực hiện như trong phần lập kế hoạch đã phổ biến ở trên. 24 PHẦN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ a. Kết quả nhóm đã đạt được – Các thành viên trong nhóm đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao và đã tạo ra sản phẩm cuối cùng. – Thông qua tư duy làm việc nhóm, các thành viên đã phát huy được tối đa năng lực và phẩm chất cá nhân mà trước đó chưa có cơ hội được thể hiện. Tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, các thành viên đã có được thêm những người bạn mới, học được những kỹ năng mới để phát triển bản thân. Từ khi hình thành nhóm, các công việc đã được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn. Tất cả các thành viên đều có quyền đưa ra chính kiến, quan điểm riêng của bản thân, qua đó nâng cao chất lượng và đa dạng hóa về hình thức đối với những sản phẩm mà nhóm làm ra. b. Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân Làm việc nhóm là môi trường rất tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ học hỏi các thành viên trong nhóm. Nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra trường, mới bắt đầu bước vào những môi trường làm việc chuyên nghiệp. Và khi bạn có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì việc thăng tiến trong công việc là tất nhiên. Làm việc nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân hỗ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn. Thông qua làm việc nhóm, các thành viên có thể rút ra những gì tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, từ đó cải thiện được thái độ và kỹ năng ứng xử của mình. 25 Như vậy, thông qua làm việc nhóm, mỗi cá nhân đã được tạo tối đa các điều kiện để hình thành và phát triển bản thân như: – Giúp cho bản thân được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, được cọ xát thông qua các đề tài hay hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. – Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập và công việc. – Được nhóm trưởng và các thành viên tích cực nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn để cải thiện kỹ năng làm việc của bản thân. c. Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm Họ và tên MSSV 201423 Doãn Trung Kiên 80 201427 Trần Văn Lượng 74 201400 Đặng Đức Anh 44 Nguyễn Thị 201339 Thương 08 Nguyễn Thị Hải 201311 Hà 64 201331 Bùi Anh Quân 22 201428 Nguyễn Thị Mai 14 Nguyễn Văn 201336 Thắng 87 Đểm Lý do d. Kết luận Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Qua môn học này, chúng em đã dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong công việc để xây dựng được cho mình một lộ trình rèn luyện mọi kỹ năng thông qua các tiết học, từ đó mỗi cá nhân đã cảm thấy tự tin hơn với năng lực của mình. Việc rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân được 26 ví như một hành trình. Nếu muốn hành trình mình đang đi là một chuyến thám hiểm đầy thú vị, có mục đích, bạn phải biết cách quản lý tốt hành trình đó, bằng không, bạn sẽ làm cho nó trở thành một chuyến đi vô định. Hãy giành thời gian để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, nhằm làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Cuối cùng, một lần nữa “TEAM HUST THỊ” chúng em xin chân thành cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Hương Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng em trong 5 tuần học vừa qua. Thời gian đó tuy không dài nhưng cũng là đủ để mỗi thành viên trong nhóm cảm nhận được mình đã có một bước tiến mới trên nấc thang của cuộc đời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Kỹ năng mềm của giảng viên TS. Nguyễn Thị Hương Giang. 2. Tài liệu Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch nhóm, TOPICA. 3. Tailieu.vn 27
Agree & close
Our partners will collect data and use cookies for ad personalization and measurement. Learn how we and our ad partner Google, collect and use data