Bảng mô tả công việc Giáo viên tiểu học hoàn chỉnh nhất
Giáo viên tiểu học không chỉ được quy hoạch công tác ở các cơ sở giáo dục chính quy thuộc Nhà nước, mà còn được tuyển dụng tại các cơ sở đào tạo tư nhân. Do đó, việc nắm bắt chính xác nhiệm vụ, chức năng của nghề nghiệp này thông qua bảng mô tả công việc Giáo viên tiểu học chi tiết. Chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về chân dung nghề nghiệp thuộc ngành sư phạm đang HOT nhất hiện nay này đấy!
1. Mô tả công việc chung của Giáo viên tiểu học
Mô tả công việc chung của Giáo viên tiểu học
Trong hệ thống giáo dục, tiểu học là bậc học đầu tiên nên đóng vai trò nền tảng quan trọng nhất. Do vậy, giáo dục tại bậc tiểu học có những đặc trưng riêng, phương thức sư phạm riêng nhằm kiến tạo bệ phóng cơ bản bước đầu về kiến thức, đạo đức, nhân cách cho các em học sinh.
Theo đó, trách nhiệm chung của Giáo viên tiểu học là triển khai và thực thi công tác giáo dục, truyền tải tri thức tổng hợp cho các em học sinh trên cơ sở chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục Việt Nam và chương trình chuyên biệt của Nhà trường. Bên cạnh việc giảng dạy, Giáo viên tiểu học cũng là người trực tiếp có trách nhiệm quản lý, quan tâm và chăm sóc các em học sinh trong lớp. Là trung gian liên lạc, kết nối giữa phụ huynh và Nhà trường.
Xem thêm: Lương giáo viên tiểu học có cao không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, click ngay nào!
2. Mô tả công việc Giáo viên tiểu học chi tiết
Để hiểu rõ hơn về nghề, cùng Hạ Linh khám phá chi tiết những nhiệm vụ có trong bảng mô tả công việc Giáo viên tiểu học được tổng hợp sau đây:
2.1. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình của nhà trường và Bộ Giáo dục
Học sinh bước đầu sẽ hình thành lên những giá trị về nhân cách, đạo đức và kiến thức cơ bản trong quá trình tham gia học tập ở bậc giáo dục tiểu học. Chính vì lẽ đó, ở độ tuổi này, thầy cô – những người trực tiếp tiếp xúc và dạy học cho các em sẽ là nhân tố có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn.
Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình của nhà trường và Bộ Giáo dục
Không khó để nhận ra rằng, một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của người Giáo viên tiểu học đó chính là dạy học. Khác với những chức danh giáo viên khác, Giáo viên tiểu học không được quy hoạch giảng dạy chuyên biệt cho một bộ môn, lĩnh vực kiến thức nào. Mà họ cần nắm vững các kiến thức tổng hợp cơ bản về truyền tải cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
Việc làm giáo viên tiểu học
Trên cơ sở quy định về chương trình đào tạo cấp bậc tiểu học của Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành, kết hợp với chương trình giáo dục chuyên biệt, đặc trưng do từng trường thiết kế. Người Giáo viên tiểu học sẽ có trách nhiệm tiếp nhận chương trình, xây dựng và thiết lập các kế hoạch giảng dạy chi tiết. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ xác định chính xác nhiệm vụ dạy học, giáo dục của cá nhân mình, gắn liền với kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn nói riêng, Nhà trường nói chung.
– Thứ hai, Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch giảng dạy đảm bảo chuẩn về kiến thức, kỹ năng và bám sát vào chương trình theo quy định của Nhà trường và Bộ giáo dục.
– Thứ ba, trong trường hợp được phân công, Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch giảng dạy mũi nhọn.
– Thứ tư, thực hiện công tác soạn giáo án, đảm bảo chất lượng các tiết học và vận hành lớp học ổn định.
Trong nhiệm vụ này, Giáo viên tiểu học cũng có nhiệm vụ tổ chức và triển khai các hoạt động dạy học. Nội dung công việc xoay quanh các hoạt động như: điểm danh, báo cáo sĩ số, kiểm tra bài cũ, sử dụng các vật dụng, công cụ và thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
2.2. Quan sát, đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh
Quan sát, đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh
Không chỉ dừng lại ở công tác giảng dạy, mô tả công việc Giáo viên tiểu học còn đề cập đến nhiệm vụ quan sát, đánh giá, phát hiện kịp thời và lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh. Trong môi trường giáo dục tiểu học, các em học sinh thường rất nhạy cảm với các kiến thức được tiếp thu do thầy cô giáo truyền tải. Lứa tuổi học tiểu học cũng là giai đoạn mà não bộ, trí tuệ, năng lực của các em học sinh phát triển nhanh nhất.
Đó chính là lý do buộc Giáo viên tiểu học thường xuyên quan sát, theo dõi và quản lý toàn bộ các em học sinh. Với khối lượng lớp học được phân công, việc nắm bắt hành vi, hiệu suất và thái độ học tập của từng em học sinh là không hề dễ dàng. Do đó, một trong những tiêu chuẩn làm Giáo viên tiểu học quan trọng nhất đó chính là năng lực chẩn đoán. Theo đó, Giáo viên tiểu học phải là người kịp thời phát hiện, nhận biết chính xác, đầy đủ về sự phát triển của các em nhỏ. Đồng thời là cả nhu cầu và mong muốn được giáo dục của mỗi em học sinh. Nhiệm vụ này quan trọng bởi học sinh ở lứa tuổi tiểu học có sự phát triển rất nhanh, tuy nhiên lại không đồng đều.
Sau quá trình phát hiện, người Giáo viên tiểu học chịu trách nhiệm đánh giá, phân tích và lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh của mình. Một học sinh có tài viết chữ đẹp, sẽ được Giáo viên tiểu học phát hiện và trực tiếp bồi dưỡng để cho tham gia vào các cuộc thi vở sạch chữ đẹp chẳng hạn. Một số tài năng khác thường xuất hiện ở lứa tuổi tiểu học như: vẽ tranh, ca hát, múa, thể dục thể thao, tính toán,…
Việc làm giáo viên dạy vẽ
2.3. Chủ động quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ cho học sinh
Chủ động quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ cho học sinh
Điều gì làm một đứa trẻ ở lứa tuổi tiểu học vẫn ấn tượng về người Thầy, người Cô của mình kể cả 10 năm sau đó? Chắc chắn đó chính là niềm yêu thương, sự săn sóc và che chở. Người giáo viên xưa nay luôn được ví von với những hình ảnh hết sức cao quý và chân phương, như “người lái đò”, “người thắp đèn”, “trồng người”,…
Do đó, không chỉ có trách nhiệm trong công tác chuyên môn giảng dạy. Ở vị trí một người tiếp xúc thường xuyên và gần gũi hàng ngày với các em học sinh. Họ cần nhận thức được sự chủ động trong việc chăm sóc, quan tâm, thăm hỏi và hướng dẫn các em nhỏ. Thái độ và tình thương của người Thầy, người Cô chính xác là yếu tố lớn góp phần quyết định quá trình hình thành nên nhân cách, đạo đức, lối sống, hành vi sinh hoạt của các em học sinh.
Nhiệm vụ này thường được người Giáo viên tiểu học thực hiện qua những hoạt động như: chủ động hỏi han, giúp đỡ các em trong quá trình học tập trên lớp, dành thời gian bầu bạn với các em rụt rè, đưa ra những hành động hay lời nói khích lệ tinh thần học tập của các em nhỏ, hỗ trợ bổ sung và trau dồi kiến thức cho các em nhỏ còn yếu kém,…
2.4. Triển khai công tác chủ nhiệm (nếu có)
Triển khai công tác chủ nhiệm (nếu có)
Không phải Giáo viên tiểu học nào cũng được cơ cấu vào chức danh Giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, nếu có, thì Giáo viên tiểu học có trách nhiệm triển khai các công tác chủ nhiệm đảm bảo lớp học vận hành tốt và ổn định. Nếu kiêm nhiệm luôn chức danh chủ nhiệm, khối lượng công việc của Giáo viên tiểu học là khá lớn. Do đó, họ cần biết cách phân bổ thời gian cũng như tư duy kế hoạch logic để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác chủ nhiệm được triển khai ở các khía cạnh sau:
– Nắm bắt tình hình toàn bộ học sinh trong lớp học.
– Thiết lập và phân công bộ máy tổ chức tự quản của lớp.
– Quản lý và điều hòa các mối quan hệ có trong lớp học, đảm bảo tình trạng ổn định trong lớp.
– Lên kế hoạch và tổ chức triển khai nhiều hoạt động trong lớp, bao gồm: Hoạt động học tập, hoạt động đoàn thể, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,…
– Quản lý lớp học: Tài sản, cơ sở vật chất có trong lớp (bàn ghế, bảng, thiết bị giảng dạy và học tập,…)
2.5. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ nhà trường
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ nhà trường
Ngoài các nhiệm vụ chính trong mô tả công việc Giáo viên tiểu học đã tổng hợp ở trên. Khi tham gia vào nghề nghiệp này, bạn còn có trách nhiệm thực hiện các công việc chuyên môn như sau:
– Tham gia các hoạt động và hỗ trợ vấn đề chuyên môn trong tổ.
– Tham gia dự giờ các lớp học, đóng góp ý kiến, cho nhận xét, chấm điểm,… hỗ trợ các giáo viên khác.
– Tham gia các lớp học, dự hội thảo nâng cấp chuyên môn, nghiệp vụ chủ động hoặc theo sự phân công của Nhà trường.
– Xây dựng các tài liệu hỗ trợ công tác quản lý, giám sát, theo dõi và đánh giá quá trình rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh.
Việc làm giáo viên tiếng anh
3. Yêu cầu đối với Giáo viên tiểu học
Là một trong những chức danh nghề nghiệp được ưa chuộng nhất trong ngành sư phạm nói chung. Do đó, Giáo viên tiểu học cũng là nghề nghiệp khá cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng việc làm. Vậy tiêu chuẩn nào để có cơ hội trở thành một Giáo viên tiểu học?
3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Có vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo kiến thức, phẩm chất và nhân cách sơ khai cho các em nhỏ. Do đó, một Giáo viên tiểu học cần được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở môi trường giáo dục chính quy. Bởi lẽ vậy, trong hầu hết tất cả tin tuyển dụng Giáo viên tiểu học tại cơ sở giáo dục Nhà nước hay tư nhân cũng đều yêu cầu về trình độ chuyên môn như sau:
– Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Tiểu học tại các cơ sở giáo dục chính quy.
– Trình độ tin học ứng dụng: Chuẩn kỹ năng tin học cơ bản theo quy định tại Thông tư 03.
– Trình độ ngoại ngữ:
+ Đối với Giáo viên tiểu học hạng II, III: Ngoại ngữ đạt bậc 2 trên 6 bậc trong khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
+ Đối với Giáo viên tiểu học hạng IV: Ngoại ngữ đạt bậc 1 trên 6 bậc trong khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
3.2. Yêu cầu về năng lực, phẩm chất, đạo đức
Giáo viên tiểu học cần sở hữu các năng lực sau để hỗ trợ hiệu quả trong công tác giảng dạy: Năng lực đáp ứng, năng lực chẩn đoán, năng lực đánh giá, năng lực thiết lập và xây dựng quan hệ, năng lực triển khai nội dung và chương trình dạy học, năng lực đáp ứng với trách nhiệm cộng đồng.
Song song với năng lực, người Giáo viên tiểu học cần có phẩm chất, đạo đức và bộ kỹ năng như sau: Kỹ năng thể hiện sự mẫu mực của nghề giáo; Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm; Kỹ năng trình bày bảng, viết chữ; Kỹ năng giáo dục; Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Việc làm giáo viên toán
4. Quyền lợi được hưởng của Giáo viên tiểu học
Quyền lợi được hưởng của Giáo viên tiểu học
Sau mô tả công việc Giáo viên tiểu học được liệt kê ở trên, quyền lợi cũng là một vấn đề luôn được các ứng viên quan tâm. Địa điểm và đơn vị công tác ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của Giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Hạ Linh, nhìn chung, Giáo viên tiểu học sẽ được hưởng các quyền lợi chính đáng như sau:
– Hỗ trợ bảo hiểm tai nạn 24/24, thăm khám sức khỏe theo định kỳ.
– Hỗ trợ tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm cho người lao động.
– Cơ hội được làm việc trong môi trường sư phạm hiện đại, chuyên nghiệp.
– Cơ hội được phân công công tác, nâng cao nghiệp vụ và kiến thức.
– Hưởng các quyền lợi khác theo chính sách nhân sự của từng đơn vị công tác.
Việc làm Giáo dục – Đào tạo tại Hà Nội
5. Mức lương của Giáo viên tiểu học
Mức lương của Giáo viên tiểu học
Khác với những công việc khác, thu nhập của Giáo viên tiểu học dựa vào khá nhiều yếu tố. Nếu công tác ở các đơn vị giáo dục tư nhân thì việc tính lương của Giáo viên tiểu học sẽ dễ dàng hơn. Theo tìm hiểu, trung bình tại các đơn vị tư nhân, Giáo viên tiểu học sẽ có mức lương trong khoảng từ 7 – 11 triệu đồng.
Đối với Giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục công lập, lương sẽ được tính theo hạng và bậc. Cụ thể, gồm các hạng:
– Hạng I (viên chức loại A2): Hệ số lương từ 4.4 đến 7.78 (Theo quy định lương mới từ năm 2021, tương đương với khoảng 7.040.000 – 10.848.000 VNĐ).
– Hạng II (viên chức loại A2): Hệ số lương từ 4.00 – 6.38 (Tương đương với khoảng 6.400.000 – 10.208.000 VNĐ).
– Hạng III (viên chức loại A1): Hệ số từ 2.34 – 4.98 (Tương đương với khoảng 3.744.000 – 7.968.000 VNĐ).
– Hạng IV (trình độ cao đẳng): Hệ số từ 2.1 – 4.89 (Tương đương với khoảng 3.360.000 – 7.824.000 VNĐ).
– Hạng IV (trình độ trung cấp): Hệ số từ 1.86 – 4.06 (Tương đương với khoảng 2.976.000 – 6.496.000 VNĐ).
Tìm việc làm
Tải bảng mô tả công việc Giáo viên tiểu học dưới đây và nhanh tay truy cập tin tuyển dụng Giáo viên tiểu học tại website timviec365.vn bạn nhé:
Tải xuống ngay
Hình ảnh của những người Thầy, người Cô tâm huyết, mẫu mực luôn được khắc họa sâu sắc trong lòng các em học sinh. Cùng chiêm nghiệm gian khổ nghề giáo viên qua bài thơ sau của Hạ Linh bạn nhé!
Bài thơ: “Khoảnh khắc làm cô giáo”
Bài thơ: “Khoảnh khắc làm cô giáo”
“Có một nghề tay bám đầy bụi phấn
Khắc khoải sớm trưa lắm tiếng thở dài.
Tiếng trống giục dài, sau buổi chiều tan lớp học
Em cất gọn tâm tư, rồi vội vã đi về.
Có một nghề trắc trở và gian truân
12 giờ đêm, còn miệt mài trang giáo án.
Nhưng dẫu vậy em chẳng buồn chẳng chán
Bởi nghề giáo là học cách hy sinh.
Cần ai hiểu, chỉ cần mình anh hiểu
Xếp vào nghề thanh cao, nhưng nhận lại chẳng nhiều.
Đừng lấy danh vọng – tiền tài làm lý do cay đắng
Bởi sứ mệnh của em là đưa những chuyến đò.
Dẫu không phải tự tay trồng cây lên đất trống
Nhưng hãy tự hào cung cấp quả ngọt, trái thơm.
Và nếu như được lựa chọn một lần nữa
Vẫn không ngại ngần chọn cô giáo là em.
Chuyến đò này ắt hẳn hãy còn xa
Thách thức, khó khăn, gian nan và vất vả.
Nhưng chỉ cần lòng em không sa ngã
Vẫn còn có anh, có cha, có mẹ, có cả cuộc đời.
Để hạnh phúc dâng cao, để thắm nở nụ cười
Để em về làm mẹ của các con anh!”
Mô tả công việc Giáo viên thể dục
Giáo viên thể dục là một vị trí nghề nghiệp có cơ hội cao trong thị trường việc làm sư phạm hiện nay. Nếu đang có dự định ứng tuyển công việc này, đọc bảng mô tả công việc giáo viên thể dục trong bài viết sau để biết thêm chi tiết bạn nhé:
Công việc Giáo viên thể dục
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục