Bằng Chứng Kiểm Toán Và Các Quy Định Năm 2023

Ẩn/Hiện]

Mục lục

Bằng chứng kiểm toán là cơ sở quan trọng để xác nhận quá trình thực hiện kiểm toán của doanh nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề người đang quan tâm hiện nay. Vậy Bằng chứng kiểm toán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối kiểm toán? Hãy cũng Kiểm toán Việt Úc – Viet Australia tìm hiểu mọi thông tin về bằng chứng kiểm toán này trong bài viết dưới đây nhé!

Kiểm Toán Là Gì?

Kiểm toán là thu thập các số liệu, đánh giá về tính trung thực của các bằng chứng liên quan đến các báo cáo tài chính của công ty. Sau khi xem xét, thẩm định độ xác thực với tiêu chuẩn ban đầu thì lập báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin kỹ hơn về dịch vụ Kiểm toán tại đây. 

Bằng Chứng Kiểm Toán Là Gì?

Bằng chứng kiểm toán là toàn bộ các tài liệu hồ sơ, các thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán. Dựa vào nguồn thông tin này, kiểm toán viên sẽ xem xét, đưa ra đánh giá và kết luận minh bạch về cuộc kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan như sổ kế toán, báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.

Bằng Chứng Kiểm Toán Là Gì?

Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán chính xác nhất, kiểm toán viên cần phải áp dụng các phương pháp quan sát, kiểm tra, tính toán, phân tích…. Các bằng chứng kiểm toán được thu thập phải đảm bảo tính thích hợp (chất lượng, độ tin cậy) và tính đầy đủ (thước đo về số lượng) cho mục tiêu kiểm toán. 

Các Loại Bằng Chứng Kiểm Toán

Bằng chứng kiểm toán được phân chia thành 04 cách cơ bản như sau:

Thứ Nhất, Bằng Chứng Kiểm Toán Được Phân Loại Theo Nguồn Gốc

Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên phát hiện và tận dụng: Được thu thập trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán thông qua việc quan sát, điều tra, quan sát, tính toán …

Bằng chứng kiểm toán do khách hàng (bên được kiểm toán) phát hiện và cung cấp: gồm những chứng từ, báo cáo kế toán, quy chế tại đơn vị, biên bản giải trình…

Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba có quan hệ độc lập với đơn vị được kiểm toán cung cấp: gồm các biên bản, tài liệu xác thực, các bằng chứng kế toán do bên ngoài phát hành, bằng chứng do các chuyên gia cung cấp…

Thứ Hai, Bằng Chứng Kiểm Toán Được Phân Loại Theo Hình Thức

Bao gồm các tài liệu hồ sơ, văn bản như sau:

  • Chứng từ kế toán.

  • Bài báo cáo của bên thứ ba có liên quan.

  • Báo cáo tài chính kế toán nội bộ.

  • Giải trình của các nhà quản lí và các cán bộ nghiệp vụ.

  • Văn bản ghi chép kế toán và các ghi chép khác của công ty.

  • Hồ sơ kiểm kê thực tế.

  • Biên bản làm việc với liên quan kế toán nội bộ ngân hàng, các cơ quan tài chính, hải quan, thuế…

  • Hợp đồng kinh doanh, các kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt.

  • Tài liệu tính toán lại.

  • Những tài liệu dưới dạng bằng chứng kiểm toán khác.

Thứ Hai, Bằng Chứng Kiểm Toán Được Phân Loại Theo Hình Thức

Thứ Ba, Bằng Chứng Kiểm Toán Được Phân Loại Theo Thủ Tục Kiểm Toán

– Bao gồm các thủ tục: Bằng chứng tính toán, bằng chứng quan sát, bằng chứng phân tích, bằng chứng kiểm tra, bằng chứng phỏng vấn. 

Thứ Tư, Bằng Chứng Kiểm Toán Được Phân Loại Theo Loại Hình Bằng Chứng

– Loại bằng chứng kiểm toán này được coi là dạng bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao.

– Chúng được phân loại theo dạng vật chất như: Biên bản kiểm kê tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định… 

5 Phương Pháp Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán

Phương Pháp Quan Sát

Đây là giải pháp thu thập bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên có thể dùng được. Những công việc quan sát bao gồm: giám sát, theo dõi quá trình, hiện tượng lạ do cá thể khác thực hiện.

Ví dụ: Kiểm toán viên theo dõi quy trình kiểm tra thực tế do doanh nghiệp tự triển khai. Tiến hành công tác tại hiện trường doanh nghiệp đang quản lý và vận hành để có cái nhìn khách quan và chính xác về cơ sở kỹ thuật hạ tầng và tình hình hoạt động doanh nghiệp.

Nếu toàn bộ được triển khai và thực hiện đúng cách, thì phương pháp này mang lại nhiều bằng chứng kiểm toán với độ tin cậy cao cho kiểm toán viên. Tuy nhiên, phương pháp Quan sát này phán ảnh kết quả cũng chưa đầy đủ, vì vậy các kiểm toán viên cần vận dụng linh hoạt với các phương pháp khác.

Phương Pháp Kiểm Tra

Phương pháp Kiểm tra là một kỹ thuật kiểm tra hàng loạt các bằng chứng kiểm toán như: sổ kế toán, hóa đơn, báo cáo tài chính, tài sản hiện thực…Đây là quy trình khai thác và so sánh với các tài liệu, hồ sơ hữu hình trong doanh nghiệp kiểm toán. Phương pháp Kiểm tra được áp dụng cho báo cáo tài chính, phiếu nhập xuất kho, hóa đơn thanh toán…

Phương Pháp Kiểm Tra

Có 2 cách để kiểm toán viên áp dụng nếu muốn thực hiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán:

Cách 1: Dựa trên tài liệu hồ sơ có sẵn, kiểm toán viên tiếp tục thu thập dữ liệu khác để bổ trợ cho kết luận cuối cùng.

Cách 2: Xem xét các tài liệu từ lúc phát sinh. Sau đó, tiến hành triển khai theo hai góc độ, một là kiểm tra ngược chứng từ gốc, thứ hai là phản ánh ngay trên sổ kế toán.

Phương Pháp Điều Tra

Đây là cách kiểm tra, khai thác thông tin từ những cá thể có sự hiểu biết với các đơn vị được kiểm toán. Phương pháp này được tiến hàng bằng việc phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp Điều tra giúp kiểm toán viên có được những tài liệu khác nhằm tăng độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán trước đó. Phương pháp này được thực hiện 3 bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm toán viên phải nắm rõ các đối tượng cần phỏng vấn và các thông tin cơ bản của cuộc phỏng vấn (thời lượng, mục tiêu…)

  • Bước 2: Nêu rõ lý do phỏng vấn, ghi chép kỹ các kết quả và yêu cầu đối tượng được phỏng vấn ký cam kết về những gì họ cung cấp là hoàn toàn đúng.

  • Bước 3: Kiểm toán viên đưa ra bản báo cáo tóm tắt cuối cùng về những gì đã ghi chép được liên quan đến bằng chứng kiểm toán.

Phương Pháp Xác Nhận

Mục đích của phương pháp này là xác thực lại những gì được hiện ra trong hệ thống hồ sơ kế toán. 

Phương Pháp Tính Toán

Phương pháp Tính toán: Xem xét, xác minh về góc nhìn khách quan với các bằng chứng kiểm toán được hiển thị trên hóa đơn, sổ kế toán, sổ sách chứng từ, các báo cáo giải trình… thay vì thực hiện thống kế độc lập và đo lường của kiểm toán viên. Ví dụ như, tính toán lại những tài liệu đã được xác nhận.

Phương Pháp Tính Toán

Ý Nghĩa Của Bằng Chứng Kiểm Toán

Bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ sở cho mục đích xem xét, pháp lý, thẩm định về chất lượng hoạt động của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán cho các công ty kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm toán Nhà nước.

Nhà quản lý thực hiện giám sát đối với những kiểm toán viên tiến hàng cuộc kiểm toán hoặc do cơ quan tư pháp giám sát chủ thể kiểm toán. 

Kết Luận Về Bằng Chứng Kiểm Toán

Mọi thông tin trên là những gì mà Việt Úc – Viet Australia cung cấp về bằng chứng kiểm toán. Toàn bộ nội dung trên đều được dựa vào các quy định pháp luật hiện hành và pháp lý liên quan đến bằng chứng kiểm toán. Nếu bạn có những thắc mắc nào cần được giải đáp về pháp lý của bằng chứng kiểm toán hoặc về dịch vụ liên quan, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 084 8 77 07 77. Mọi thắc mắc đều được hỗ trợ giải đáp miễn phí!

vietaustralia

Công Ty Kiểm Toán Việt Úc

Kiểm toán Việt Úc là đơn vị chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài. Kiểm toán Việt Úc hội tụ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán bao gồm các CPA Việt Nam, CPA Úc, và các nhân sự cấp cao từ Big4 như PwC, Deloitte…