Bản vẽ cơ khí là gì? Tiêu chuẩn cơ bản của bản vẽ gia công cơ khí?
Bản vẽ cơ khí là gì? Tiêu chuẩn cơ bản của bản vẽ gia công cơ khí?
Bản chất bản vẽ cơ khí chính là bản vẽ kỹ thuật được ứng dụng trong ngành được các kỹ sư thể hiện, mô tả chi tiết hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật,…của các vật thể.
Bản vẽ cơ khí đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với lĩnh vực cơ khí nói riêng và ngành thi công thiết kế xây dựng nói chung. Đây cũng chính là giải pháp tuyệt vời để đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công cùng với chi phí xây dựng tối ưu nhất. Vậy bản vẽ cơ khí là gì? Tiêu chuẩn cơ bản của bản vẽ gia công cơ khí? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi lý giải tường tận dưới đây. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Bản vẽ cơ khí là gì?
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bản vẽ cơ khí, phân loại bản vẽ cơ khí. Mong rằng kiến thức liên quan đến bản vẽ cơ khí sẽ hữu ích đối với quý bạn đọc.
Khái niệm bản vẽ cơ khí
Bản vẽ cơ khí còn được gọi là bản vẽ kỹ thuật, mô phỏng chi tiết hình dáng, vật liệu xây dựng, kích thước và một số đặc tính kỹ thuật của các vật thể cần thi công thiết kế. Các nhà kỹ sư cơ khí cần tính toán thật kỹ lưỡng, chi tiết và tỉ mỉ để phác thảo ra ý tưởng xây dựng phù hợp với nhu cầu của gia chủ.
Nếu xét về đặc điểm cấu tạo thì bản vẽ cơ khí bao gồm các hình biểu diễn, số liệu kích thước cụ thể, kỹ thuật thi công cho từng hạng mục của công trình. Tất cả các vấn đề này sẽ được kỹ sư cơ khí thống nhất theo một tỷ lệ nhất định nhằm mang lại công trình đảm bảo và bền lâu nhất.
Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng thiết kế thì bản vẽ cơ khí( bản vẽ kỹ thuật) được áp dụng phổ biến với 2 dạng là bản vẽ 2D, bản vẽ 3D. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và khoa học kỹ thuật thì mẫu bản vẽ cơ khí 3D sắc nét đã chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thậm chí đang dần thay thế các mẫu bản vẽ 2D truyền thống.
Phân loại bản vẽ cơ khí
Dựa vào hình chiếu, chức năng hay ứng dụng mà chúng ta có thể phân loại bản vẽ cơ khí thành rất nhiều loại khác nhau. Thế nhưng, phổ biến cũng như áp dụng nhiều nhất vẫn là bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp, bản vẽ tháo rời, bản vẽ sơ đồ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé.
– Bản vẽ chi tiết: Đây là mẫu bản vẽ tổng thể công trình. Dựa vào bản vẽ chi tiết mà chủ đầu tư có thể hình dung ra phương án lắp ráp, sửa chữa.
– Bản vẽ lắp ráp: Mô phỏng hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc nhóm bộ phần liên quan nào đó để cung cấp những số liệu cần thiết trong quá trình lắp ráp. Mẫu bản vẽ lắp ráp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế.
– Bản vẽ tháo rời: Mẫu bản vẽ tháo rời được thiết kế theo không gian 3 chiều và mô phỏng đúng vị trí lắp ráp. Đây cũng được xem là tài liệu để giải thích, trình bày đối với những khách hàng không chuyên về lĩnh vực kỹ thuật.
– Bản vẽ sơ đồ: Đây là mẫu bản vẽ phẳng bao gồm nhiều ký hiệu đặc biệt nhằm thể hiện rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống máy móc. Cụ thể như: sơ đồ mạch điện, sơ đồ điều khiển, cơ cấu nguyên lý hoạt động.
Vai trò của bản vẽ
Trong lĩnh vực sản xuất cơ khí gồm rất nhiều phân đoạn khác nhau nhằm đảm bảo những yêu cầu và tiêu chí về chất lượng nhất định. Muốn hoàn thành tất quá trình trình cần phải có bản vẽ cơ khí chuẩn chỉnh nhất. Nó nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm định chất lượng cũng như độ chính xác trong quá trình thi công thiết kế. Hơn nữa, còn giúp cho quá trình lắp ráp trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Đặc biệt, dựa vào bản vẽ cơ khí mà quá trình kiểm định sản phẩm sau khi hoàn thành xong cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt còn giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Yêu cầu cần thiết với bản vẽ cơ khí là gì?
Muốn có được bản vẽ cơ khí đúng kỹ thuật và chuẩn chuyên gia cần đáp ứng đầy đủ về kích thước, hình dạng, vật liệu sử dụng. Khả năng sai số cho phép không vượt quá mức quy định trên từng hạng mục cụ thể.
Dựa vào bản vẽ cơ khí khách hàng cũng có thể đọc được một số kích thước, cấu tạo, chức năng và vật liệu chế tạo. Cũng bởi những vai trò nổi bật ở trên mà việc thiết kế bản vẽ cơ khí cực kỳ cần thiết và quan trọng.
Tiêu chuẩn cần có đối với bản vẽ gia công cơ khí
Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của bản vẽ gia công cơ khí. Tất nhiên, bản vẽ cơ khí cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn quan trọng dưới đây.
– Độ chính xác tuyệt vời: Phải có sự tính toán thật kỹ lưỡng, chi tiết, tỉ mỉ về quy trình cũng như thiết kế.
– Phải có sự đồng nhất về cấu tạo trên máy móc: Các mối lắp ráp cần có sự phối hợp ăn ý với nhau để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Tất cả các bộ phận cần phải xây dựng theo một quy ước tiêu chuẩn.
– Thể hiện rõ đặc điểm cấu tạo, hình dáng.
– Tỷ lệ sai số ít và nằm trong mức độ an toàn.
– Giúp người sử dụng có được cái nhìn tổng quát về cấu tạo, hình dáng, chức năng. Đồng thời, họ còn nắm được tiết độ hoàn thiện, chất lượng sản phẩm và có tuân thủ theo đúng quy trình hay không.
Như vậy, bản vẽ cơ khí cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố ở trên mới được đánh giá là chất lượng và có tính ứng dụng cao. Dựa vào bản vẽ cơ khí để chế tác ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng tuyệt vời và dễ dàng sử dụng. Những người thiết kế bản vẽ cơ khí phải có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng và am hiểu tường tận một lĩnh vực liên quan đến cơ khí. Chỉ có như vậy với thiết kế ra mẫu bản vẽ chất lượng nhất.
Các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí
Đối với bản vẽ lắp ráp hay mẫu bản vẽ tách rời các bộ phận, chi tiết cấu tạo cũng khi đọc các kí hiệu trong bản vẽ cơ khí cần phải trải qua 4 bước quan trọng dưới đây.
– Bước 1: Tìm hiểu những thông tin quan trọng và cần thiết về bản vẽ.
– Bước 2: Phân tính một số hình ảnh minh họa, kích thước, hình trạng trên bản vẽ.
– Bước 3: Nghiên cứu bản vẽ về các thông số, kỹ hiệu riêng biệt.
– Bước 4: Kiểm tra chi tiết từng bộ phận.
Thế nhưng, đối với những bản vẽ chế tạo thì việc đọc các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí phức tạp hơn rất nhiều. Muốn nắm vững một số kí hiệu trong bản vẽ thì bạn cần phải tuân thủ theo các bước dưới đây.
– Bước 1: Tiến hành đọc khung tên bản vẽ cơ khí.
– Bước 2: Đọc và phân tích kỹ lượng một số hình dáng, cấu tạo và chức năng riêng biệt.
– Bước 3: Đọc và phân tích chi tiết một số thông tin liên quan đến kích thước.
– Bước 4: Tiến hành xác định độ nhám trên bề mặt sản phẩm.
– Bước 5: Đọc một số yêu cầu và lưu ý quan trọng về kỹ thuật.
– Bước 6: Dựa vào bản vẽ cơ khí để hình dung ra kiểu dáng chi tiết, các bước tiến hành lắp ráp, tháo rời trong quá trình chế tạo, phương pháp gia công và biện pháp công nghệ.
Như vậy, muốn đọc được các ký hiệu chi tiết trong bản vẽ cơ khí thì bạn nên trang bị cho bản thân nhiều kiến thức quan trọng, sự am hiểu nhất định.
Tham khảo bài viết:
– Cách đọc bản vẽ thiết kế chuẩn như kiến trúc sư.
Mong rằng với những chia sẻ hữu ích ở trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề: Bản vẽ cơ khí là gì? Tiêu chuẩn cơ bản của bản vẽ gia công cơ khí? rồi chứ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.