Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không? Khi nào làm lại công bố?

Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không? Khi nào phải làm lại bản công bố sản phẩm? Có bắt buộc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau khi công bố không?

==> Đây là những câu hỏi mà ISOHA nhận được từ rất nhiều Khách hàng đã và đang làm hồ sơ công bố sản phẩm hiện nay.

Thông tin này rất quan trọng, ngoài việc giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định, tránh trường hợp bị phạt không đáng có. Còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Và tái đăng ký bản công bố theo các trường hợp quy định của pháp luật.

Để trả lời đầy đủ những vấn đề còn vướng mắc trên. ISOHA xin phép cung cấp thông tin và giải thích rõ theo bài viết dưới đây. Mời Quý khách hàng cùng tìm hiểu!

Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không

1. Căn cứ pháp lý xác định bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không?

Thời hạn bản tự công bố sản phẩm được xác định dựa trên Nghị định mới nhất về An toàn thực phẩm. Đó là Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

  • Nghị định 15 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

  • Nghị định 15 được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2018.

  • Nghị định 15 này đã thay thế: Nghị định 38/2012/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

1.1 Giải đáp câu hỏi: Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không?

➦ Trước đây (Theo quy định cũ Nghị định 38)

Trước đây, dù là thực phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu thì hiệu lực bản công bố sản phẩm được quy định như sau:

– 05 năm đối với sản phẩm của đơn vị có một trong các chứng chỉ tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.

– 03 năm đối với sản phẩm của đơn vị không có một trong các chứng chỉ trên.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ tục gia hạn lại bản công bố sản phẩm sau thời hạn quy định trên. (Trong trường hợp nếu muốn tiếp tục phân phối lưu hành sản phẩm đó trên thị tường).

➦ Hiện nay (Theo quy định mới Nghị định 15)

Tuy nhiên, kể từ ngày 02/02/2018 khi Nghị định 15 được áp dụng đã chính thức bãi bỏ quy định về thời hạn hiệu lực của bản công bố sản phẩm.

Theo quy định mới (Nghị định 15) thì bản công bố sản phẩm sẽ không quy định về thời hạn. (Cũng đồng nghĩa là sẽ có thời hạn vĩnh viễn). Tức là doanh nghiệp chỉ cần đăng ký công bố sản phẩm một lần duy nhất. Và không cần phải đăng ký để gia hạn lại.

Doanh nghiệp có thể tham khảo Công văn 2092/ATTP-SP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế: Hướng dẫn thực hiện Nghị định 15. Trong công văn có ghi rõ Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không. (Tại mục số 1).

công văn 2092 attp cục an toàn thực phẩm bộ y tế hướng dẫn thực hiện nghị định 15 2018
công văn 2092 cục an toàn thực phẩm bộ y tế hướng dẫn thực hiện nghị định 15 2018

Công văn 2092/ATTP-SP của Cục ATTP – BYT Quy định thời hạn bản Tự công bố sản phẩm.

Các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận công bố hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP trước 02/02/2018. ==> Chỉ được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Nghị định 15 ra đời đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Giản lược các thủ tục hành chính rườm rà và tiết kiệm chi phí công bố sản phẩm. Bên cạnh đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn chất lượng của sản phẩm của đơn vị mình.

1.2 Lưu ý quan trọng

Trước khi đăng ký công bố sản phẩm thì doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thương hiệu độc quyền hoặc logo, bao bì sản phẩm. Vì một khi sản phẩm khi được công bố và bán ra thị trường thì rất dễ bị các đối tượng khác đánh cắp, làm giả nhãn hiệu nếu chưa được đăng ký bảo hộ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Thời gian vừa qua, ISOHA gặp rất nhiều trường hợp khi đưa sản phẩm ra thị trường rồi mới liên hệ ISOHA để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Nhưng điều đáng tiếc là đã bị đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu đó đăng ký với Cục SHTT trước. Nếu Cục đã cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho đơn vị đó rồi thì thực sự vấn đề sẽ rất nghiêm trọng. Vì rất khó để chứng minh quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vốn dĩ là của mình.

==> Xem thêm:

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền PHÍ RẺ NHẤT hiện nay

Dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc gây nhằm lẫn cần phải biết

Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhằm lẫn (chi tiết, dễ hiểu)

2. Khi nào phải làm lại bản tự công bố sản phẩm?

Trường hợp 1
Trường hợp 2

Sản phẩm có sự thay đổi 1 trong 3 yếu tố sau:

  • Tên sản phẩm.

  • Xuất xứ (Nhà sản xuất).

  • Thành phần sản phẩm.

Các trường hợp có sự thay đổi khác.

➞ Phải làm lại bản công bố sản phẩm như ban đầu.

Làm văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi đến cơ quan chức năng. (Không cần làm lại bản công bố).

Ngay sau khi gửi thông báo, doanh nghiệp được phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

3. Có bắt buộc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau khi công bố không?

Cũng tương tự với thắc mắc về Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không, thì ISOHA cũng nhận được nhiều câu hỏi của Khách hàng về việc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau khi công bố.

Cụ thể các câu hỏi như: Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm có thời hạn bao lâu? Có bắt buộc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau khi công bố không?

ISOHA phản hồi:

Theo quy định mới (Nghị định 15) doanh nghiệp không bắt buộc phải kiểm nghiệm định kỳ cho sản phẩm sau khi công bố nữa.

Tuy nhiên có 2 điều cần lưu ý:

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm trước khi đăng ký công bố sản phẩm phải còn thời hạn trong 12 tháng.

  • Mặc dù quy định không yêu cầu kiểm soát chất lượng định kỳ nhưng việc kiểm nghiệm sản phẩm là rất cần thiết và cần tự giác thực hiện. Kiểm nghiệm định kỳ giúp đảm bảo sản phẩm luôn an toàn, kiểm soát được các mối nguy hại về vật lý, hóa học và sinh học hoặc các hóa chất không mong muốn. Nếu trong thời gian dài mà sản phẩm không được kiểm tra chất lượng định kỳ sẽ có thể dẫn đến những vi phạm về an toàn thực phẩm. Từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Buộc thu hồi sản phẩm, bị người tiêu dùng khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và mất vị trí trên thị trường cạnh tranh.

4. Hiểu rõ về Tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm là thủ tục mà doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm do đơn vị mình sản xuất ra hoặc nhập khẩu kinh doanh với cơ quan chức năng. Cơ quan sẽ tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ.  Tiếp đó sẽ đăng tải các thông tin về: tên doanh nghiệp, địa chỉ, tên các sản phẩm, ngày công bố lên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Theo hình thức tự công bố sản phảm này thì doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin sản phẩm, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm mà đơn vị mình đã công bố.

5. Đối tượng nào phải Tự công bố sản phẩm?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ- CP, đối tượng tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn. (Ví dụ: bánh kẹo, sữa, rượu vang, nước uống đóng chai,…)

  • Phụ gia thực phẩm.

  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. (Ví dụ: Gói hút ẩm, bột trợ lọc, dung dịch rửa thực phẩm rau củ quả thịt cá,…)

  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm. (Ví dụ: Tô, chén, dĩa, ly,…)

  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. (Ví dụ: màng bọc thực phẩm, giấy bạc, túi giấy đựng bánh,…)

6. Hồ sơ Tự công bố sản phẩm gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký Tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP. (Mẫu số 01 – Phụ lục 1).

    Bản tự công bố sản phẩm theo

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm (KQKN) sản phẩm còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

✦ Lưu ý:

  • Phiếu KQKN sản phẩm phải được kiểm tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

  • Chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc tối thiểu là chỉ tiêu an toàn của sản phẩm. (Chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…).

7. Hướng dẫn cách tra cứu tự công bố sản phẩm online

==> Xem chi tiết tại bài viết:  Cách tra cứu tự công bố sản phẩm ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)

8. Thông tin dịch vụ làm công bố sản phẩm và kiểm nghiệm sản phẩm nhanh, uy tín

Hiện nay các quy định mới về an toàn thực phẩm được ban hành liên tục, bãi bỏ các quy định cũ. Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng của dịch vụ tư vấn giấy phép là phải cập nhật thường xuyên. Nhằm đảm bảo chính xác thủ tục đăng ký.

Nghiên cứu các thủ tục pháp lý là việc quan trọng và không đơn giản đối với những ai chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp luôn bận rộn với những chiến lược hoạt động kinh doanh sản phẩm của mình.

Bằng tất cả sự thấu hiểu, kinh nghiệm, tận tâm của mình. ISOHA luôn mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục kiểm nghiệm sản phẩm, công bố sản phẩm. Để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường kinh doanh.

8.1 Quy trình ISOHA thực hiện tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

quy trình isoha thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và công bố sản phẩm

Không chỉ là đối tác, ISOHA còn là người bạn đồng hành. Luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tất cả vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ở mọi nơi và mọi thời điểm, ISOHA đều luôn sẵn sàng hỗ trợ.

8.2 Những ưu điểm khác biệt chỉ có tại ISOHA

  • Chi phí công bố sản phẩm RẺ NHẤT. ==> Liên hệ ngay ISOHA để được nhận báo giá ưu đãi nhất.

  • Cam kết KHÔNG PHÁT SINH CHI PHÍCAM KẾT KẾT QUẢ Khách hàng sẽ nhận được theo đúng quy định. Đảm bảo cho Khách hàng kinh doanh thuận lợi và hợp pháp.

  • Chất lượng hồ sơ TỐT NHẤT: Như đã trình bày trên đây, ISOHA luôn cập nhật những quy định pháp luật mới nhất để đảm bảo hồ sơ được chính xác. Cam kết Khách hàng kinh doanh một cách hợp pháp trên thị trường.

  • Thời gian là NHANH NHẤT:

    • Thời gian kiểm nghiệm: 3 ngày.

    • Thời gian công bố sản phẩm: 1 ngày. 

      (ISOHA hỗ trợ LÀM NHANH MIỄN PHÍ và cam kết không thu thêm bất kỳ chi phí nào khác).

  • Dịch vụ tư vấn và giao nhận hồ sơ TẬN NHÀ. Khi làm việc cùng ISOHA, chúng tôi cam kết Khách hàng không phải đi lại bất kỳ lần nào cả.

  • Hỗ trợ TƯ VẤN MIỄN PHÍ các thủ tục liên quan trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm.

  • Chính sác HẬU MÃI TỐT NHẤT. ISOHA luôn có chính sách hậu mãi giảm giá cho các dịch vụ giấy phép đăng ký tiếp theo.

==> Xem thêm:

Tự công bố sản phẩm nhập khẩu theo NĐ15: Đầy đủ, dễ hiểu, các lưu ý

Tự công bố sản phẩm, hồ sơ và quy định mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP

11 đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP (cập nhật mới)

Trên đây là những thông tin giải đáp cho những câu hỏi: Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không? Khi nào phải làm lại bản tự công bố sản phẩm? Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm có bắt buộc không?

ISOHA hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc về vấn đề kiểm nghiệm, công bố sản phẩm. Hoặc các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay ISOHA qua thông tin bên dưới để được tư vấn nhanh và hỗ trợ tốt nhất.

Xin chân thành cám ơn! Trân trọng ./.

ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5