Bản quyền là gì? Quyền tác giả có khác với bản quyền không?

Bản quyền là gì? Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả có khác với bản quyền không? Bản quyền và quyền tác có phải là hai khái niệm đồng nhất không?

    Bản quyền là thuật ngữ được nhắc đến trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Trong đó, Pháp luật nước ta sử dụng thuật ngữ Quyền tác giả để nói đến các quyền cụ thể. Các quyền này được thế giới rất xem trọng, bởi nó thể hiện giá trị của sáng tạo, nghệ thuật. Qua đó mang đến ý nghĩa của nghiên cứu, phát minh hay sáng tạo trong năng lực, trình độ của con người. Vậy trên thực tế, quyền tác giả và bản quyền có khác nhau không, có phải hay phương diện khác nhau không?

    Căn cứ pháp lý: 

    – Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2019).

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    1. Bản quyền là gì?

    Bản quyền không cần đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác giả đương nhiên có được bản quyền đối với tác phẩm của mình. Bản quyền này thuộc về tác giả nếu tác phẩm được lưu giữ lại ít nhất một lần trên một phương tiện lưu giữ nào đó.

    Việc đăng ký bản quyền sẽ được sử dụng để chứng minh chủ sở hữu hợp pháp khi có tranh chấp với bên thứ 3 liên quan đến quyền sở hữu. Khi đó, tác giả có căn cứ bảo vệ quyền lợi, được bảo vệ về mặt pháp lý.

    Trong trường hợp không nắm rõ quy định pháp luật, các tranh chấp có thể phát sinh. Khi đó, rất khó để tác giả có thể chứng minh được tác phẩm là sản phẩm của mình.

    Xem thêm: Vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?

    2. Quyền tác giả là gì?

    Quyền tác giả hay tác quyền (copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Theo quy định trong pháp luật nước ta, thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ pháp lý. Qua đó xác định các quyền đối với tác phẩm của họ theo quy định pháp luật, có thể được hiểu là bản quyền.

    Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm). Ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Như vậy nó cũng đồng nhất với cách hiểu về bản quyền đối với các tác phẩm.

    Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Đặc biệt là xác định chủ thể có quyền quản lý, sử dụng cũng như khai thác các giá trị lợi ích trên tác phẩm. Quyền tác giả cũng được đảm bảo nếu có tranh chấp phát sinh.

    Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Các tiêu chí này giúp quyền lợi của tác giả và ý nghĩa giá trị của tác phẩm được công nhận. Tính sáng tạo, các ý tưởng mới được tác giả triển khai trên thực tế.

    Xem thêm: Đăng ký bản quyền bài hát do mình sáng tác

    3. Quyền tác giả có khác với bản quyền không?

    Thực tế hiện nay, bản quyền và quyền tác giả đều được dùng chung và không có bất cứ sự khác biệt nào. Đây là cách sử dụng của nhiều quốc gia trên thế giới khi xây dựng luật, trong đó có Việt nam. Vậy bản quyền và quyền tác có phải là hai khái niệm đồng nhất không?

    Pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau:

    Trước tiên, có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau. Cơ bản đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả…. Từ đó cho thấy các quyền lợi cơ bản của tác giả đối với các tác phẩm họ sáng tạo ra.

    Nhưng trên thực tế, có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả, một số nước khác lại sử dụng thuật ngữ bản quyền. Từ đó mang đến các thuật ngữ pháp lý khác nhau để điều chỉnh đối với các quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

    + Quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law).

    + Trong khi đó bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).

    Đây là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, do quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống này khác nhau. Chính những quan niệm này dẫn đến một số nội dung tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng nội hàm của các từ này lại không đồng nhất. Từ đó mang đến cho ta nhiều cách hiểu trên thực tế khi nghiên cứu pháp luật.

    Các khác biệt cơ bản:

    Theo đó, dù đều là các khái niệm để chỉ về các quyền đối với tác phẩm nhưng giữa bản quyền và quyền tác giả vẫn có những khác biệt nhất định. Các quốc gia có cách tiếp cận, triển khai và thống nhất về quyền lợi cụ thể cho quyền tác giả hay bản quyền.

    – Quyền tác giả:

    – Nói ngắn gọn, các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả. Việc sử dụng thuật ngữ này xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm.

    Pháp luật cũng chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

    Nhấn mạnh các ý nghĩa của tác giả đối với hoạt động sáng tạo, mang đến sản phẩm có giá trị.

    – Bản quyền:

    – Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

    Khi đó, các chủ thể thực hiện quản lý, sử dụng cũng như khai thác tác phẩm đều được bảo hộ. Họ có thể là tác giả hoặc chủ thể có quyền theo quy định pháp luật.

    Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại. Do đó các mục đích sử dụng thuật ngữ bản quyền nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả. Do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng. Bản quyền được nhìn nhận, tiếp cận rộng hơn đối với các chủ thể có quyền.

    Tuy nhiên, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn. Các thuật ngữ này cũng không quá khác biệt nhau về đối tượng, cách hiểu và áp dụng thực tế. Do đó để thống nhất, pháp luật các quốc gia phải lựa chọn một thuật ngữ sẽ sử dụng để xây dựng quy phạm pháp luật.

    Pháp luật Việt Nam:

    Hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là quyền tác giả.