Bán hàng là gì? Khái niệm, Vai trò và 13 hình thức bán hàng phổ biến
4.7/5 – (8 bình chọn)
Khái niệm bán hàng là gì? Thuật ngữ bán hàng được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, tuy nhiên khi xem xét trên nhiều góc độ thì ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có cách nhìn nhận cũng khác nhau. Cùng Luận Văn 24 tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm của bán hàng cũng như các hình thức bán hàng phổ biến hiện nay.
1. Khái niệm bán hàng là gì?
Bán hàng là một hoạt động giao tiếp mà trong đó người bán tìm hiểu, khám phá nhu cầu hoặc làm phát sinh nhu cầu của người mua đồng thời khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng lợi ích của sản phẩm nhằm thỏa mãn quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của cả hai bên.
-
Định nghĩa trên thể hiện rằng cả hai bên người mua và người bán đều có lợi trong thương vụ ấy và nhấn mạnh việc bán hàng là cả một chuỗi hoạt động và các quan hệ.
-
Bán hàng là quá trình tác động một cách chủ động để sản phẩm đến nơi tiêu dùng, đem lại niềm tin cho khách hàng, đem sản phẩm đến khách hàng làm khách hàng vừa lòng, giúp khách hàng nhận biết và sử dụng sản phẩm và đem lại lợi ích cho công ty để hai bên cùng thắng (win-win).
Bên cạnh đó khái niệm bán hàng là gì? sẽ có những sự khác nhau theo từng góc độ. Và dưới đây là 1 số góc độ bạn nên biết.
1.1. Dưới góc độ kinh tế
Bán hàng là hoạt động nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa (thay đổi hình thái từ hàng sang tiền) trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng, nhờ đó người sản xuất (hay người bán) đạt được các mục tiêu của mình.
1.2. Dưới góc độ hoạt động thương mại
-
Khái niệm bán hàng là một móc xích trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bán hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
-
Hay nói cách khác, bán hàng là một mặt của hành vi thương mại -mua bán hàng hóa-theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên.
1.3. Bán hàng với tư cách là một chức năng (chức năng tiêu thụ sản phẩm)
-
Bán hàng là một bộ phận hữu cơ của hoạt động kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
-
Ở đây, bán hàng là một khâu trong hệ thống kinh doanh có nhiệm vụ và có các yếu tố tổ chức tương đối độc lập nhưng liên quan chặt chẽ với các chức năng khác. Công việc bán hàng được tổ chức như là một quá trình từ việc thiết lập mục tiêu đến việc thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu bán hàng.
1.4. Bán hàng với tư cách là hoạt động của các cá nhân
-
Bán hàng là một quá trình (mang tính cá nhân), trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên.
2. Phân loại bán hàng
Trong các doanh nghiệp và công ty thì thường chia ra thành 8 loại bán hàng. Đó là
2.1. Bán hàng trực tiếp
-
Bán hàng trực tiếp hay Direct Sellling
-
Đây là kiểu bán hàng truyền thống nhất
-
Người bán – người cung cấp dịch vụ gặp trực tiếp người mua – khách hàng để trao đổi
2.2. Bán lẻ
-
Bán lẻ hay Retail Selling
-
Là kiểu bán hàng mà sản phẩm được bán cho người tiêu dùng sản phẩm qua các kênh phân phối như: siêu thị, shop, cửa hàng tiện lợi,…
2.3. Đại diện bán hàng
-
Hay còn gọi là Agency Selling
-
Là 1 đơn vị khác thay mặt nhà sản xuất để bán sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng
2.4. Bán hàng qua mobile
-
Hay còn được gọi là Telesales
-
Sản phẩm dịch vụ được bán qua các nhân viên tư vấn qua điện thoại cho khách hàng. Và chốt đơn luôn qua điện thoại mà không cần gặp mặt
2.5. Bán hàng tại nhà
-
Hay Door to Door Selling
-
Nhân viên bán hàng sẽ đến gặp khách hàng trực tiếp tại nhà để tư vấn về sản phẩm dịch vụ đó. Và tiến hành bán hàng trực tiếp với khách hàng
2.6. Bán hàng giữa các doanh nghiệp
-
Hay còn được gọi là B2B – Business to Business
-
Là hình thức bán hàng giữa các doanh nghiệp với nhau.
2.7. Bán hàng/ giải pháp cho nhà nước, chính phủ
-
Tên tiếng anh là Business to government selling
-
Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ hàng hóa hoặc giải pháp cao cấp bảo mật an toàn cho nhà nước và chính phủ .
2.8. Bán hàng trên internet
-
Còn được gọi là Bán hàng online hay Online Selling
-
Là hình thức tiếp thị và bán sản phẩm thông qua các trang mạng trên internet. Tiếp cận và bán hàng trực tiếp thông qua internet.
3. 13 loại hình thức bán hàng chủ yếu
Trên cơ sở những quan điểm và khái niệm trên ta có có thể nói đơn giản rằng bán hàng là một khâu của quá trình thực hiện lưu thông hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng nhiều cách. Bán hàng có hai hình thức chủ yếu nhất chính là bán buôn và bán lẻ.
3.1. 7 Hình thức bán buôn chính
Hình thức bán buôn hàng hóa bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán các hàng hóa và dịch vụ cho những người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận của khách hàng. Bán buôn được chia thành các loại hình như sau:
3.1.1. Các cơ sở bán buôn hoàn chỉnh (các trung gian thương mại)
Bao gồm ba hình thức tổ chức đặc biệt là
-
Các cơ sở bán buôn thương mại (tiến hành các dịch vụ thương mại cho người bán lẻ và người cung ứng)
-
Các nhà phân phối bán buôn công nghiệp (tiến hành bán buôn những sản phẩm hàng hóa cho người sử dụng công nghiệp là chính)
-
Các kiểu cơ sở bán buôn đặc biệt (cơ sở bán buôn chức năng hữu hạn áp dụng trong những điều kiện đặc biệt phục vụ cho những lợi ích nhất thời chiếm tỷ trọng nhỏ trong phân phối như: văn phòng môi giới thương mại bán buôn, cơ sở bán buôn thu mua…).
3.1.2. Các đại lý và môi giới bán buôn (các trung gian chức năng)
Đây là các trung gian chức năng Không sở hữu hàng hóa mà tiến hành các dịch vụ nhằm thúc đẩy việc phát triển sức bán, tiết kiệm chi phí tác nghiệp.
3.1.3. Hình thức bán buôn qua đại diện thương mại
-
Đặc điểm của công nghệ này là nhà bán buôn từ các đại diện thương mại tiếp cận trực tiếp tới các tổ chức và doanh nghiệp thương mại bán lẻ mang các mẫu hàng để giới thiệu và mời khách hàng mua hàng sau đó tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng lâu dài. Thành công hay thất bại của phương thức này phần lớn phụ thuộc vào các đại diện thương mại, vào các thông tin mà đại diện thương mại chọn lựa đối tượng mời chào, phụ thuộc vào cách trình bày và giới thiệu hàng hóa.
-
Các đại diện thương mại của nhà bán buôn phải dẫn chứng các nét nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình muốn bán, nêu được lợi ích của nó khi khách hàng có được và đưa ra những bằng cớ hiện thực chứng minh lời giới thiệu của đại diện thương mại là hoàn toàn đúng. Và nếu như các khách hàng có những phản ứng, khước từ hoặc than phiền về hàng hóa, lúc này đòi hỏi các đại diện thương mại phải chuẩn bị các lý lẽ để thương lượng với khách hàng nhằm kết thúc bán hàng.
-
Chính vì vậy, nên công nghệ này chỉ áp dụng cho các mặt hàng mới hoặc đối với một thị trường mới hoặc chỉ áp dụng cho từng thương vụ kinh doanh.
3.1.4. Hình thức bán buôn thông qua Catalogue
-
Công nghệ này có đặc điểm là những nhà bán buôn gửi catalogue tới các khách hàng trong khu vực bán lẻ, khu vực sản xuất công nghiệp hoặc tới các cơ quan khác nhằm giới thiệu các mặt hàng kinh doanh. Hình thức này thường được áp dụng cho các mặt hàng như kim hoàn, mỹ phẩm, thực phẩm và đặc sản.
-
Khách hàng chủ yếu của công nghệ này là các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất ở các khu vực thị trường lân cận.
-
Ưu điểm của công nghệ này là nó phản ánh sự hiện diện lâu dài, im lặng và chính xác, ngoài ra nó còn có ý nghĩa đối với khách hàng ở xa người bán thông qua đó giảm bớt sự cách biệt giữa người bán và người mua với vai trò cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng về thông số kỹ thuật, giá cả, hình thức thanh toán… về sản phẩm. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó thường gây nhầm lẫn cho khách hàng do không trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa.
3.1.5. Hình thức bán buôn qua hội chợ triển lãm
-
Đây là công nghệ bán mà các nhà bán buôn thương mại có thể tự tổ chức và tham gia hội chợ nhằm trưng bày mặt hàng mới, cải tiến, tiểu thủ công nghiệp… qua đó tiếp xúc với các tổ chức kinh doanh, giao dịch nhận đơn đặt hàng và ký kết mua bán.
-
Công nghệ này cho phép người ta có thể quan sát diễn biến tình thế của thị trường với sản phẩm mà họ kinh doanh, có thể tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, đối thoại với họ, nghe được những mong muốn và nhận xét của họ. Cuối cùng, nó cho phép các nhà bán buôn gặp gỡ được các nhà sản xuất sản phẩm bổ xung, những nhà tái thầu hoặc các nhà cung cấp tiềm năng.
3.1.6. Hình thức bán buôn qua đơn đặt hàng thương mại
-
Trên thực tế đơn đặt hàng này chỉ phù hợp với các khách hàng thường xuyên quen thuộc của các nhà bán buôn vì trong nội dung của đơn đặt hàng, người ta phải nêu được cụ thể hàng hóa mà họ định mua và những nội dung cần thiết để ký kết hợp đồng mua bán. Nếu nhà bán buôn chấp thuận hoàn toàn đơn đặt hàng thì họ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, nếu không thì hai bên sẽ thương lượng lại, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
-
Tất cả đều phải tuân theo một quy trình sau: Đầu tiên doanh nghiệp thương mại bán buôn nhận đơn đặt hàng sau đó xử lý đơn đặt hàng rồi thông báo kết quả xử lý đơn đặt hàng cho các khách hàng, tiếp theo là thương lượng ký kết hợp đồng mua bán, chuẩn bị các hóa đơn chứng từ hàng hóa rồi giao hàng, cuối cùng thanh toán và thanh lý hợp đồng mua bán.
3.1.7. Hình thức bán buôn qua đại lý đặc quyền
-
Đây là một giao kèo mang tính hợp pháp xác định giữa chủ quyền và đại lý đặc quyền trong đó chỉ rõ nghĩa vụ và đặc quyền của mỗi bên. Một nhà đại lý độc quyền có thể đại diện cho hai hoặc nhiều nhà chủ quyền có các mặt hàng mang tính chất bổ sung cho nhau. Sự thỏa thuận giữa nhà chủ quyền và đại lý đặc quyền được thiết lập bằng văn bản trong đó qui định giá, khu vực hoạt động, việc bảo hành, thể thức xử lý đơn đặt hàng và mức hoa hồng.
-
Đại lý đặc quyền chỉ được bán hàng trong phạm vi lãnh thổ qui định bởi nhà chủ quyền. Họ sử dụng hình thức này khi không có lực lượng bán riêng ở từng địa phương, để mở rộng khu vực hoạt động mới hoặc để đại diện cho nhà đặc quyền ở những nơi mà họ chưa có năng lực bán thường xuyên.
-
Tóm lại, với các hình thức bán buôn đa dạng trong hoạt động bán buôn các nhà sản xuất, các DN có nhiều cách thức để lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực mà mình có và phù hợp với mục tiêu đã định.
3.2. 6 Hình thức bán lẻ phổ biến
Bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, không mang tính thương mại. Các hình thức bán lẻ của doanh nghiệp thương mại gồm:
3.2.1. Hình thức bán hàng truyền thống (cổ điển)
-
Mọi công việc bán và phục vụ khách hàng đều do nhân viên bán thực hiện, từ tiếp khách, xác định nhu cầu của họ đến bao gói, tính tiền và giao hàng.
-
Ngoài ra, nhân viên bán hàng còn thực hiện một số nhiệm vụ như giới thiệu hàng hóa, hướng dẫn khách hàng trong việc chọn hàng và chuẩn bị hàng hóa để giao.
-
Nơi công tác được ngăn cách giữa khách hàng và hàng hóa, khách hàng không được tự do đi lại tiếp xúc với hàng hóa.
-
Công nghệ này thường được áp dụng với tất cả các loại hàng hóa, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản thực phẩm có giá trị cao và những mặt hàng tiêu thụ tương đối chậm.
-
Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là lực lượng lao động trong quá trình bán đông mà năng suất thấp, thời gian mua sắm của khách hàng bị kéo dài, bị lệ thuộc vào người bán nên sự thỏa mãn nhu cầu không cao.
3.2.2. Hình thức bán hàng tự phục vụ
-
Đặc điểm của công nghệ này là hàng hóa được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng, được trưng bày để ngỏ ở các giá trưng bày và khách hàng sẽ chủ động trực tiếp tiếp cận hàng hóa mà mình định mua dưới sự định hướng gián tiếp hoặc trực tiếp của người bán.
-
Với hình thức bán hàng này sẽ không có nhân viên giao hàng, khách hàng lựa chọn trên các giá hàng cho vào giỏ hoặc xe đẩy sau đó trả tiền tại quầy thu ngân được đặt ở lối ra vào của cửa hàng.
-
Đặt biệt là không có sự phân biệt giữa diện tích dành cho khách và diện tích của người bán hàng (phòng bán hàng).
3.2.3. Hình thức bán hàng qua máy bán hàng tự động
-
Là phương pháp sử dụng tự động thực hiện hai chức năng: nhận tiền và xuất hàng.
-
Ưu điểm của công nghệ này là thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng ở mọi lúc, mọi nơi, ít có hàng hỏng nhưng giá bán hàng hóa đối với công nghệ này thường đắt hơn từ 15%-20% so với công nghệ bán khác vì chi phí đặt hàng hóa vào nhiều máy trên địa bàn rộng, máy bị hỏng thường xuyên, rủi ro, mất cắp.
3.2.4. Hình thức bán hàng qua bưu điện
-
Phương pháp này phần lớn sử dụng điện thoại để chào mời khách hàng. Người bán sử dụng điện thoại vừa để mời khách hàng mua bán hàng hóa, vừa để quản lý nợ nần, kiểm tra hàng tồn kho, giao hàng cho khách hàng và thực hiện một số dịch vụ sau bán.
-
Ưu thế của công nghệ này là đạt hiệu quả cao và nhanh chóng trong kinh doanh, nâng cao trình độ văn minh và hiệu quả phục vụ khách hàng.
-
Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi mức sống của người dân phải cao, phù hợp với các quốc gia đã phát triển.
3.2.5. Bán hàng qua hội chợ
-
Hình thức này hiện nay rất phổ biến ở nước ta.
-
Mục đích nguyên thủy của hội chợ triển lãm là giúp DN tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
-
Tuy nhiên, các nhà sản xuất, kinh doanh thương mại còn sử dụng hình thức này như là nơi để mở rộng bán lẻ, tăng doanh thu.
3.2.6. Bán hàng trên mạng Internet
-
Đây là hình thức bán hàng hiện đại nhất hiện nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Không cần những quầy hàng ở địa điểm cụ thể, người mua chỉ cần lựa chọn loại hàng hóa mà họ thích trên mạng Internet sau đó trả tiền qua thẻ tín dụng hoặc một tài khoản ở ngân hàng.
-
Những hình thức này chỉ phù hợp với các quốc gia có mức sống phát triển.
viết thuê luận văn tại Luận Văn 24 – Đơn vị với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành, Với cam kết sẽ mang tới cho bạn sản phẩm chất lượng nhất từ đó đạt được thành tích tốt nhất.
Nếu Bạn đang gặp khó khăn với bài luận (đại học, cao học) của mình về những chủ đề liên quan đến Bán hàng là gì? Mà Quỹ thời gian của bạn lại hạn hẹp khiến bạn không thể đảm bảo hoàn thành tốt nhất bài luận của mình? Hãy tham khảo ngay việctại Luận Văn 24 – Đơn vị với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành, Với cam kết sẽ mang tới cho bạn sản phẩm chất lượng nhất từ đó đạt được thành tích tốt nhất.
4. Vai trò của hoạt động bán hàng
Bản chất của bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền. Bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với cả khách hàng, doanh nghiệp và cả xã hội
4.1. Bán hàng là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
-
Đặc điểm nổi bật của nền sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra là để trao đổi, mua bán, vì vậy trao đổi đã xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất hàng hoá. Bán hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định, là khâu cuối cùng có tính chất quyết định của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
-
Như vậy, hoạt động bán hàng có tầm quan trọng đặc biệt với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Nếu càng mở rộng hoạt động bán hàng có hiệu quả, mở rộng hoạt mặt hàng, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ bán hàng thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận.
-
Do đó, vấn đề tổ chức hoạt động bán hàng là vấn đề cần được coi trọng thích đáng trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện vấn đề này cho phù hợp với cơ chế thị trường trong từng giai đoạn.
4.2. Bán hàng là khâu trung gian liên lạc thông tin giữa sản xuất và người tiêu dùng
-
Đối với các doanh nghiệp, bán hàng là khâu cuối cùng trong khâu sản xuất kinh doanh nên nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động công tác khác đều nhằm mục đích là bán được hàng hoá và chỉ có bán hàng mới thực hiện được mục tiêu trước mắt đó là lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Bán hàng là hoạt động vừa liên quan đến người sản xuất – người bán vừa liên quan đến người tiêu dùng – người mua. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có thể thu hút được đầy đủ, chính xác các thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu… của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao hơn.
-
Thực vậy khi người sản xuất bán được hàng trên thị trường có nghĩa là sản xuất của họ đã ăn khớp với nhu cầu của xã hội. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, vì nó thể hiện sự thừa nhận của xã hội về lao động của người hàng hoá là có ích, nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
-
Mặt khác hoạt động bán hàng được thực hiện thành công cho phép doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ mật thiết, có uy tín cao và tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đây chính là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
4.3. Bán hàng giúp phục vụ nhu cầu xã hội
-
Chúng ta biết rằng hàng hoá được sản xuất ra là để trao đổi, để bán, nhưng khi một hàng hoá được đem ra thị trường mua bán thì người mua và người bán quan tâm đến hàng hoá đó với những mục đích hoàn toàn khác nhau, mục đích của người bán là giá trị, họ có giá trị sử dụng nhưng họ cần giá trị.
-
Ngược lại người mua rất cần giá trị sử dụng, nhưng họ phải có một giá trị tương đương để trao đổi với người bán thì mới sở hữu được giá trị của hàng hoá. Như vậy quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về không gian và thời gian.
-
Hàng hóa được sản xuất liên tục nhưng tiêu dùng không phải lúc nào cũng liên tục. thêm vào đó, hàng hóa được sản xuất ở một nơi nhưng được bán ở nhiều nơi. Bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, giúp luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu.
-
Từ những phân tích trên ta thấy vai trò của bán hàng là không thể phủ nhận. Vì thế, công tác bán hàng cần được chú trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi khách hàng được coi là “thượng đế” thì hoạt động bán hàng phải bám sát nhu cầu thị trường với phương châm phục vụ nhu cầu của khách hàng là mục tiêu trước tiên để có thể chiếm được lòng tin của khách hàng, để thu được nhiều lợi nhuận.
5. Mấu chốt của bán hàng là gì?
Mấu chốt thật sự của bán hàng nằm ở việc những câu hỏi có thể khợi gợi được nhu cầu của khách hàng chứ không phải là những câu trả lời!
- Đây là 1 bài học đắt giá mà không phải nhà bán hàng nào cũng biết và chú trọng đến nó.
- Nó giống như việc nếu như bạn không có bất cứ 1 lợi ích nào cả thì ai sẽ là người có thể tót và giúp đỡ bạn mãi được? Chỉ khi bạn quan trọng thì mọi người mới có thể coi trọng bạn. Đó là quy luật.
- Áp nó vào bán hàng. Việc này cũng trở nên tương tự.
- Nếu như bạn không thể cho khách hàng thấy được những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng hay mua sản phẩm của bạn? Vậy thì sao họ có thể chấp nhận bỏ tiền ra ?
- Bên cạnh đó, Nếu như khách hàng không nhận ra được nhu cầu của bản thân thì bạn phải tìm cách khơi gọi ra những nhu cầu đó qua những câu hỏi. Để chính khách hàng tự ý thức và nương theo ý mà bạn muốn. Nó giông như việc bạn đang thôi miên được khách hàng của mình, biến cái suy nghĩ của bạn vào trong suy nghĩ của họ. Như vậy, nhu cầu của họ sẽ tăng cao hơn và sẽ dễ dàng đưa ra hành động mua hàng nhiều hơn.
- Xong, bạn cũng nên lưu ý, hãy thật thoải mái và chia sẻ, lắng nghe khách hàng của mình. Để thật sự thấu hiểu khách hàng và đặt mình là khách hàng, đưa cho họ những lựa chọn tốt nhất. Trở thành bạn của họ thay vì mãi mãi chăm chăm đến ý nghĩ bán hàng. Nó sẽ giúp bạn trở nên thân thiết hơn với Khách hàng và Khách hàng cũng vậy. Mối quan hệ tốt lên thì họ cũng sẽ có nhiều hơn những lựa chọn tốt cho bạn.
Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp kiến thức đầy đủ để bạn hiểu được khái niệm bán hàng là gì, vai trò của bán hàng cũng như các hình thức bán hàng phổ biến hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc hoặc cần thuê người làm tiểu luận xin liên hệ qua hotline 0988 55 2424 của Luận Văn 24 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ.
Nguồn: Luanvan24.com
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.