Bản đồ thế giới và bản đồ 6 châu lục chi tiết trên thế giới

Bản đồ thế giới là gì?

Bản đồ thế giới (hay còn gọi là bản đồ Trái Đất) là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất. Hình ảnh bản đồ thế giới hiện có chính là bản vẽ hình cầu 3D và được trải ra trên mặt phẳng 2D.

Bản đồ thế giới được vẽ thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định, dùng để diễn tả không gian, địa điểm, vị trí địa lý giữa các quốc gia, châu lục cũng như hiển thị liên quan trực tiếp đến những vị trí, khu vực xung quanh.

Bản đồ thế giới là gì

 

Giới thiệu các châu lục trên bản đồ thế giới

Hiện tại, có 7 châu lục chính trên thế giới. Hình ảnh không gian và vị trí địa lý về 7 châu lục này được diễn tả chi tiết trên bản đồ thế giới.

Châu Á: 

Châu lục này có diện tích khoảng 49.7 triệu km² với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số 7 châu lục, châu Á có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất. Dân số tại chây lục này chiếm hơn 60% tổng dân số trên toàn thế giới.

  • Quốc gia rộng nhất châu Á: nước Nga
  • Quốc gia đông dân nhất châu Á: Trung Quốc

 

Châu Âu: 

Châu Âu có diện tích khoảng 10.180.000 km² với hơn 51 quốc gia. Số lượng quốc gia ở châu lục này chưa được thống kê chính xác vì có nhiều vùng lãnh thổ trước đây là thuộc địa nhưng hiện đang tuyên bố độc lập. Bên cạnh đó, cũng có có vài quốc gia có vị trí thuộc cả lãnh thổ châu Âu và châu Á.

  • Quốc gia rộng nhất châu Âu: Ukraine
  • Quốc gia đông dân nhất châu Âu: Nga

 

Châu Phi:

Châu Phi diện tích khoảng 30.370.000 km² với hơn 54 quốc gia. Đây là châu lục đứng thứ 3 về diện tích và đứng thứ hai về dân số trong số tổng 7 châu lục trên thế giới.

  • Quốc gia rộng nhất châu Phi: Algeria
  • Quốc gia đông dân nhất châu Phi: Nigeria (Cộng hòa Liên bang Nigeria)

 

Châu Bắc Mỹ:

Châu Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.709.000 km² với 3 quốc gia lớn là Canada, Mỹ, Mexico và một vài quốc gia nhỏ, nằm tại vùng biển Caribbean.

  • Quốc gia rộng nhất châu Bắc Mỹ: Canada
  • Quốc gia đông dân nhất châu Bắc Mỹ: Mỹ

 

Châu Nam Mỹ: 

Châu Nam Mỹ có diện tích khoảng 17.840.000 km² với 12 quốc gia.

  • Quốc gia rộng nhất châu Nam Mỹ: Brazil
  • Quốc gia đông dân nhất châu Nam Mỹ: Brazil

 

Châu Úc (châu Đại Dương): 

Châu Úc có diện tích khoảng 8 7.692.000 km² với 14 quốc gia độc lập và có 16 vùng lãnh thổ thuộc các nước tư bản lớn trên toàn thế giới.

  • Quốc gia rộng nhất châu Úc: Úc
  • Quốc gia đông dân nhất châu Úc: Úc

 

Châu Nam Cực: 

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 13.660.000 km² với khoảng 2000 người. Dân số của châu lục này chủ yếu là những nhà khoa học đến nghiên cứu.

Giới thiệu các châu lục trên bản đồ thế giới

 

Bản đồ thế giới khổ lớn năm 2022

Bản đồ thế giới khổ lớn

Bản đồ thế giới khổ lớn năm 2022

Bản đồ thế giới khổ lớn 3

 

Bản đồ thế giới về các châu lục

Bản đồ châu Á

Châu Á là một trong những khu vực địa lý đáng chú ý nhất thế giới. Hiện tại, châu Á có diện tích lãnh thổ lớn nhất và có dân số đông dân nhất trên thế giới. Diện tích của châu Á là khoảng 49.7triệu km². Diện tích của lục địa này chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất và 8,7% tổng diện tích bề mặt Trái Đất.

Dân số hiện tại của châu lục này là khoảng 4.732.994.436 người (cập nhật theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc), chiếm khoảng 60% toàn bộ dân số trên thế giới. Từ lâu, lục địa này đã là nơi sinh sống của phần lớn dân số loài người, là địa điểm của nhiều nền văn minh đầu tiên.

Châu Á có ranh giới phía đông là Thái Bình Dương, phía nam là Ấn Độ Dương và phía bắc là Bắc Băng Dương và gồm 6 khu vực là: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Sự phân chia châu Á thành 6 khu vực này của Liên Hợp Quốc chỉ được thực hiện vì lý do thống kê và không bao hàm bất kỳ giả định nào về chính trị hoặc các liên kết khác của các quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Á diện tích

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Á dân số

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Á ranh giới

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Á

 

Bản đồ châu Phi

Châu Phi là lục địa lớn thứ ba (sau cả châu Á, châu Mỹ) và đông dân thứ hai trên thế giới, chỉ sau Châu Á. Châu lục này có diện tích khoảng 30,3 triệu km² (bao gồm các đảo lân cận), chiếm 6% tổng diện tích bề mặt và 20% diện tích đất liền của Trái Đất.

Với 1,4 tỷ người tính đến năm 2021, dân số châu Phi chiếm khoảng 18% dân số thế giới. Đây là châu lục có dân số trẻ nhất trong số tất cả các châu lục với độ tuổi trung bình năm 2012 là 19.7 so với độ tuổi trung bình trên toàn thế giới là 30.4.

Lục địa này được bao quanh bởi Địa Trung Hải ở phía bắc, eo đất Suez và Biển Đỏ ở phía đông bắc, Ấn Độ Dương ở phía đông nam và Đại Tây Dương ở phía tây. Đồng thời, đây cũng là châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất và có số lượng sa mạc lớn nhất thế giới. Điển hình là sa mạc Sahara.

Châu Phi bao gồm 54 quốc gia có chủ quyền được công nhận đầy đủ , 8 vùng lãnh thổ và 2 quốc gia độc lập trên thực tế với sự công nhận hạn chế hoặc không công nhận. Trong đó Algeria là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi và quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Seychelles.

Châu Phi được chia thành 5 khu vực như sau: Bắc Phi, Đông Phi, Trung Phi, Nam Phi và Tây Phi.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi khí hậu

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi diện tích

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi các quốc gia

 

Bản đồ châu Âu

Châu Âu là một bán đảo lớn và được coi là một lục địa theo đúng nghĩa. Châu Âu cũng được coi là một tiểu lục địa của Á – Âu và nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và phần lớn ở Đông bán cầu.

Châu Âu giáp với Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía tây, biển Địa Trung Hải ở phía nam và châu Á ở phía đông. Châu lục này thường được coi là tách biệt với Châu Á bởi đường phân thủy của dãy núi Ural, sông Ural, biển Caspian, Greater Kavkaz, Biển Đen và các tuyến đường thủy của eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu có diện tích khoảng 10,18 triệu km² hay 2% bề mặt Trái Đất (6,8% diện tích đất). Đây là lục địa nhỏ thứ hai trên thế giới (lục địa nhỏ nhất là Châu Đại Dương).

Hiện tại, châu Âu được chia thành khoảng 50 quốc gia có chủ quyền, trong đó Nga là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất, chiếm 39% diện tích lục địa và chiếm 15% dân số. Châu Âu có tổng dân số khoảng 745 triệu người (khoảng 10% dân số thế giới) tính đến năm 2021.

Liên Hợp Quốc chia Châu Âu thành 4 khu vực chính gồm: Bắc Âu, Tây – Trung Âu, Đông Âu và Nam Âu.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Âu tiếp giáp

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Âu các quốc gia

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Âu diện tích

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Âu các khu vực

 

Bản đồ châu Đại Dương

Châu Đại Dương là một châu lục nhỏ bao gồm các nước: Australasia, Melanesia, Micronesia và Polynesia. Trải dài ở Đông và Tây bán cầu, châu Đại Dương ước tính có diện tích đất liền khoảng 8.525.989 km² và có dân số khoảng 44,5 triệu người vào năm 2021. Khi so sánh với các lục địa khác trên bản đồ thế giới, khu vực của châu Đại Dương có diện tích đất liền nhỏ nhất và ít dân cư thứ hai sau Nam Cực.

Theo mô hình bốn tiểu vùng, châu Đại Dương kéo dài đến New Guinea ở phía tây, quần đảo Bonin ở phía tây bắc, quần đảo Hawaiʻian ở phía đông bắc, đảo Sala y Gómez và đảo Phục Sinh ở phía đông và ở phía nam là đảo Macquari.

Các vùng đất rộng lớn ở Thái Bình Dương của Đài Loan, quần đảo Ryukyu và quần đảo Nhật Bản, tất cả đều ở rìa Châu Á, cũng như quần đảo Aleutian và các đảo khác của Alaska hoặc Canada đều không thuộc châu Đại Dương. Các đảo của châu Đại Dương sẽ trải dài từ 28 độ về phía bắc với quần đảo Bonin ở bán cầu bắc và 55 độ về phía nam với đảo Macquarie ở bán cầu nam.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Đại Dương diện tích

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Đại Dương kéo dài và tiếp giáp

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Đại Dương các nước thuộc

 

Bản đồ châu Mỹ

Châu Mỹ là một vùng đất bao gồm toàn bộ Bắc và Nam Mỹ. Châu lục này chiếm phần lớn diện tích ở Tây Bán cầu của Trái đất và bao gồm Tân Thế giới. Cùng với các đảo liên quan, Châu Mỹ chiếm 8% tổng diện tích bề mặt Trái Đất và 28,4% diện tích đất liền.

Địa hình châu Mỹ bị chi phối bởi American Cordillera, một dãy núi dài chạy dọc theo bờ biển phía tây. Phía đông phẳng hơn của châu Mỹ bị chi phối bởi các lưu vực sông lớn, chẳng hạn như lưu vực sông Amazon, sông St. Lawrence – Ngũ Đại Hồ, Mississippi và La Plata.

Vì châu Mỹ kéo dài khoảng 14.000 km từ bắc xuống nam, nên khí hậu và hệ sinh thái rất khác nhau, từ vùng lãnh nguyên Bắc cực của Bắc Canada, Greenland và Alaska, đến các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Châu Mỹ có tổng diện tích khoảng 42.322.00 km², xếp thứ hai về diện tích trên bản đồ thế giới (đứng sau châu Á). Châu lục này này được chia thành 2 miền là Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Khu vực Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.490.000 km² với 23 quốc gia. Đứng đầu là nước Mỹ, quốc gia được đánh giá là có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Khu vực Nam Mỹ có diện tích khoảng 17.840.000 km² với 12 quốc gia. Hệ sinh thái của khu vực này rất đa dạng nhờ bao gồm những khu rừng lớn. Trong đó rừng nhiệt đới Amazon chiếm khoảng 30% tổng diện Nam Mỹ.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Mỹ diện tích

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Mỹ các quốc gia

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Mỹ khí hậu và hệ sinh thái

 

Bản đồ châu Nam Cực

Châu Nam Cực là lục địa cực nam và ít dân cư nhất của Trái Đất. Châu lục này nằm gần như hoàn toàn về phía nam của Vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Đại Dương. Nam Cực là lục địa lớn thứ 4, lớn hơn châu Âu khoảng 40% và có diện tích khoảng 14.200.000 km². Phần lớn châu Nam Cực được bao phủ bởi dải băng ở Nam Cực, với độ dày trung bình là 1,9 km (1,2 mi).

Châu lục này không có dân số ổn định vì những người sống thường là các nhà khoa học. Họ chỉ sinh sống ở đây trong khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Nam Cực là lục địa lạnh nhất, nhiều gió nhất và khô nhất trên Trái đất. Nhiệt độ không khí tự nhiên thấp nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là −89,2 °C (−128,6 °F) tại Trạm Vostok của Nga ở Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Nam Cực độ dày dải băng

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Nam Cực diện tích

 

Bản đồ Việt Nam

Quốc gia Việt Nam có quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam có vị trí nằm tại cực Đông của bán đảo Đông Dương và thuộc khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Việt Nam có vị trí tiếp giáp với các nước như Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và biển Đông.

Quốc gia Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331.212 km², có đường biên giới đất liền dài 4.639 km và  đường bờ biển dài 3.260 km. Việt Nam có chung đường biên giới trên biển với Trung Quốc, với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia qua Biển Đông.

Đặc điểm địa hình của Việt Nam chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ tổng diện tích và địa hình đồng bằng, trung du chỉ chiếm ¼ tổng diện tích cả nước.

Về dân số, đất nước Việt Nam có hơn 93 triệu dân và xếp hạng thứ 15 trên toàn thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2. Quốc gia Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, với một đảng chính trị lãnh đạo duy nhất, đứng đầu là Chính phủ.

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Việt Nam đặc điểm địa hình

Bản đồ thế giới, bản đồ châu Việt Nam diện tích

 

Bản đồ thế giới: tên các quốc gia

Bản đồ thế giới, tên các nước

 

Bản đồ thế giới Google Earth hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, bạn có thể dễ dàng xem bản đồ thế giới trên trang mạng google Maps với 3 chế độ xem như sau:

  • Chế độ xem vệ tinh (Satellite view): tính năng thú vị này có thể giúp bạn quan sát rõ hơn về hình ảnh cho một khu vực, vị trí cụ thể trong bản đồ thế giới bằng nhiều góc độ từ trên cao với tỉ lệ chính xác khá cao. Chế độ xem vệ tinh này đã có sẵn trong Google Maps kể từ khi dịch vụ này được phát hành lần đầu.
  • Chế độ xem địa hình (Terrain view): chế độ xem bản đồ thế giới này có thể giúp bạn quan sát rõ hình ảnh địa hình của một khu vực cụ thể, bao gồm: đồi núi, sông hồ và những  đặc điểm phong cảnh khác.
  • Chế độ xem mặc định: chế độ xem bản đồ thế giới thông thường.

Bạn có thể dễ dàng chọn xem một trong ba chế độ xem bản đồ thế giới này thông qua ứng dụng Google Maps trên điện thoại, máy tính hay ipad của mình.

Bản đồ thế giới Google Earth hiện nay

 

Danh sách các quốc gia trên bản đồ thế giới

Quốc giaQuốc giaAfghanistanChâu ÁArmenia (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÁAzerbaijan (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÁBahrainChâu ÁBangladeshChâu ÁBhutanChâu ÁLãnh thổ Ấn Độ Dương (Vương quốc Anh)Châu ÁBruneiChâu ÁCambodiaChâu ÁTrung QuốcChâu ÁCyprus (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Âu)Châu ÁAi Cập (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Phi)Châu ÁGeorgia ((xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÁHồng Kông (Trung Quốc)Châu ÁẤn ĐộChâu ÁIndonesiaChâu ÁIranChâu ÁIraqChâu ÁIsrael (thành viên Liên Hợp Quốc)Châu ÁNhật BảnChâu ÁJordanChâu ÁKazakhstan (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÁKuwaitChâu ÁKyrgyzstanChâu ÁLàoChâu ÁLibanChâu ÁMa Cao (trung Quốc)Châu ÁMalaysiaChâu ÁMaldivesChâu ÁMông CổChâu ÁMyanmarChâu ÁNepalChâu ÁBắc Triều TiênChâu ÁOmanChâu ÁPakistanChâu ÁPalestine (công nhận hạn chế)Châu ÁPhilippinesChâu ÁQatarChâu ÁNga (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Âu)Châu ÁẢ Rập SaudiChâu ÁSingaporeChâu ÁHàn QuốcChâu ÁSri LankaChâu ÁSyriaChâu ÁĐài LoanChâu ÁTajikistanChâu ÁThái LanChâu ÁĐông TimorChâu ÁThổ Nhĩ Kỳ (xuyên lục địa – thường được cho là châu Âu)Châu ÁTurkmenistanChâu ÁCác Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống NhấtChâu ÁUzbekistanChâu ÁViệt NamChâu ÁYemenChâu ÁAlgeriaChâu PhiAngolaChâu PhiBeninChâu PhiBotswanaChâu PhiBurkina FasoChâu PhiBurundiChâu PhiCabo Verde/ Cabo VerdeChâu PhiCameroonChâu PhiCộng Hòa Trung PhiChâu PhiChadChâu PhiComorosChâu PhiCongo/ Cộng Hòa CongoChâu PhiCộng Hòa Dân Chủ CongoChâu PhiDjiboutiChâu PhiAi Cập (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Phi)Châu PhiEquatorial GuineaChâu PhiEritreaChâu PhiEswatiniChâu PhiEthiopiaChâu PhiGabonChâu PhiGambiaChâu PhiGhanaChâu PhiGhanaChâu PhiGuinea-BissauChâu PhiBờ Biển NgàChâu PhiKenyaChâu PhiLesothoChâu PhiLiberiaChâu PhiLibyaChâu PhiMadagascarChâu PhiMalawiChâu PhiMaliChâu PhiMauritaniaChâu PhiMauritiusChâu PhiMoroccoChâu PhiMozambiqueChâu PhiNamibiaChâu PhiNigerChâu PhiNigeriaChâu PhiRwandaChâu PhiSao Tome và PrincipeChâu PhiSenegalChâu PhiSeychellesChâu PhiSierra LeoneChâu PhiSomaliaChâu PhiSouth AfricaChâu PhiSouth SudanChâu PhiSudanChâu PhiTanzaniaChâu PhiTogoChâu PhiTunisiaChâu PhiUgandaChâu PhiZambiaChâu PhiZimbabweChâu PhiQuần đảo Canary ( Tây Ban Nha )Lãnh thổ của châu PhiCeuta (Tây Ban Nha)Lãnh thổ của châu PhiVùng đất Nam Cực và Nam Cực thuộc Pháp ( France )Lãnh thổ của châu PhiMadeira ( Bồ Đào Nha )Lãnh thổ của châu PhiMayotte (Pháp)Lãnh thổ của châu PhiMelila (Tây Ban Nha)Lãnh thổ của châu PhiQuần đảo Pelagie ( Ý )Lãnh thổ của châu PhiQuảng trường Soberania (Tây Ban Nha)Lãnh thổ của châu PhiĐoàn tụ (Pháp)Lãnh thổ của châu PhiSaint Helena, Ascension và Tristan da Cunha (Anh)Lãnh thổ của châu PhiQuần đảo Socotra ( Yemen )Lãnh thổ của châu PhiAlbaniaChâu ÂuAndorraChâu ÂuArmenia (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÂuÁoChâu ÂuAzerbaijan (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÂuBelarusChâu ÂuBỉChâu ÂuBosnia và HerzegovinaChâu ÂuBulgariaChâu ÂuCroatiaChâu ÂuCyprus (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Âu)Châu ÂuCộng Hòa SécChâu ÂuĐan MạchChâu ÂuEstoniaChâu ÂuPhần LanChâu ÂuPhápChâu ÂuGeorgia ((xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÂuĐứcChâu ÂuHy LạpChâu ÂuHungaryChâu ÂuIcelandChâu ÂuIrelandChâu ÂuÝChâu ÂuKazakhstan (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Á)Châu ÂuLatviaChâu ÂuLiechtensteinChâu ÂuLithuaniaChâu ÂuLuxembourgChâu ÂuMaltaChâu ÂuMoldovaChâu ÂuMonacoChâu ÂuMontenegroChâu ÂuHà LanChâu ÂuBắc MacedoniaChâu ÂuNa uyChâu ÂuBa LanChâu ÂuBồ Đào NhaChâu ÂuRumaniChâu ÂuNga (xuyên lục địa – thường được cho là thuộc châu Âu)Châu ÂuSan MarinoChâu ÂuSerbiaChâu ÂuSlovakiaChâu ÂuSloveniaChâu ÂuTây Ban NhaChâu ÂuThụy ĐiểnChâu ÂuThụy SĩChâu ÂuThổ Nhĩ Kỳ (xuyên lục địa – thường được cho là châu Âu)Châu ÂuUkrainaChâu ÂuVương Quốc AnhChâu ÂuThành VaticanChâu ÂuÅland (Phần Lan)Lãnh thổ của châu ÂuQuần đảo Channel (Anh)Lãnh thổ của châu ÂuQuần đảo Faroe (Đan Mạch)Lãnh thổ của châu ÂuGibraltar (Anh)Lãnh thổ của châu ÂuGuernsey (Anh – lãnh thổ phụ thuộc)Lãnh thổ của châu ÂuIsle of Man (Vương quốc Anh – lãnh thổ phụ thuộc)Lãnh thổ của châu ÂuJersey (Anh – lãnh thổ phụ thuộc)Lãnh thổ của châu ÂuKosovo (được Serbia công nhận một phần)Lãnh thổ của châu ÂuBắc Syprus (không được Síp công nhận, tuyên bố chủ quyền)Lãnh thổ của châu ÂuBắc Ireland (Vương quốc Anh)Lãnh thổ của châu ÂuSvalbard (Na Uy)Lãnh thổ của châu ÂuAustraliaChâu Đại DươngFijiChâu Đại DươngKiribatiChâu Đại DươngMarshall IslandsChâu Đại DươngMicronesia (Liên Bang)Châu Đại DươngNauruChâu Đại DươngNew ZealandChâu Đại DươngPalauChâu Đại DươngPapua New GuineaChâu Đại DươngSamoaChâu Đại DươngQuần đảo SolomonChâu Đại DươngTongaChâu Đại DươngTuvaluChâu Đại DươngVanuatuChâu Đại DươngSamoa thuộc Mỹ (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo Ashmore và Cartier (Úc)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Baker (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo Cook (New Zealand)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo biển san hô (Úc)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Phục Sinh ( Chile )Lãnh thổ của châu Đại DươngPolynesia thuộc Pháp (Pháp)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo Galapagos ( Ecuado )Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Guam (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Howland (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Jarvis (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo san hô vòng Johnston (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngRạn san hô Kingman (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo san hô Midway (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngNew Caledonia (Pháp)Lãnh thổ của châu Đại DươngNiue (New Zealand)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Norfolk (Úc)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo Bắc Mariana (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo san hô Palmyra (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngPapua (Indonesia) (Không giống với Papua New Guinea)Lãnh thổ của châu Đại DươngQuần đảo Pitcairn (Anh)Lãnh thổ của châu Đại DươngSan Andrés và Providencia ( Colombia )Lãnh thổ của châu Đại DươngTokelau (New Zealand)Lãnh thổ của châu Đại DươngĐảo Wake (Mỹ)Lãnh thổ của châu Đại DươngWallis và Futuna (Pháp)Lãnh thổ của châu Đại DươngTây Papua (Indonesia)Lãnh thổ của châu Đại DươngAntigua và BarbudaChâu Bắc MỹBahamasChâu Bắc MỹBarbadosChâu Bắc MỹBelizeChâu Bắc MỹCanadaChâu Bắc MỹCosta RicaChâu Bắc MỹCubaChâu Bắc MỹDominicaChâu Bắc MỹCộng Hòa DominicaChâu Bắc MỹEl SalvadorChâu Bắc MỹGrenadaChâu Bắc MỹGuatemalaChâu Bắc MỹHaitiChâu Bắc MỹHondurasChâu Bắc MỹJamaicaChâu Bắc MỹMexicoChâu Bắc MỹNicaraguaChâu Bắc MỹPanamaChâu Bắc MỹSaint Kitts và NevisChâu Bắc MỹSaint LuciaChâu Bắc MỹSaint Vincent và the GrenadinesChâu Bắc MỹTrinidad và TobagoChâu Bắc MỹMỹChâu Bắc MỹAnguilla (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹAruba (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹBermuda (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹBonaire (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹQuần đảo Virgin thuộc Anh (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹQuần đảo Cayman (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹĐảo Clipperton (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹCuraçao (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹGreenland (Đan Mạch)Lãnh thổ của châu Bắc MỹGuadeloupe (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹMartinique (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹMontserrat (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹĐảo Navassa (Mỹ)Lãnh thổ của châu Bắc MỹPuerto Rico (Mỹ)Lãnh thổ của châu Bắc MỹSaba (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹThánh Barthélemy (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹThánh Martin (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹSaint Pierre và Miquelon (Pháp)Lãnh thổ của châu Bắc MỹSint Eustatius (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹSint Maarten (Hà Lan)Lãnh thổ của châu Bắc MỹTurks và Caicos (Anh)Lãnh thổ của châu Bắc MỹQuần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ (Mỹ)Lãnh thổ của châu Bắc MỹArgentinaChâu Nam MỹBoliviaChâu Nam MỹBrazilChâu Nam MỹChileChâu Nam MỹColombiaChâu Nam MỹEcuadorChâu Nam MỹGuyanaChâu Nam MỹParaguayChâu Nam MỹPeruChâu Nam MỹSurinameChâu Nam MỹUruguayChâu Nam MỹVenezuelaChâu Nam MỹĐảo Bouvet (Na Uy)Lãnh thổ của châu Nam MỹQuần đảo Falkland (Anh)Lãnh thổ của châu Nam MỹGuinea thuộc Pháp (Pháp)Lãnh thổ của châu Nam MỹNueva Esparta (Venezuela)Lãnh thổ của châu Nam MỹNam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich (Anh)Lãnh thổ của châu Nam Mỹ

 

Điểm nhấn bản đồ thế giới

  • Tuổi Trái Đất: 4,6 tỷ năm
  • Khu vực nước: 139,434,000 sq mi
  • Tổng số quốc gia: 193 (thành viên Liên Hợp Quốc)
  • Tốc độ vũ trụ (vận tốc thoát ly): 6.95 miles/s
  • Bán kính Trái Đất: 3.959 miles
  • Diện tích bề mặt: 196.940.000 sq mi
  • Chiều dài đường bờ biển: 372.000 miles
  • Điểm cao nhất: Núi Everest
  • Đường tròn: 24,901 miles
  • Tốc độ quỹ đạo: 66.700 mph
  • Diện tích đất: 57.510.000 sq mi
  • Dân số thế giới: 7.346 tỷ (2015)
  • Điểm thất nhất: Biển Dead
  • Đường kính Trái Đất: 7.948 miles
  • Quỹ đạo Mặt Trời: 365 ngày

Điểm nhấn bản đồ thế giới

 

Ứng dụng của bản đồ thế giới

Ứng dụng bản đồ thế giới trong học tập

Bản đồ thế giới được ứng dụng rộng rãi trong học tập nhằm cung cấp, nâng cao kiến thức cho giáo viên, học sinh, sinh viên. Đặc biệt, bản đồ thế giới là một tài liệu không thể thiếu cho bộ môn địa lý và những ai đam mê nghiên cứu về địa lý. Thông qua những mô tả chi tiết trên bản đồ thế giới, người xem có thể hình dung và so sánh được diện tích, vị trí địa lý của các châu lục, đại dương,…

Đồng thời, người xem cũng có thể nắm được thông tin khái quát về khí hậu, địa hình, sự phát triển kinh tế, sự phân bố dân cư của các quốc gia trên toàn thế giới.

Ứng dụng bản đồ thế giới trong đời sống

Bản đồ thế giới được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Bản đồ thế giới, đặc biệt là bản đồ thế giới online được hàng nghìn người trên thế giới sử dụng mỗi ngày nhằm phục vụ cho các mục đích sau đây:

  • Tìm kiếm thông tin về các quốc gia, lãnh thổ.
  • Định vị đường đi, GPS cho những ứng dụng di chuyển như: xe bus, xe công nghệ, ứng dụng giao đồ ăn,…
  • Sử dụng để thực hiện quy hoạch những dự án khu dân cư, khu công nghiệp, sông ngòi, tuyến đường giao thông,…
  • Dùng để nghiên cứu khí hậu, thời tiết để đưa ra những dự báo thời tiết chính xác, tạo điều kiện cho ngành sản xuất, giao thông vận tải, hàng không,… hoạt động thuận lợi.

Ứng dụng bản đồ thế giới trong quân sự

Trong quân sự thưởng sử dụng bản đồ thế giới online, bản đồ thế giới 3D hơn những loại bản đồ thế giới thông thường. Bản đồ thế giới được sử dụng thường xuyên để định vị, theo dõi và phục vụ cho việc đưa ra những chiến lược quân sự quan trọng. Điều này đóng vai trò quan trọng vào việc bảo vệ, phòng thủ quốc gia trên đất liền, không trung và đường biển.

Loại bản đồ thế giới được sử dụng trong quân sự là những bản đồ bí mật, chỉ phục vụ riêng cho mục đích quân sự và không được phép tiết lộ ra ngoài.

Ứng dụng của bản đồ thế giới

 

Mua bản đồ thế giới ở đâu?

Để có thể tìm hiểu thực tế về tất cả các quốc gia trên bản đồ thế giới là điều không hề dễ dàng, kể cả đối với người người có niềm đam mê du lịch. Tuy nhiên, khi có sự trợ giúp của các loại bản đồ thế giới, việc tìm hiểu về vác quốc gia không còn khó khăn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua bản đồ thế giới ở hầu hết mọi nơi trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, bản đồ thế giới được bán tại hầu hết 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, tỉnh thành có nhiều địa điểm bán bản đồ thế giới nhất cả nước là thủ đồ Hà Nội cùng thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:

  • Nhà sách: nhà sách Nhã Nam, nhà sách Hải An, nhà sách Phương Nam, nhà sách Cá Chép, nhà sách Mão, nhà sách Fahasa, nhà sách Phương Nam, nhà sách Thăng Long, nhà sách Nguyễn Văn Cừ, nhà sách, nhà sách Tri Book, nhà sách Art Book, nhà sách Sahabook, nhà sách Xuân Thu, nhà sách Kim Đồng, đường sách Nguyễn Văn Bình, đường sách cũ Trần Nhân Tôn, nhà sách Minh Khai, nhà sách Tân Việt, nhà sách Trí Đức, nhà sách Tràng An, nhà sách Tiến Thọ,… cũng các cửa hàng văn phòng phẩm.
  • Cửa hàng bản đồ: Mặt Trời Đỏ, Minh Trí, Khởi Minh, Trí Ân, Map Design,…
  • Tiệm in màu: Hồng Đăng, công ty Cổ phần In Hà Nội, công ty in IN129, in Tam Tân, in Kinh Bắc, in Hồng Hà, in Alpha, in Thành Đạt, in Song Tạo, in Hoàng Hà, in Trần Phú, in Minh Phúc, in Phát, in Lam Sơn, in Văn Nhân, công ty Nam Việt Priting,…
  • Cửa hàng tạp hóa lớn tại địa bàn Hồ Chí Minh và khu vực Hà Nội.

Mua bản đồ thế giới ở đâu?

 

Trong bài viết trên, Kim Cương Đá Quý đã cung cấp đến bạn thông tin và hình ảnh chi tiết, rõ nét nhất về bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục và bản đồ Việt Nam. Hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ bạn trong những mục đích cần thiết. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi trên website và fanpage để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi tuần nhé!