Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình mới nhất [Định hướng đến 2030]
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với TP Hà Nội. Đây cũng là tỉnh có đông dân tộc anh em như Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông. Để hiểu hơn về địa phương này, hãy cùng nắm các thông tin có trong bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình được biết đến là tỉnh có diện tích lớn thứ 29 trong tổng số 62 tỉnh thành của Việt Nam. Về dân số, Hòa Bình đứng thứ 49. Trong quy hoạch, Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội.
Vị trí địa lý
Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa.
Tỉnh có vị trí địa lý giáp với:
- Tỉnh Phú Thọ ở phía Bắc
- Tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội ở phía Đông
- Tỉnh Sơn La ở phía Tây
- Tỉnh Thanh Hóa ở phía Nam
Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, chỉ cách TT Hà Nội 76km theo hướng quốc lộ 6. Đây là khu vực đối trọng phía Tây Hà Nội.
Không chỉ vị trí đắc địa, tỉnh còn có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển. Phải kể đến đó là các tuyến đường quốc gia quan trọng như:
- Đường Hồ Chí Minh
- Quốc lộ 6
- Quốc lộ 12B
- Cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội)
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của tỉnh Hòa Bình phân bố khá đều, giúp kết nối tỉnh với các khu vực, địa phương lân cận một cách khá thuận lợi và dễ dàng. Bên cạnh đó, vị trí đắc địa cũng là điều kiện giúp Hòa Bình có thể mở rộng hợp phát, phát triển kinh tế, xã hội.
Địa hình, khí hậu
Về địa hình, Hòa Bình là tỉnh miền núi nên có địa hình núi trung bình, bị chia cắt khá phức tạp. Địa hình cũng có độ dốc lớn, chia thành 2 vùng đó là vùng núi cao phía Tây Bắc và vùng núi thấp phía Đông Nam.
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa. Vào mùa hè, thời tiết khá nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm tại đây thương trên 23 độ C.
Đơn vị hành chính
Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 1 thành phố, 9 huyện và 151 đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể đó là: Thành phố Hòa Bình, các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.
Tài nguyên khoáng sản
Hòa Bình có tài nguyên khoáng sản khá dồi dào với:
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên 4.600km2, đất đai màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng
- Tài nguyên nước: Tỉnh có mạng lưới sông, suối phân bố trên tất cả các huyện, thành phố. Sông Đà chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho Hòa Bình,
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 251.315ha, gồm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như Thượng Tiến, Pù Luông, Phu Canh, Ngọc Sơn, Cúc Phương…
- Khoáng sản: Phải kể đến như than đá, đá vôi, đá granite, amiang, cát, đất sét. Đặc biệt, Hòa Bình còn có nhiều điểm nước khoáng với hàm lượng khoáng cao. Điều này rất thuận lợi để phát triển các lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho tỉnh.
Tiềm năng phát triển du lịch
Hòa Bình có tài nguyên du lịch rất lớn, phong phú và đa dạng với hệ thống sông, hồ, suối nước khoáng, bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Đặc biệt, đáng chú ý nhất đó là hồ Hòa Bình với diện tích 8.000ha, dung tích nước lớn với hơn 40 đảo nổi. Vì thế, nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan.
Chưa hết, tỉnh Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi văn hóa, nổi tiếng khắp thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều lễ hội dân giản cùng phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc. Nhờ đó, nơi đây có thể phát triển mảng du lịch nhân văn, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Quan điểm phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình
- Phát triển đô thị phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Tầm nhìn đến năm 2030, định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa bình, phát triển đô thị trên nguyên tắc tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố, thị xã, thị trấn thuộc các huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân bố hợp lý đô thị trung tâm các cấp trên địa bàn tỉnh, nhờ đó tạo nên sự phát triển cân đối các vùng trong tỉnh. Phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn, sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ đất đô thị, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia.
- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường đô thị, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng mới đô thị xanh, đô thị sinh thái, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại đô thị.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình
Sau khi đã nắm những thông tin tổng quan về tỉnh Hòa Bình thì hãy cùng phân tích bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình để có sự đầu tư đúng đắn nhất.
Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
Bản đồ thành phố Hòa Bình
Gồm có 19 đơn vị hành chính là 12 phường: Dân Chủ, Đồng Tiến, Dân Chủ, Hữu Nghị, Kỳ Sơn, Phương Lâm, Quỳnh Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang, Thống Nhất, Trung Minh và 7 xã: Độc Lập, Hòa Bình, Hợp Thành, Mông Hóa, Quang Tiến, Thịnh Minh, Yên Mông.
Bản đồ huyện Cao Phong
Huyện Cao Phong có 01 thị trấn Cao Phong và 9 xã: Bắc Phong, Bình Thanh, Dũng Phong, Hợp Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thạch Yên, Thu Phong, Thung Nai.
Bản đồ huyện Đà Bắc
Huyện Đà Bắc có 01 thị trấn Đà Bắc và 16 xã: Cao Sơn, Đoàn Kết, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Giáp Đắt, Hiền Lương, Mường Chiềng, Nhánh Nghệ, Tân Minh, Tân Pheo, Tiền Phong, Toàn Sơn, Trung Thành, Tú Lý, Vầy Nưa, Yên Hòa.
Bản đồ huyện Kim Bôi
Huyện Kim Bôi có 01 thị trấn Bo và 16 xã: Bình Sơn, Cuối Hạ, Đông Bắc, Đú Sáng, Hợp Tiến, Hùng Sơn, Kim Bôi, Kim Lập, Mỵ Hòa, Nam Thượng, Nuông Dăm, Sào Báy, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Xuân Thủy.
Bản đồ huyện Lạc Sơn
Huyện Lạc Sơn có 01 thị trấn Vụ Bản và 23 xã: Ân Nghĩa, Bình Hẻm, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng, Miền Đồi, Mỹ Thành, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Nhân Nghĩa, Quý Hòa, Quyết Thắng, Tân Lập, Tân Mỹ, Thượng Cốc, Tự Do, Tuấn Đạo, Văn Nghĩa, Văn Sơn, Vũ Bình, Xuất Hóa, Yên Nghiệp, Yên Phú.
Bản đồ huyện Lạc Thủy
Huyện Lạc Thủy có 2 thị trấn: Chi Nê, Ba Hàng Đồi và 8 xã: An Bình, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Phú Thành, Thống Nhất, Yên Bồng.
Bản đồ huyện Lương Sơn
Huyện Lương Sơn có 01 thị trấn Lương Sơn và 10 xã: Cao Dương, Cao Sơn, Cư Yên, Hòa Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thanh Cao, Thanh Sơn.
Bản đồ huyện Mai Châu
Huyện Mai Châu có 01 thị trấn Mai Châu và 15 xã: Bao La, Chiềng Châu, Cun Pheo, Đồng Tân, Hang Kia, Mai Hạ, Mai Hịch, Nà Phòn, Pà Cò, Sơn Thủy, Tân Thành, Thành Sơn, Tòng Đậu, Vạn Mai, Xăm Khòe.
Bản đồ huyện Tân Lạc
Huyện Tân Lạc có 01 thị trấn Mãn Đức và 15 xã: Đông Lai, Gia Mô, Lỗ Sơn, Mỹ Hòa, Ngổ Luông, Ngọc Mỹ, Nhân Mỹ, Phong Phú, Phú Cường, Phú Vinh, Quyết Chiến, Suối Hoa, Thanh Hối, Tử Nê, Vân Sơn.
Bản đồ huyện Yên Thủy
Huyện Yên Thủy có 01 thị trấn Hàng Trạm và 10 xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Đoàn Kết, Hữu Lợi, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Trị.
Phân vùng phát triển tỉnh Hòa Bình, định hướng đến năm 2030
- Tập trung phát triển khu trung tâm tài chính thương mại tại các khu vực phía Bắc Thịnh Lang, bán ven sông Đà và tăng cường phát triển chức năng làm tăng giá trị sử dụng đất, cảnh quan hai bên sông Đà.
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
- Phát triển trung tâm y tế chất lượng cao, nâng tầm hệ thống y tế sẵn có của thanh phố, giảm tải áp lực bệnh nhân từ các tỉnh vùng Tây Bắc cho thủ đô Hà Nội
- Phát triển, hoàn chỉnh trung tâm Quỳnh Lâm – đây là trung tâm tổng hợp, đa năng, chức năng quan trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian
Định hướng phát triển đến năm 2025
- Hệ trục chính đô thị nằm ở hướng Đông Tây, Bắc Nam, điểm nhấn về không gian và TT thành phố là quảng trường khu trung tâm.
- Lấy trục không gian xanh, mặt nước của sông Đà để làm trung tâm bố cục quy hoạch
- Lấy vành đai xanh sinh thái tự nhiên tại các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Cao Phong để phối kết và làm phông giới hạn
- Chủ yếu phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm là TP Hòa Bình và các đô thị vệ tinh khác
- Đô thị trung tâm với các không gian chức năng riêng biệt, gắn bó theo mô hình đa trung tâm
Phân vùng phát triển
Gồm 8 phường nội thành hiện hữu, các xã ngoại thành là vùng phát triển đô thị
Phát triển theo các xã ngoại thành, một phần của các xã nội thành dọc hướng Đông đường quốc lộ 6, các xã Yên Mông, Hòa Bình, Thái Thịnh là vùng phát triển sinh thái, du lịch, nhà ở sinh thái.
Bản đồ quy hoạch giao thông
- Đường bộ: Trục cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình và đường tránh quốc lộ 6 mới
- Đường sắt nội vùng: Kết nối trung tâm Hà Nội qua đô thị Hòa Lạc, đi lên tỉnh Hòa Bình. Tuyến đường sắt chạy song song hành lang đại lộ Thăng Long, hành lang cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình, kết thúc tại Quỳnh Lâm.
- Đường Thủy: Giao thông đường thủy nối Hòa Bình, Phú Thành, Hà Nội, Sơn La
Trên đây là tất tần tật thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình. Nhờ bản đồ quy hoạch, bạn có thể tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp cũng như ranh giới, địa hình tỉnh Hòa Bình. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên truy cập Giaanproperty để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!
4.8/5 – (83 bình chọn)