Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình, định hướng năm 2030 – Đầu Tư BĐS
Diện tích và dân số:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.600,3 km², dân số khoảng 854.131 người (Năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 134.081 người (15,7%); ở Nông thôn có 720.050 người (84,3%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 186 người/km².
Đơn vị hành chính:
Hiện nay, Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã.
Tài nguyên khoáng sản
Hòa Bình có tài nguyên khoáng sản khá dồi dào với:
-
Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên 4.600km2, đất đai màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
-
Tài nguyên nước: Mạng lưới sông, suối phân bố trên tất cả các huyện, thành phố. Sông Đà chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho Hòa Bình.
-
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 251.315ha gồm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như Thượng Tiến, Pù Luông, Phu Canh, Ngọc Sơn, Cúc Phương…
-
Khoáng sản: Than đá, đá vôi, đá granite, amiang, cát, đất sét. Đặc biệt, Hòa Bình còn có nhiều điểm nước khoáng với hàm lượng khoáng cao thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Tiềm năng phát triển du lịch
Hòa Bình có nguồn tài nguyên du lịch rất lớn, phong phú và đa dạng với hệ thống sông, hồ, suối nước khoáng, vườn quốc gia. Đáng chú ý nhất, đó là hồ Hòa Bình với diện tích 8.000ha, dung tích nước lớn với hơn 40 đảo nổi. Nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan.
Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi văn hóa, nổi tiếng khắp thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều lễ hội dân gian cùng phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc. Nhờ đó, nơi đây có thể phát triển mảng du lịch nhân văn, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2030
Định hướng chung:
Tỉnh Hòa Bình hướng tới quy hoạch hoạch phát triển tổng thể gắn liền với du lịch văn hóa, sinh thái, thương mại – dịch vụ cùng nền công nghiệp cao tập trung tại các đô thị hạt nhân cấp tỉnh, cấp khu vực.
Định hướng phát triển không gian vùng:
Vùng trung tâm phát triển kinh tế
– Bao gồm: thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy.
– Mục tiêu:
+ Tập trung đầu tư phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển chính của tỉnh.
+ Phát triển thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của tỉnh.
+ Tập trung các nguồn lực cần thiết để đưa vùng lõi của huyện Lương Sơn trở thành khu đô thị loại IV tạo tiền để thành lập thị xã Lương Sơn.
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông với mục tiêu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: KCN Lương Sơn, KCN Nhuận Trạch, KCN bờ trái Sông Đà, KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang, KCN Thanh Hà.
+ Quy hoạch đất dọc quốc lộ 06, đường Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ
Vùng phát triển kinh tế Đông Nam
– Bao gồm: huyện Kim Bôi, Nam huyện Lạc Thủy, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn.
– Mục tiêu:
+ Phát triển vùng kinh tế gắn liền với nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông tại các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12B, Quốc lộ 21.
+ Tập trung phát triển các cụm khu công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Đầu tư phát triển nhà máy chế biến nông sản ở huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thủy.
Vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc
– Bao gồm: huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong.
– Mục tiêu:
+ Phát triển vùng gắn liền với nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 12B, Quốc lộ 15.
+ Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp.
+ Đầu tư hoàn thiện hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà với mục tiêu trở thành khu du lịch trong điểm quốc gia.
+ Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, đội tàu nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa cùng tỉnh Sơn La.
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình
Về quy hoạch giao thông, ngày 25/9/2012 UBND ban hành quyết định số 1314/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình. Theo quyết định trên, quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình cụ thể như sau:
1. Giao thông đối ngoại:
– Giao thông đường bộ:
+ Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường quan trọng: Quốc lộ 6, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B và Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình, đường cao tốc Xuân Mai-thành phố Hòa Bình tuyến đường vành đai V thành phố Hà Nội, đoạn tuyến qua Hòa Bình.
+ Đề xuất xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp: Tuyến Hòa Bình – Thanh Sơn (đường tỉnh 434), Nối Quốc lộ 6 (cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình) với Quốc lộ 32 (Phú Thọ) dài 14km, tuyến Chi Nê-Ninh Bình (đường tỉnh 438): Nối thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy với đường tỉnh 479 của tỉnh Ninh Bình là các tuyến liên tỉnh, dự kiến đạt tiêu chuẩn cấp II, cấp III.
– Giao thông đường sắt nội vùng:
Kết nối từ trung tâm Thủ đô Hà Nội qua đô thị Hòa Lạc và đi lên Hỏa Bình; chạy song song hành lang đại lộ Thăng Long, hành lang đường cao tốc Hòa Lạc- thành phố Hòa Bình, kết thúc tại khu vực Quỳnh Lâm.
– Giao thông đường thủy:
Giao thông đường thủy nối liền Hòa Bình, Phú Thành, Hà Nội. Sơn La (dọc theo sông Đà) với các luồng tuyến vận tải thủy chính:
+ Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km.
+ Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả.
+ Sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km. Sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km. Sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km. Sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.
2. Giao thông đô thị:
– Thiết kế tối ưu mạng lưới đường hiện trạng, phát triển cấu trúc mạng lưới đường trong đồ án được duyệt năm 2001. Mỗi khu vực nêu trên có các trục đường chính đô thị với chức năng kết nối giao thông và chức năng tạo cảnh quan đô thị.
– Mạng đường cơ bản được thiết kế dạng lưới ô vuông, chú trọng thiết kế các trục đường chính liên kết 2 bờ sông Đà và liên kết giữa các khu đô thị mới như Yên Mông, Chăm Mát, Trung Minh với đô thị trung tâm.
– Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ qua thành phố; đường tỉnh lộ 434 đóng vai trò là đường chính kết nối đô thị Yên Mông với trung tâm thành phố, dự kiến mở rộng lên quy mô 30m; đường tỉnh 435 là tuyến chính kết nối trung tâm thành phố với cảng Thượng Lưu nâng cấp mở rộng lên quy mô đường cấp III.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình để Quý anh chị có thể tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp cũng như ranh giới, địa hình tỉnh Hòa Bình. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên thường xuyên truy cập website hoặc liên hệ HOTLINE 0911 76 9393 để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!