Bản đồ quy hoạch tỉnh Điện Biên (cập nhật mới nhất)
Bản đồ quy hoạch tỉnh Điện Biên cập nhật mới nhất sẽ cho bạn thấy những thay đổi trong cơ cấu cũng như các hạng mục công trình quy hoạch của tỉnh trong thời gian sắp tới.
Điện Biên là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc Bộ của nước ta. Tỉnh có vị trí chiến lược trong quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế phía Tây Bắc trong kế hoạch và điều hướng của chính phủ. Đây cũng là nơi gắn liền với các di tích lịch sử, các lễ hội lớn. Với vị trí chiến lược, có đường biên giới dài hơn 400km chung với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc, những kế hoạch dành cho tỉnh thành rộng lớn này liên tục được triển khai và điều hướng theo từng thời kỳ và kế hoạch của chính phủ.
Mục Lục
1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Điện Biên
– Vị trí tỉnh Điện Biên
Trên bản đồ, tỉnh Điện Biên có tọa độ địa lý từ 20°54’ đến 22°33’ vĩ độ Bắc và từ 102°10′ đến 103°36′ kinh độ Đông. Điện Biên ở vị trí rìa phía Tây, là tỉnh biên giới miền núi, thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, vùng Tây Bắc nước ta.
Điện Biên cách thủ đô Hà Nội tầm 504 km về phía Tây. Hiện nay, giao thông khu vực này khác phát triển, có cả sân bay riêng, rất tiện di chuyển đến các khu vực khác nhau, thuận lợi cho phát triển kinh tế, chính trị, du lịch.
+ Tiếp giáp địa lý
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia là Trung Quốc và Lào. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp giáp với 2 tỉnh thành khác trong khu vực miền núi phía Tây Bắc.
Phía Bắc Điện Biên giáp với tỉnh Lai Châu. Phía Đông và phía Đông Bắc của tỉnh giáp với Sơn La. Trong khi đó, phía Tây Bắc Điện Biên giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, còn phía Tây và Tây Nam của tỉnh giáp với đất nước Lào.
Có thể thấy, Điện Biên có vị trí khá đặc biệt, là tỉnh biên giới tiếp giáp với 2 quốc gia, đồng thời địa hình hiểm trở đặc biệt (sẽ được nói đến sau đây) tạo cho tỉnh có vị trí then chốt không thể bỏ qua trong chính trị, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh, là nơi ảnh hưởng từ cuộc chiến, cũng là cứ địa chiến tranh quan trọng, làm nên chiến thắng quan trọng của Việt Nam trước kẻ thù thời bấy giờ.
+ Địa hình khu vực
Thuộc khu vực miền núi phía Tây Bắc, địa hình Điện Biên chủ yếu là đồi núi dốc cao, địa hình hiểm trở và có tính chia cắt mạnh. Khu vực núi nơi đây chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao núi khá chênh lệch và đa dạng, có độ cao từ 200m đến hơn 1.800m so với mực nước biển. Địa hình của Điện Biên thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Giữa các khu vực núi cao của tỉnh là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc đan xen.
Địa hình khu vực đặc biệt này khiến Điện Biên có vị trí đặc biệt trong chiến đấu. Bên cạnh đó, địa hình này cũng khiến mật độ dân số ở nơi đây không hề lớn, nhưng cũng là tiềm năng để khai thác du lịch đặc biệt ở địa phương này.
– Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Điện Biên là 9.541 km². Dân số tỉnh tính đến năm 2019 có khoảng 598.856 người. Trong đó, dân số nam là 303.436 người và dân số nữ là 295.420 người, khu vực thành thị có số dân khá ít với tầm 85.779 người, chiếm 14,3%. Dân số còn lại của tỉnh thuộc khu vực nông thôn với 513.077 người chiếm đến 85,7% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là mật độ hợp lý bởi địa hình đồi núi của tỉnh. Như vậy, mật độ dân số của Điện Biên là 63 người/km².
Có thể thấy mật độ dân số của Điện Biên khá mỏng. Nguyên nhân là do nơi đây có địa hình núi cao khá phức tạp. Chính phủ đang dành nhiều hạng mục công trình xây dựng tại tỉnh để phát triển Điện Biên thành tỉnh biên giới sầm uất và phát triển nhất, nên sự đoán, những năm sau này, mật độ dân số của tỉnh sẽ cao hơn nhiều so với hiện tại.
– Đơn vị hành chính
Tính đến thời điểm năm 2021, toàn tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (Thành phố Điện Biên Phủ), 1 thị xã (Thị xã Mường Lay) và 8 huyện (gồm các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa). Tổng cộng, Điện Biên có 129 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường, 5 thị trấn và 115 xã.
Các đơn vị hành chính trong tỉnh Điện Biên đều có những kế hoạch phát triển dài hạn riêng. Đặc biệt, trong thời kỳ 2021 – 2030, tỉnh đã lập kế hoạch cho các huyện quy hoạch vấn đề sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hướng tới kế hoạch quy hoạch tỉnh 2030.
Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi “Điện Biên”
Điện Biên là tên gọi do vua ban, có cách viết Hán Việt xưa là “奠邊”. tên gọi này do vua Thiệu Trị đặt cho vùng đất này vào năm 1841 từ châu Ninh Biên. “Điện” nghĩa là chắc chắn, vững chãi, “Biên” là ranh giới, vùng biên ải. “Điện Biên” có nghĩa là miền biên cương vững vàng.
– Tiềm năng du lịch
Địa hình đồi núi là một nét đặc thù của tỉnh Điện Biên. Tuy thế, những năm tháng chiến tranh đã biến Điện Biên thành vùng đất có ý nghĩa chiến lược và là mặt trận quan trọng trong chiến đấu. Những di tích lịch sử của trận chiến thắng Điện Biên Phủ như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; các cứ điểm Bản Kéo, Him Lam, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1, các hầm, khu trung tâm cứ điểm của Pháp,… đã khiến Điện Biên thêm nét đặc thù riêng trong khả năng thu hút du lịch nơi đây, biến Điện Biên trở thành tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử.
Ngoài ra, một điểm đến thu hút khách du lịch khác là thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.
2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Điện Biên
Việc quy hoạch sử dụng đất tại Điện Biên được đánh giá và lên kế hoạch theo từng thời kỳ.
Đối với việc quy hoạch sử dụng đất, các ban ngành liên quan cần kiểm kê đất đai, từ đó lên phương án lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020, qua đó đánh giá thực trạng trong việc sử dụng đất của các đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, thông qua cơ sở đó, đánh giá tình hình quản lý, việc sử dụng đất đai của toàn tỉnh và của các cấp trong giai đoạn 2015 – 2020, so sánh và đánh giá sự biến động trong sử dụng đất trong chu kỳ 5 năm, 10 năm trước, từ đó, đề xuất các cơ chế, chính sách, các biện pháp giải quyết và khắc phục, nâng cao nhằm tăng cường quản lý tỉnh Điện Biên về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Bên cạnh đó, việc thống kê phân tích này cũng là cơ sở cho việc lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp trong tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2030 và lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đánh giá tình hình quy hoạch đất tại tỉnh Điện Biên, Thành phố Điện Biên Phủ là đơn vị cấp huyện được đầu tư đẩy mạnh quy hoạch đất trong giai đoạn 2021-2030.
– Bản đồ quy hoạch đất thành phố Điện Biên
Quy mô lập quy hoạch thành phố Điện Biên Phủ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố, gồm 7 phường và 5 xã.
Kế hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ trong giai đoạn đến năm 2030 chủ yếu tập trung vào quy hoạch trung tâm hành chính chính trị tỉnh thuộc khu đô thị mới phía Đông, thành phố Điện Biên Phủ. Các thông tin chi tiết về kế hoạch quy hoạch được thể hiện trên các bản đồ sau:
Đó là toàn bộ các thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2030. Bên cạnh đó, một số huyện trong tỉnh được lên kế hoạch về việc sử dụng đất như sau:
– Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên (Điện Biên) giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
– Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên Đông
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) giai đoạn 2021 – 2030 được thể hiện trên bản đồ như sau:
– Bản đồ quy hoạch thị xã Mường Lay
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Mường Lay (Điện Biên) giai đoạn 2021 – 2030 được thể hiện trên bản đồ như sau:
– Bản đồ quy hoạch huyện Mường Nhé
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Mường Nhé (Điện Biên) giai đoạn 2021 – 2030 được thể hiện trên bản đồ như sau:
Trên đây là một số thông tin về Bản đồ quy hoạch tỉnh Điện Biên cũng như kế hoạch quy hoạch đất cấp huyện với các đơn vị hành chính trong tỉnh, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về mảnh đất này khi đang có dự định đầu tư, quản lý đất. Mọi thông tin chi tiết cần tham khảo, hãy liên hệ ngay giaanproperty.vn để luôn được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất.
4.4/5 – (69 bình chọn)